Talk show “Người tiên phong": Những công trình có trái tim

Talk show “Người tiên phong”, một serie chương trình nói về những người mở ra những con đường mới, sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới. Với những người tiên phong, hành trình của họ không bao giờ có điểm dừng, vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, thách thức, cũng đồng nghĩa công việc của họ vẫn tiếp tục nối dài. 

Talk show “Người tiên phong”, một serie chương trình nói về những người mở ra những con đường mới, sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới. Với những người tiên phong, hành trình của họ không bao giờ có điểm dừng, vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, thách thức, cũng đồng nghĩa công việc của họ vẫn tiếp tục nối dài. 

Người tiên phong xuất hiện trong mọi lĩnh vực ngành nghề, nhưng trong serie chương trình này, sẽ nói nhiều hơn đến những người tiên phong kiến tạo nên bức tranh đô thị Việt Nam, đó là những nhà phát triển bất động sản. 
 
Có thể khái niệm “nhà phát triển bất động sản” là một khái niệm chuyên môn khiến mọi thứ trở nên lớn lao, chuyên nghiệp, nhưng trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau hiểu thật đơn giản: “nhà phát triển bất động sản” đó là những người xây dựng nên ngôi nhà cho người Việt, là nơi hạnh phúc ngập tràn. 
 
Và bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu chuyến hành trình đến với những công trình có trái timtrong buổi Talk show ngày hôm nay sẽ có sự góp mặt của Người dẫn chương trình: Biên tập viên Hoài Anh cùng các khách mời:
 
Đạo diễn, nhà nghiên cứu sân khấu Việt Tú – Anh là tổng đạo diễn nhiều tác phẩm nghệ thuật sân khấu danh tiếng như vở diễn sân khấu Tứ Phủ, show diễn thực cảnh đa phương tiện Tinh hoa Việt Nam cùng hàng trăm chương trình nghệ thuật khác. Anh cũng là một chuyên gia văn hoá với hành trình trải nghiệm nhiều công trình kiến trúc và nghệ thuật ở khắp nơi trên thế giới. 
 
Chị Phạm Thị Lan Phương – Giám đốc kinh doanh vùng 2 công ty cổ phần Vinhomes: Vị nữ tướng của Vinhomes giữ vai trò tiên phong truyền lửa, góp phần kiến tạo nên những công trình, những đại dự án bất động sản nâng tầm chất lượng cuộc sống của người Việt. 

PHẦN 3: KỲ TÍCH VIỆT NAM
BTV Hoài Anh: Quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình Người Tiên Phong với chủ đề “Những công trình có trái tim”. Có những công trình mà khi nhắc đến thì người ta gọi đó là những kỳ tích của người Việt Nam, và Landmark 81 là một trong những công trình như vậy. Đó là biểu tượng mới cho tầm vóc phát triển của đất nước. Theo chị Lan Phương và anh Việt Tú, khi nhắc đến Landmark 81, điều gì làm anh chị muốn chia sẻ nhất lúc này?

Chị Lan Phương: Có thể nói Landmark 81, điều tôi ấn tượng nhất đó là từ idea thiết kế đã mang hơi thở, linh hồn của người Việt. Concept của nó được xuất phát điểm từ những cây tre, mang dáng vóc của người Việt Nam. Cho đến lúc xuất bản thành một tác phẩm, tôi gọi đó là tác phẩm bởi đó là một công trình để đời không chỉ với Vinhomes và người Vingroup nói riêng mà tôi cho rằng đối với TP.HCM và cả đất nước mình nữa. Sau khi Landmark 81 được xây dựng, thì tòa nhà đó đang được xem là tòa nhà cao nhất Việt Nam, top 2 của Đông Nam Á và top 15 trên thế giới. Mình đã kiến tạo nên những công trình mang tầm vóc lịch sử. Điều quan trọng là “Make in Vietnam”, do trí tuệ, bàn tay, khối óc con người Việt Nam. Kể cả việc chọn nhà thầu xây dựng, lúc đó chúng tôi nhận được bản chào thầu từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, Việt Nam cũng có nhưng mà người bỏ thầu chào tại Việt Nam là một đơn vị rất nổi tiếng – Coteccons, nhưng họ lại có mức chào thầu cao nhất so với các nhà thầu quốc tế chắc.
Câu chuyện này có lẽ đã là một cái giai thoại trong ngành bất động sản nói riêng và lĩnh vực xây dựng nói chung. Đó là chúng tôi vẫn quyết định chọn nhà thầu Việt Nam, không phải là thương hiệu quốc tế. Người thực hiện tác phẩm của chúng tôi vẫn phải là người Việt Nam, cho dù bản chào thầu đó đang là đắt nhất so với các bản chào thầu khác. Cuộc điện thoại giữa đêm khuya đó đã làm cho chủ tịch của Coteccons cũng phải suy nghĩ lại. Mục đích sâu xa mà Vingroup hướng đến không phải là lợi nhuận, nó không phải là một công trình để đời mà nó là công trình để đời của người dân Việt Nam – Make in Vietnam từ A – Z. Đó là câu chuyện mà tôi luôn nhớ và nó sẽ trở thành một giai thoại truyền thuyết trên thị trường bất động sản.

Tòa nhà Landmark 81 ghi tên mình vào lịch sử những siêu công trình, tạo nên một biểu tượng phát triển mới của Việt Nam

BTV Hoài Anh: Cũng đã có những nghi ngờ về năng lực của người Việt Nam khi xây dựng những công trình như Landmark 81. Nhưng chính từ những dấu hỏi đó, chúng ta đã làm nên kỳ tích. Kỳ tích ra đời từ những điều không ai dám tin, không ai nghĩ đến. Quả thực đó là những câu chuyện rất ý nghĩa xung quanh hai tiếng Việt Nam. Câu chuyện này có lẽ cũng tương tự ở tác phẩm  “Tinh hoa Việt Nam” của đạo diễn Việt Tú phải không?

Đạo diễn Việt Tú: Thực ra giá trị ở những điều chị Hoài Anh vừa đọc tên, đó là ở chỗ rất là dễ để một chủ đầu tư hùng mạnh như Vinhomes thuê những nhà thầu lớn nhất thế giới trong kiến trúc, xây dựng hay trong nghệ thuật. Cùng với thời điểm tôi đang làm “Tinh hoa Việt Nam” và “Sắc màu Venice” là hai siêu show tại Phú Quốc, thì bên cạnh chúng tôi là một Quantum Creative rất hùng mạnh, Top 5 Thế Giới, như một quả núi bên cạnh tôi vậy. Chủ đầu tư khi đó hỏi tôi có biết họ không? Có cảm thấy sức ép gì khi làm bên cạnh họ không? Thì tôi nói rằng tôi cảm thấy cái sự vinh dự nhiều hơn là sức ép. Tôi vốn máu liều có sẵn rồi và bản thân tôi đã nhìn thấy rất nhiều nhà thầu lớn trên thế giới, nên khi gặp được cơ hội này tôi cảm thấy vinh dự nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng bản thân Coteccons cũng nghĩ như vậy. Đấy là nếu chúng ta làm được, chúng ta sẽ mở ra một cánh cửa mới, không chỉ riêng chúng ta, mà còn cho tất cả các nhà thầu nội địa có cơ hội tạo ra sản phẩm “Make in Việt Nam”, được là những nhà thầu chính ở ngay chính quê hương của mình. Những sản phẩm mang hồn cốt của mình. Để làm thương hiệu, chắc chắn một đạo diễn nước ngoài nổi tiếng, ở góc độ toàn cầu sẽ rất dễ làm thương hiệu truyền thông hơn một nhà thầu trong nước. Nhưng khi họ đi, họ sẽ mang theo cả những profile, những công nghệ mà chúng ta rất cần trên hành trình phát triển về với họ, vậy cái đọng lại về chúng ta là cái gì?

Những cái đó chỉ ghi dấu ấn của người ta, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về Landmark 81 của người Việt, Vinfast của người Việt. Với VinWonders, Vingroup là tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 4 siêu phẩm về giải trí. Tôi có thể tự hào nói rằng chúng ta có thể so sánh với DisneyLand – một trong những platform giải trí lớn nhất thế giới. Trong đó show diễn TaTa ở Nha Trang, hay “Tinh hoa Việt Nam” và “Sắc màu Venice” ở Phú Quốc sánh ngang cùng show “Once” của Quantum Creative hùng mạnh. Đó là những điều chúng ta sẽ cảm thấy rất tự hào. Giá trị lâu bền để lại là từ giờ trở đi, sau sự thành công của “Tinh hoa Việt Nam” hay “Sắc màu Venice” hay “TaTa Show”, thì rất nhiều nhà thầu Việt Nam cùng với tôi sẽ có cơ hội để mở ra cánh cửa mới với những nhà đầu tư ở Việt Nam, làm những sản phẩm không chỉ cho người Việt Nam mà còn cho du khách toàn cầu.

Chị Lan Phương: Tôi tâm đắc nhất với câu của anh Tú. Chúng ta là những con người Việt Nam, mình có trí tuệ, có khối óc, có bàn tay, có trái tim, tại sao mình phải là nhà thầu phụ trên chính quê hương của mình? Cái đó là cái trăn trở nhất của tập đoàn Vingroup và công ty Vinhomes. Chúng tôi vô cùng tự hào khi tạo ra được những sản phẩm “Make in Vietnam”.

Đạo diễn Việt Tú: Chúng ta gặp rất nhiều rào cản về định kiến, từ chính các chủ đầu tư bởi họ không chỉ cần branding thương hiệu mà còn cần sựan toàn. Nhưng tôi nghĩ rằng điều gì cũng có giá trị của nó. Cuối cùng chúng ta đã thấy chúng ta có những sản phẩm thực sự là của người Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của người Việt Nam, xây dựng lên cho không chỉ người Việt Nam mà còn cho cả thế giới đến hưởng thụ. 

BTV Hoài Anh: Tôi cũng rất tâm đắc cái ý, không chỉ khẳng định giá trị Việt, mà chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm. Có làm thì mới có được kinh nghiệm và rồi chúng ta sẽ trưởng thành và đạt được những đỉnh cao hơn nữa cho chính mình, trên quê hương mình

Chị Lan Phương: Với con người Vingroup thì có một câu chuyện rất là vui và hay, thực sự ý nghĩa. Lúc đầu trong buổi nói chuyện trao đổi giữa lãnh đạo cao cấp của tập đoàn thì tôi cũng được may mắn ngồi nghe các sếp trao đổi nói chuyện. Các sếp của tôi cũng đã xác định rằng, việc dễ Vingroup không làm, việc quá nhiều người khác làm rồi chúng ta không làm, chúng ta phải chọn những việc gian khổ nhất, thách thức nhất, và khi chinh phục được điều đó bạn mới cảm thấy không chỉ thỏa mãn cho bản thân mình, mà còn là trách nhiệm Vingroup chia sẻ cùng cộng đồng, cùng xã hội, đó là sứ mệnh của chúng tôi để chinh phục chính mình, xác lập nên những kỳ tích mới.

Như Hoài Anh đã hỏi tôi, “Động lực nào để Vingroup thường xuyên xác lập nên những kỳ tích mới?”, đó là chúng tôi chọn những con đường đi gian nan nhất và khó khăn nhất.

BTV Hoài Anh: Cũng đã có những nghi ngờ về năng lực của người Việt Nam khi xây dựng những công trình như Landmark 81. Nhưng chính từ những dấu hỏi đó, chúng ta đã làm nên kỳ tích. Kỳ tích ra đời từ những điều không ai dám tin, không ai nghĩ đến. Quả thực đó là những câu chuyện rất ý nghĩa xung quanh hai tiếng Việt Nam. Câu chuyện này có lẽ cũng tương tự ở tác phẩm  “Tinh hoa Việt Nam” của đạo diễn Việt Tú phải không?

Đạo diễn Việt Tú: Thực ra giá trị ở những điều chị Hoài Anh vừa đọc tên, đó là ở chỗ rất là dễ để một chủ đầu tư hùng mạnh như Vinhomes thuê những nhà thầu lớn nhất thế giới trong kiến trúc, xây dựng hay trong nghệ thuật. Cùng với thời điểm tôi đang làm “Tinh hoa Việt Nam” và “Sắc màu Venice” là hai siêu show tại Phú Quốc, thì bên cạnh chúng tôi là một Quantum Creative rất hùng mạnh, Top 5 Thế Giới, như một quả núi bên cạnh tôi vậy. Chủ đầu tư khi đó hỏi tôi có biết họ không? Có cảm thấy sức ép gì khi làm bên cạnh họ không? Thì tôi nói rằng tôi cảm thấy cái sự vinh dự nhiều hơn là sức ép. Tôi vốn máu liều có sẵn rồi và bản thân tôi đã nhìn thấy rất nhiều nhà thầu lớn trên thế giới, nên khi gặp được cơ hội này tôi cảm thấy vinh dự nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng bản thân Coteccons cũng nghĩ như vậy. Đấy là nếu chúng ta làm được, chúng ta sẽ mở ra một cánh cửa mới, không chỉ riêng chúng ta, mà còn cho tất cả các nhà thầu nội địa có cơ hội tạo ra sản phẩm “Make in Việt Nam”, được là những nhà thầu chính ở ngay chính quê hương của mình. Những sản phẩm mang hồn cốt của mình. Để làm thương hiệu, chắc chắn một đạo diễn nước ngoài nổi tiếng, ở góc độ toàn cầu sẽ rất dễ làm thương hiệu truyền thông hơn một nhà thầu trong nước. Nhưng khi họ đi, họ sẽ mang theo cả những profile, những công nghệ mà chúng ta rất cần trên hành trình phát triển về với họ, vậy cái đọng lại về chúng ta là cái gì?
Những cái đó chỉ ghi dấu ấn của người ta, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về Landmark 81 của người Việt, Vinfast của người Việt. Với VinWonders, Vingroup là tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 4 siêu phẩm về giải trí. Tôi có thể tự hào nói rằng chúng ta có thể so sánh với DisneyLand – một trong những platform giải trí lớn nhất thế giới. Trong đó show diễn TaTa ở Nha Trang, hay “Tinh hoa Việt Nam” và “Sắc màu Venice” ở Phú Quốc sánh ngang cùng show “Once” của Quantum Creative hùng mạnh. Đó là những điều chúng ta sẽ cảm thấy rất tự hào. Giá trị lâu bền để lại là từ giờ trở đi, sau sự thành công của “Tinh hoa Việt Nam” hay “Sắc màu Venice” hay “TaTa Show”, thì rất nhiều nhà thầu Việt Nam cùng với tôi sẽ có cơ hội để mở ra cánh cửa mới với những nhà đầu tư ở Việt Nam, làm những sản phẩm không chỉ cho người Việt Nam mà còn cho du khách toàn cầu.

Chị Lan Phương: Tôi tâm đắc nhất với câu của anh Tú. Chúng ta là những con người Việt Nam, mình có trí tuệ, có khối óc, có bàn tay, có trái tim, tại sao mình phải là nhà thầu phụ trên chính quê hương của mình? Cái đó là cái trăn trở nhất của tập đoàn Vingroup và công ty Vinhomes. Chúng tôi vô cùng tự hào khi tạo ra được những sản phẩm “Make in Vietnam”.

Đạo diễn Việt Tú: Chúng ta gặp rất nhiều rào cản về định kiến, từ chính các chủ đầu tư bởi họ không chỉ cần branding thương hiệu mà còn cần sựan toàn. Nhưng tôi nghĩ rằng điều gì cũng có giá trị của nó. Cuối cùng chúng ta đã thấy chúng ta có những sản phẩm thực sự là của người Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của người Việt Nam, xây dựng lên cho không chỉ người Việt Nam mà còn cho cả thế giới đến hưởng thụ. 

BTV Hoài Anh: Tôi cũng rất tâm đắc cái ý, không chỉ khẳng định giá trị Việt, mà chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm. Có làm thì mới có được kinh nghiệm và rồi chúng ta sẽ trưởng thành và đạt được những đỉnh cao hơn nữa cho chính mình, trên quê hương mình. 

Chị Lan Phương: Với con người Vingroup thì có một câu chuyện rất là vui và hay, thực sự ý nghĩa. Lúc đầu trong buổi nói chuyện trao đổi giữa lãnh đạo cao cấp của tập đoàn thì tôi cũng được may mắn ngồi nghe các sếp trao đổi nói chuyện. Các sếp của tôi cũng đã xác định rằng, việc dễ Vingroup không làm, việc quá nhiều người khác làm rồi chúng ta không làm, chúng ta phải chọn những việc gian khổ nhất, thách thức nhất, và khi chinh phục được điều đó bạn mới cảm thấy không chỉ thỏa mãn cho bản thân mình, mà còn là trách nhiệm Vingroup chia sẻ cùng cộng đồng, cùng xã hội, đó là sứ mệnh của chúng tôi để chinh phục chính mình, xác lập nên những kỳ tích mới.
Như Hoài Anh đã hỏi tôi, “Động lực nào để Vingroup thường xuyên xác lập nên những kỳ tích mới?”, đó là chúng tôi chọn những con đường đi gian nan nhất và khó khăn nhất.
 

Lan Phương

BTV Hoài Anh: Vâng, tư duy của những “Người tiên phong” sẽ chọn con đường gian nan, khó khăn nhất. Landmark 81 là lần đầu tiên, người Việt ghi tên mình vào lịch sử những siêu công trình, tạo nên một biểu tượng phát triển mới của đất nước. “Tinh hoa Việt Nam” cũng là lần đầu tiên người Việt Nam đặt dấu ấn với thế giới, rằng trái tim Việt Nam có thể dựng nên những công trình nghệ thuật tầm vóc từ tinh hoa văn hóa ngàn đời của dân tộc. 
Thưa quý vị, có một câu nói mà tôi nghĩ rằng có thể đúc kết từ những chia sẻ của chúng ta ngày hôm nay, đó là: điều gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến được trái tim. Người tiên phong là người sẽ đối mặt, hứng chịu những nghi ngờ, chỉ trích trên con đường đã chọn, nhưng một khi đã quyết tâm và có một ngọn lửa dân tộc ở trong tim thì không gì có thể cản được sức mạnh tiến về phía trước, tạo nên những kỳ tích. Nhưng với bản thân người tiên phong, kỳ tích với họ chỉ giản dị như xây nên con đường để người Việt được trở về mái nhà. Vì một điều thân thuộc nhất với người Việt, đó là dẫu nắng mưa gần xa, thì đường về nhà chính là đường vào tim ta. 
Một lần nữa, xin cảm ơn 2 vị khách mời, chị Lan Phương, anh Việt Tú đã tham gia buổi livestream ngày hôm nay. Cảm ơn quý vị khán giả đang theo dõi chương trình. Xin kính chào và hẹn gặp lại !
Chương trình người tiên phong số thứ 4, với chủ đề “Thẻ xanh chào ngày mới” sẽ phát sóng vào 20h, ngày 07/11/2021 trên fanpage chính thức của Vinhomes 

PHẦN 2: NƠI TRÁI TIM KHÔNG NGỦ
BTV Hoài Anh: Thưa quý vị, những chiếc thuyền Gondola đang cập bến, và chúng ta sẽ tiếp tục hành trình của Người tiên phong hôm nay dọc con kênh lớn tại Venice trong lòng Phú Quốc United Center – phía Bắc đảo Ngọc Phú Quốc, nơi được mệnh danh là “công trình có trái tim không ngủ”, một điểm đến quốc tế mới.

Đạo diễn Việt Tú: Những người các bạn thấy trên hình đều là diễn viên của tôi, họ vừa là diễn viên vừa là những cán bộ công nhân viên vận hành tại công trình VinWonders. Đây chính là những người dân chài ở vùng biển mà chúng tôi may mắn có được. Con kênh này trông lãng mạn hiền hòa vậy thôi, nhưng nó nằm trong trục trải dài của Phú Quốc United Center và Grand World, nên là lượng gió hàng ngày rất lớn và để vận hành những con thuyền này không dễ đâu!
BTV Hoài Anh: Vì sao nó được gọi là công trình có trái tim không ngủ, thưa anh?
Đạo diễn Việt Tú: Ngay từ ban đầu có câu chuyện rất thú vị, cách đây 3 năm khi tôi nói chuyện với chủ đầu tư, tôi có thắc mắc “Tôi làm công trình này vì cái gì?”. Chủ đầu tư nói rằng về bản chất thực ra khi tôi làm xong chuỗi shophouse này và tôi bán được là đã xong việc của tôi rồi, nhưng nếu ở đây mà là một thành phố không có trái tim là những hoạt động nghệ thuật như hiện nay thì sẽ trở thành một cái gì đấy rất là khô khan, cằn cỗi, hoang hóa. Nên chủ đầu tư đã đặt đề bài này cho tôi để đặt vào đó trái tim công trình, đấy chính là những hoạt động, những câu chuyện về các vùng miền văn hóa trên thế giới. Ở Phú Quốc United Center, ở Grand World, chúng tôi không bán những shophouse, điều bạn có thể mua ở khắp mọi nơi ở đất nước Việt Nam, mà chúng tôi mang đến một điểm đến mà hàng ngày khoảng chừng hai đến ba vạn người đủ mọi quốc tịch, màu da trên thế giới ở Việt Nam đến và đi qua cửa nhà bạn.

Chị Lan Phương: Tôi đặt chân đến Phú Quốc từ những năm 2017 – 2018, và đến 2019 khi quay trở lại Phú Quốc với dự án Phú Quốc United Center trong đó mình có Grand World, có VinWonders thì tôi vô cùng ngạc nhiên. Chúng tôi làm những công trình này, đó thực sự là những trái tim không ngủ, mất ăn mất ngủ triền miên không biết bao nhiêu ngày tháng. Đó là bởi công trình được thực hiện ở trên đảo, để thực hiện một dự án trên đó, thử thách chúng tôi đối mặt đầu tiên là việc vận chuyển toàn bộ nguyên vật liệu xây dựng về Bắc Đảo. Bắc Đảo không được may mắn như Nam Đảo, đó gần như là một vùng đất hoang sơ, chúng tôi gần như phải tạo lập mọi thứ từ “hai bàn tay trắng”. Năm 2019, 2020, tôi bước chân về khu Dương Đông (trung tâm đảo), có hàng nghìn căn shophouse để không. Tức là đã có rất nhiều chủ đầu tư đã từng đến đây khai phá hòn đảo này rồi, rất đông, rất nhiều, bây giờ cũng vẫn vậy. Chúng tôi lại có thêm rất nhiều căng thẳng, rất nhiều ngày tháng quên ăn mất ngủ. Đúng như anh Việt Tú nói, ở đây chúng tôi không bán Shophouse, hay một căn biệt thự nghỉ dưỡng mà đó là một điểm đến. Điểm đến ở đây không chỉ dành cho du khách người dân Việt Nam, mà hướng đến toàn cầu. Đó là mục tiêu chúng tôi hướng đến.

Lan Phương 2

Đạo diễn Việt Tú: Phú Quốc hoàn toàn không có nền công nghiệp biểu diễn, vì thế chúng tôi đặt chân đến và ngã ngửa ra rằng giờ lấy đâu ra hàng trăm diễn viên? Hàng trăm con người không chỉ để phục vụ, còn vận hành hàng ngày và tạo ra nền công nghiệp giải trí. Chúng tôi có hơn 200 diễn viên rất đa năng. Chúng tôi đào tạo họ từ một người dân chài trở thành một diễn viên biểu diễn.
Tôi lấy ví dụ Las Vegas, nếu bạn nhìn bức ảnh Las Vegas vào khoảng những năm 1930, sẽ thấy không khác gì Phú Quốc ở thời tôi dùng flycam chụp ảnh. Lúc bấy giờ tôi cảm thấy rất tự tin, chỉ cần bàn tay và sức người, với sự cam kết của chủ đầu tư thì chúng ta có thể làm được. Đó chính là sự khác biệt, tạo nên lực đẩy cho cả thị trường. Trước đây chúng ta thấy rằng câu chuyện nền kinh tế đêm chỉ được nhắc đến ở các đô thị trung tâm như ở Hà Nội, Sài Gòn,… Đến bây giờ vẫn chưa thực sự triển khai một cách thực sự gọi là nền kinh tế đêm. Nhưng tại Phú Quốc United Center, phía Bắc đảo Phú Quốc, nền kinh tế đêm ấy đã hiện hữu. Buổi tối chúng ta đi vào, chúng tôi gặp những người dân ở đây nghe họ tâm sự rất đáng yêu, họ nói rằng giống như một giấc mơ vậy và đó là thứ mà khách du lịch hàng năm đang thiếu. Bởi vì chúng ta mới chỉ lo khai thác những gì sẵn có thôi, đấy là thiên nhiên hoang dã, là những dịch vụ nghỉ dưỡng. Thế nhưng khi chúng ta đi nghỉ dưỡng, mang theo gia đình, mỗi thành viên lại có những nhu cầu khác nhau, ở đây là một siêu quần thể giải quyết tất cả. Cái hay ở Phú Quốc là không gian này, quần thể này tạo ra một lực hút để nhiều nhà đầu tư nhỏ khác cùng nhau góp sức để biến khái niệm kinh tế đêm lần đầu tiên trở thành hiện thực tại Việt Nam.
 

Công trình Huyền thoại tre Grand World Phú Quốc

Lúc nãy tôi có nói rằng giá trị của người tiên phong mang lại, đôi khi không phải sự thi đấu cạnh tranh trực diện, mà chúng ta làm cho cả thị trường được nâng lên cùng nhau. Nếu bây giờ ở khắp mọi miền đất nước, tất cả đều có kinh tế đêm, đều có những siêu quần thể như thế này, tôi tin nền kinh tế sẽ khác và sự hưởng thụ của người dân sẽ khác, đồng thời vị thế của các nhà đầu tư đã đặt lòng tin vào các sản phẩm này sẽ khác.
Tôi có một câu chuyện tiếp để kể,  khi tôi nhận tờ A0 quy hoạch dự án, có một mảnh đất mặt tiền 1,1 ha, rất đẹp, 6 làn đường xe chạy. Chủ đầu tư nói rằng muốn làm một chương trình buổi tối thôi có tên là “Tinh hoa Việt Nam” để tôn vinh văn hóa Việt Nam. Tôi đã đặt câu hỏi rằng thật ra chỗ này xây Shophouse thì sẽ tốt hơn, hà cớ gì phải xây công trình này? Chủ đầu tư đã nói rằng, “Chỗ này là Phú Quốc United Center và đây là Grand World, đấy là đại thế giới nên tôi muốn ở trước cửa đại thế giới phải là một công trình của người Việt, một sản phẩm của người Việt và ghi dấu ấn của người Việt. Còn bán shophouse thì có thể bán ở khắp mọi nơi ở dải đất này, nhưng tôi muốn mọi người khắp nơi trên thế giới đến đây nhìn thấy một cái gì thực sự là Việt Nam. Hãy làm như thế và đừng quan tâm gì khác!”. Ở quảng trường rộng lớn ấy thì công trình được chọn đấy là “Huyền thoại Tre” của KTS Võ Trọng Nghĩa, mang ý nghĩa lạt mềm buộc chặt nhưng khi cần cứng vẫn trở thành một khối kiến trúc. Xung quanh những tòa nhà Châu Âu hoành tráng lộng lẫy, lại bao quanh bởi một rừng tre xanh rì, và trong đó là một kinh kỳ thu nhỏ của nhiều nền văn hóa khác nhau của Việt Nam. Bạn có thể vào trong đó và đắm chìm cả ngày ở trong đó, mà show diễn buổi tối chỉ là một viên ngọc ở trên đỉnh của cái vương miện đấy thôi.

Show diễn "Tinh hoa Việt Nam" tại Phú Quốc United Center

BTV Hoài Anh: Thưa quý vị, tầm nhìn của người tiên phong đang biến những vùng đất hoang thành những cực phát triển mới cho đất nước, biến những thôn xóm ngủ yên thành những điểm đến không ngủ, và hệ quả chắc chắn là dòng tiền thương mại, đầu tư đổ về đây cũng sẽ không hề ngủ yên. 

PHẦN 1: NHÀ KIẾN TẠO TỪ TÂM
BTV Hoài Anh: Xin chào đón và cảm ơn Đạo diễn Việt Tú và chị Lan Phương. Có một điều tôi vừa chợt khám phá ra, là chúng ta có một điểm chung. Đó là cả tôi và anh chị đều đang công tác trong những ngành nghề luôn song hành cùng những chuyến đi. Nghề phóng viên, biên tập viên thời sự phải luôn có mặt tại những điểm nóng nơi những câu chuyện thời sự đang xảy ra. Anh Việt Tú là một đạo diễn thì luôn phải di chuyển khắp nơi trên thế giới để nghiên cứu thị trường nghệ thuật, những live show, những chương trình lớn của bạn bè quốc tế. Chị Lan Phương – người ta quen thuộc với chị là hình ảnh của một “nữ tướng” sát sao với công việc thì rõ ràng là công trình Vinhomes có ở đâu thì tôi có thể tìm thấy chị ở đó rồi ! Người ta hay gọi vui nghề của chúng ta là nghề “chân chạy”, anh chị nghĩ sao về cụm từ này?

Đạo diễn Việt Tú: Tôi nghĩ đấy là một quan điểm thú vị. Tôi cũng đồng ý với Hoài Anh. Thực ra nghề nào cũng thế, nếu mà chúng ta không có sự trải nghiệm, hay nói cách khác là những chuyến đi, không chỉ là chúng ta đi ở trong nội tại quê hương chúng ta, mà đi ra thế giới để nhìn những thành tựu chung của nhân loại, để từ đó đúc kết ra những giá trị cơ bản nhất, những gì tinh túy nhất mang về phục vụ đất nước ta, thì không thể nào tạo ra những sản phẩm. Với cá nhân tôi, chính từ “chân chạy”, hay định nghĩa của cá nhân tôi là những chuyến đi, những trải nghiệm đến những đô thị, những thị trường về giải trí nghệ thuật hay thậm chí là những bất động sản có trái tim trên thế giới, đã mang lại cho tôi những trải nghiệm và những tác phẩm mà tôi có ngày hôm nay.

BTV Hoài Anh: Đó chính là những tác phẩm nghệ thuật có trái tim ở trong đó phải không ạ? Những tác phẩm có niềm tự hào của người Việt chúng ta và mang đậm dấu ấn của người Việt. Còn chị Lan Phương thì sao ạ? Tôi rất muốn nghe chia sẻ của chị?

Chị Lan Phương: Tôi cũng rất đồng ý với Hoài Anh và anh Việt Tú, nghề của chúng ta là nghề “chân chạy”. Vinhomes thì chắc các bạn cũng biết, hiện nay chúng ta có khoảng 27 khu đô thị trên khắp mọi miền đất nước. Đối với cá nhân tôi và các bạn đồng nghiệp thì nơi nào có dự án của Vinhomes là chúng tôi buộc phải đến khảo sát, nghiên cứu thị trường, biết từng ngọn cây, góc phố, từ lúc đó còn là những cánh đồng hoang vu, chưa có người ở, chưa có ai khai phá. Phải đến để hiểu được giá trị của mảnh đất đó, nắm được cái hồn và biết chúng ta sẽ thiết kế ở đó những sản phẩm gì cho phù hợp. Nếu mà không đến thì không thể có được sự cảm nhận sát, hay nói cách khác là không “yêu” được dự án đó. Nếu tôi không “yêu”, tôi không thuộc, tôi không thể truyền được ngọn lửa đến hệ thống chiến binh sale hàng nghìn quân của tôi được. Cái đó là bắt buộc tôi phải đặt chân đến miền đất đó, để khai phá và xác lập lên những dự án mới của mình.

BTV Hoài Anh: Người ta vẫn có câu là “Cuộc đời là những chuyến đi”, nhưng cũng chính vì thế mà với những người càng đi nhiều, càng xa nhà nhiều, ý nghĩa của mái ấm, của ngôi nhà càng lớn lao hơn. Tôi rất muốn được nghe anh Việt Tú và chị Lan Phương chia sẻ khái niệm ngôi nhà trong anh chị có ý nghĩa như thế nào?

Đạo diễn Việt Tú: Ngôi nhà đối với tôi đầu tiên quan trọng nhất là cái bếp. Bởi vì mọi người hay nói bếp ấm của mẹ mà. Ngôi nhà mà có một căn bếp ấm áp, lửa lúc nào cũng nổi lên và có nhiều món ăn ngon thì tôi cảm thấy ngôi nhà đó có được sự quây quần. Thứ hai là layout không gian xung quanh. Tại khu tôi ở, cũng là một dự án của Vinhomes, cả mùa dịch vừa rồi, tôi không có cảm giác rằng ở xung quanh tôi đang có dịch, tôi nghĩ đấy là may mắn không chỉ của riêng tôi mà còn của các cư dân Vinhomes. Tất nhiên là chúng tôi luôn tuân thủ các quy định giãn cách, nhưng mà bản thân cái không gian mà hàng sáng bạn nghe được tiếng chim hót, bạn nhìn thấy dòng sông đằng sau nhà vẫn có cá bơi lượn tung tăng, bạn vẫn thấy một bầu không khí rất là yên bình, thì đấy là một yếu tố nữa mà tôi cho là rất quan trọng, đó là không gian xung quanh. Và cuối cùng quay trở lại, đó là layout của một ngôi nhà. Một ngôi nhà dù rộng, rất rộng, đến cực rộng thì cần phải có giao lộ, nơi mà các thành viên nhiều thế hệ trong gia đình có thể gặp nhau. Tôi thấy rằng ở nơi tôi ở, nó đáp ứng được những điều đó, và đó là lí do mà dù đi đâu tôi luôn đem theo những tiêu chí đó, để mọi chuyến đi đều cho mình cảm giác gần nhất với bầu không khí ở nhà.

Việt Tú

Chị Lan Phương: Tôi không phải là người Hà Nội mà làm dâu Hà Nội. Ra đến Hà Nội thì tôi may mắn có hai gia đình. Gia đình nhỏ là nơi tôi sinh sống với các thành viên, bố mẹ, vợ chồng, con cái. Đúng như anh Việt Tú nói, biến cố Covid-19 xảy ra, gần như nó làm cho các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết với nhau hơn bao giờ hết, chúng ta hiểu được giá trị của một mái ấm tròn đầy hạnh phúc của gia đình. Gia đình thứ hai mà tôi muốn nhắc đến là Vinhomes, nơi tôi coi là một gia đình. Đó là nơi tôi có những thành viên là lãnh đạo, là anh chị em bạn bè đồng nghiệp, là các đối tác cộng sự và hàng nghìn các bạn sale. Đó là nơi giúp chúng tôi thỏa mãn được mọi đam mê để chinh phục nhiều đỉnh cao mới trong lĩnh vực công việc của mình.

BTV Hoài Anh: Cảm ơn chị Lan Phương. Chúng ta đang nói về những khái niệm có lẽ là đã chạm đến những cảm xúc và trái tim của chúng ta. Mở rộng chủ đề này, chúng ta có khái niệm “Những công trình có trái tim”. Anh Việt Tú nghĩ sao về khái niệm này?

Đạo diễn Việt Tú: Tôi nghĩ rằng những công trình có trái tim phải là những công trình mà ngay từ đầu chủ đầu tư và đội ngũ của mình đã đặt trái tim ở đấy. Bởi vì chứng nào chúng ta không nghìn một công trình mà chúng ta làm, dưới góc độ của người sử dụng thì tôi nghĩ rằng khó có thể đạt được đến khái niệm “Những công trình có trái tim”. Tôi là người làm cho Vinhomes, VinWonders và tập đoàn Vingroup rất là nhiều công trình, tôi luôn thấy đầu bài đặt ra lúc nào cũng có một cái note là “dựa trên những nghiên cứu của chúng tôi về mong muốn của người sử dụng”. Tôi cho rằng điều đó rất là quan trọng! Thường chúng ta dễ bị tư tưởng “chúng ta làm những điều mình thích”, đương nhiên một người làm chuyên nghiệp, làm là phải thích, chứng nào điều mà tôi làm chạm đến trái tim của bạn, để người xem có sự xúc động giống như tôi, chúng ta có sự xúc động giống nhau, giống như chúng ta ở trong vùng đất ấy, chúng ta cảm giác đó là nhà thì chứng tỏ là người ta đã chạm được đến trái tim bạn. Tôi tin đó mới là những công trình có trái tim! 

BTV Hoài Anh: Những cái chạm đến cảm xúc rất là quan trọng, không chỉ của riêng mình mà còn lắng nghe những mong muốn, những vui buồn của những người ở trong đó, thì đó mới thực sự là những công trình có trái tim phải không anh Việt Tú? 

Đạo diễn Việt Tú: Tôi muốn nói thêm rằng, đôi khi chúng ta cứ nghĩ rằng điều đó chỉ có trên giấy tờ, trên sách vở hay những sản phẩm marketing thôi, nhưng quay trở lại câu chuyện mà chúng ta không hề mong muốn, những tháng năm dịch bệnh, tôi mới nghĩ rằng mình đã may mắn vì có quyết định đúng. Trước đây khi tôi ở trên phố thì tôi vẫn cảm thấy mình hết sức thoải mái. Ông bà để lại cho bố mẹ tôi một cái nhà cổ ở trong phố, tất nhiên nhà hình ống thôi, ở trong một con ngõ rất sầm uất có thể đi bộ ra Nhà Thờ Lớn, ra Bờ Hồ. Tôi đã mất rất nhiều công để thuyết phục bản thân chuyển đi một nơi khác, nơi tôi đã ở 40 năm, suốt gần như một nửa cuộc đời.
Thời gian đầu cứ 6 giờ sáng, tôi nói cậu lái xe phải chở tôi vào lại trong phố để tôi sống lại bầu không khí trong phố. Nhưng đến bây giờ nếu ai bảo tôi quay trở lại, câu trả lời của tôi sẽ là không. Mình chỉ quay trở lại để thăm một nơi mình đã từng thuộc về thôi. Đợt vừa rồi tôi được sống ở một không gian mà không có cảm giác của sự giãn cách mà ngược lại xung quanh là một bầu không khí rất lạc quan. Tôi nghĩ đấy là giá trị cả một đời người mà những công trình ấy mang lại cho chúng ta. Đôi khi phải những thời điểm đặc biệt trong cuộc sống chúng ta mới nhận ra. Đấy cũng là một điều mà người ta phải đặt trái tim vào trong đó.

BTV Hoài Anh: Xin cảm ơn những chia sẻ thú vị của anh Việt Tú. Hoài Anh rất muốn hỏi chị Lan Phương với tư cách là một người gắn liền với những công trình của Vinhomes, chị nghĩ thế nào là một công trình có trái tim? 

Chị Lan Phương: Câu hỏi này của Hoài Anh rất là thú vị! Tôi cho rằng nhiều nhà đầu tư bất động sản và các chủ đầu tư bất động sản hiện nay, dần dần đang có tầm vóc lớn hơn, nghĩ đến những giá trị hướng đến cộng đồng nhiều hơn ngoài việc phải tạo ra lợi nhuận, tạo ra những ngôi nhà đẹp hay những dự án tầm cỡ quốc tế. Gần đây rất nhiều nhà phát triển bất động sản trong nước của chúng ta đang hướng đến mục tiêu vì cộng đồng, vì cư dân, gắn liền với trách nhiệm của xã hội. Tôi nghĩ rằng những công trình có trái tim của những chủ đầu tư bất động sản chuyên nghiệp phải hướng đến những giá trị đó. Đặc biệt tại Vinhomes, chúng tôi cũng hơi khác những chủ đầu tư bất động sản khác, chúng tôi không chỉ thiết kế, xây dựng, bàn giao, đưa công trình vào vận hành, mà chúng tôi còn có nguyên một bộ máy ekip quản lý vận hành những dự án đó, để làm sao người dân cảm thấy đây thực sự là một mái ấm, một ngôi nhà của mình, một cuộc sống đích thực. Đó có thể là một lời chào của những chị chăm sóc vườn tược, hay nụ cười của các anh bảo vệ, an ninh. Chúng tôi nghĩ rằng đó mới là cái giá trị cốt lõi của một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, chứ không phải là mình xây dựng nên những công trình to lớn để đời, nhưng rồi mình không mang những giá trị sống đích thực cho cư dân của mình thì đó không thể là nơi hạnh phúc ngập tràn được.

Đạo diễn Việt Tú: Tôi thường xuyên được bảo vệ chở về nhà bằng xe máy. Bởi vì có những lúc tôi đi bộ ra siêu thị thì trời đột ngột đổ mưa xuống. Có một anh bảo vệ đi ngang qua, dừng ngay xe lại dù không ai bảo bạn ý phải dừng lại cả, tôi để ý rất nhiều lần không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người được làm như thế. “Anh chị có muốn về nhà không? Anh chị ở khu nào ạ?”. Nếu cùng khu người ta sẽ chở về ngay còn nếu không sẽ gọi bộ đàm cho khu khác ra đón về. Nhiều khi có những thứ không cần to tát, nếu bạn xây nên những công trình to lớn vĩ đại nhưng bên trong đấy không có cái hồn, không có trái tim thì bạn sẽ giống như đứng giữa trời mưa lạnh nhìn những thứ vô cảm trôi qua. Đấy hoàn toàn không phải thứ ta muốn trong cuộc sống này phải không ạ?

Chị Lan Phương: Vinhomes xây dựng những khu đại đô thị “All-in-one”, nơi mà những gia đình “tam đại đồng đường” hay “tứ đại đồng đường” cũng có thể ở trong khu đô thị đó. Nhưng cái quan trọng ở đây, Vinhomes vẫn giữ được cái “tình làng, nghĩa xóm”. Mọi người nghĩ rằng sống ở căn hộ chung cư thì nhà ai biết nhà nấy, tối lửa tắt đèn không có nhau, nhưng Vinhomes có những giá trị riêng, những hoạt động dành cho cộng đồng cư dân: CLB Yoga, CLB Dancesport, CLB Thơ, Văn, Ca, Nhạc, Họa dành cho tất cả đối tượng.

Đạo diễn Việt Tú: Hồi đó tôi muốn làm cái bếp, bao giờ nhà cũng có 2 cái bếp, một bếp chuyên nấu đồ Việt phải hướng ra ngoài, thì ngay lập tức tôi nhận được câu trả lời rằng về mặt bản chất thì Vinhomes không cấm, nhưng hãy xin ý kiến của hàng xóm. Khi tôi sang nhà hàng xóm hỏi thì hàng xóm rất là wellcome. Điều đó cho tôi cái cảm giác như hồi mình sống ở trong phố. Tôi đã từng nghĩ rằng khi mình sống ở đây nơi nhà cao tầng, mỗi nhà cách biệt, mình không cần phải nhau, ai về nhà nấy, nhưng cuối cùng mình sang lại thấy thậm chí nó chẳng khác gì một khu phố cổ thu nhỏ, vì cuối cùng toàn là những người ở phố cổ sang. Điều đó phản ánh một xu hướng đã có ở trên thế giới, các khu trung tâm chỉ dành cho các công việc kinh doanh, cộng đồng, còn để ở thì phải có những đô thị vệ tinh.

Việt Tú 3

BTV Hoài Anh: Bây giờ tôi muốn anh Việt Tú và chị Lan Phương có một trải nghiệm đặc biệt. Đây là những chiếc vé của những chiếc tàu điện từ thời xưa của Hà Nội. Chúng ta sẽ cùng tham gia một chuyến hành trình đặc biệt. Điểm đến đầu tiên của chúng ta là phố cổ Hà Nội, chúng ta có thể mường tượng ra tiếng tàu điện leng keng của nhiều năm về trước. Không biết âm thanh này mang đến cho anh Việt Tú những suy nghĩ, những hồi ức hay cảm giác gì về những tháng ngày xa xưa, rất thân thương và nhiều khó khăn đó? 

Đạo diễn Việt Tú: Đây là thời kỳ rất đáng nhớ, chúng tôi cũng được trải nghiệm đi tàu điện, cũng nhìn thấy cái tem, cái phiếu. Tôi nghĩ những đô thị đó, những con người, những cảnh vật đó thực sự thích hợp với thời điểm khi mật độ dân cư Hà Nội rất là ít. Tôi vẫn còn nhớ khi ấy những lúc đi ra đường cũng không khác gì những ngày chúng ta phải giãn cách xã hội như bây giờ. Đô thị đó sinh ra để cho thời điểm đó, những hình ảnh ấy nó phù hợp với hình tượng người đô thị lúc bấy giờ. Tôi vẫn nhớ những máy nước công cộng mà tôi ra đó để tắm, đường phố lúc đó rất bé. Chúng tôi thật ra chưa bao giờ có vinh dự cầm chiếc vé tàu điện cả, chỉ đu theo, nhảy tàu trộm mà thôi.

Chị Lan Phương: Tôi không được có cái may mắn như anh Việt Tú, được nhảy tàu, được hái sấu, hái me, nhưng tôi cũng được mẹ dắt ra Hà Nội từ bé, đến nhà một cô bạn thân của mẹ, ở một khu tập thể, mà cô cũng là một cán bộ kỳ cựu của bộ Khoa học Công nghệ, được có một suất nhà ở khu tập thể. Tôi lúc đó mới chỉ hơn 10 tuổi thôi, ấn tượng ngay từ đầu là mình phải trèo cầu thang bộ lên khoảng 4-5 tầng. Tôi thấy rằng Hà Nội cũng có những sự tương phản giữa sự đông đúc xô bồ, hiện đại thì vẫn có nét chấm phá của những khu tập thể cũ rất là xưa. Kể cả sau này, khoảng năm 2001, 2002, mình ra Hà Nội sinh sống, thâm nhập nhiều hơn về các căn nhà cổ ở phố nhỏ như anh Việt Tú nói thì tôi lại càng ngạc nhiên hơn nữa vì một không gian sống mà hình như không có trong khái niệm của mình luôn! Nhưng có lẽ đó là nét văn hóa rất đặc trưng và không dễ để có một tác động về mặt tâm lý, về tư duy để thúc đẩy người dân Phố Cổ, để có những môi trường sống thoáng hơn, hay rộng hơn. Đó không phải chuyện đơn giản, ngày một, ngày hai.

BTV Hoài Anh: Những khu nhà Phố cổ cũng mang những nét rất là đặc trưng của Hà Nội và có lẽ là không có không gian kiến trúc nào giống như vậy được. Có những ngõ rất là hẹp thôi, chỉ một người đi vừa. Bản thân Hoài Anh, hồi bé thì sinh ra ở Hà Nội, nhưng vài tuổi thôi là đã vào miền Nam rồi, nên mình không biết được nhiều, nhưng khi lớn lên, trở ra lại ngoài này, thì mình bắt đầu mới hiểu hơn và đi đến những quán cà phê mà vào rất là sâu vào bên trong lại càng mở rộng, giống như là một nút thắt cổ chai, mà thực sự là Hoài Anh cảm thấy rất đặc sắc. 

Đạo diễn Việt Tú: Bọn tôi không chỉ phải đi vào trong những con ngõ rất là sâu, qua rất nhiều căn nhà vốn không bao giờ có ánh sáng cả. Mà nó còn mỏng, còn chật, đi vào bên trong đúng là mở ra như Hoài Anh nói, nhưng để đến tầng 3 thì tôi phải trèo qua rất nhiều công cụ, cầu thang sắt, rồi các loại,.. Bây giờ rất là khó mới nhận ra được mà chúng ta phải rất chịu khó quan sát, nhưng trước đây khi mà chỉ cần đi ra Chân Cầm, Thọ Xương, Ngõ Huyện, Phủ Doãn, các khu xung quanh, bạn sẽ thấy bao quanh một căn biệt thự cổ thời Pháp xây là vô số công trình cơi nới và lâu dần nó trở thành bộ mặt của đô thị, và những đứa trẻ như chúng tôi coi đấy là cả thế giới, cả bầu trời để khám phá. Đặc biệt là thời điểm mùa hè, mùa thu, thời tiết rất là đẹp, chúng tôi lang thang trên khắp các con phố và nhìn thấy một Hà Nội rất đáng yêu trong mắt mình. Bởi vì hồi bé vô lo mà! Còn bây giờ nó đúng là một vấn đề của đô thị.
Những thế hệ như mẹ tôi, có thể ở bên phố khổ, có thể rất là thiếu thốn nhưng họ vẫn có tư duy rằng đấy là nơi họ gắn bó, cho đến khi phải có một điều thực sự thuyết phục họ, để họ đồng ý chuyển đi, đó chính là những trào lưu mới bây giờ, những khu đô thị “all-in-one”, tạo cho người ta cảm giác được sự giao hòa giữa các thế hệ. Họ thấy rằng họ vẫn có cái cảm giác, cái tình cảm, cái trái tim, và tất cả những gì họ muốn ở đó. Thậm chí còn thấy thú vị vì được gặp những người quen cũ. Những khu đô thị đó phải tạo ra cảm giác mới lạ đối với thế hệ chúng tôi, nhưng cũng phải mang cảm giác quen thuộc cho thế hệ cũ. Nhà phát triển bất động sản nào làm được điều ấy một cách tự nhiên thì sẽ chạm được đến trái tim của những người dân đô thị phố cổ, hay những người tiêu dùng nói chung.

BTV Hoài Anh: Xin cảm ơn anh Tú! Thưa quý vị, bất động sản mà đại diện nhất là những ngôi nhà, chính là những minh chứng sống động nhất cho những thời kỳ lịch sử của đất nước. Mỗi một thời kỳ gắn liền với những đặc điểm xã hội riêng, từ đó ngôi nhà cũng được xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện sống và nếp sinh hoạt của từng thời kỳ. Đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, đời sống kinh tế ấm no hơn, bộ mặt đô thị đã khang trang hơn rất nhiều. Nhưng hơn 30 năm trong một tiến trình lịch sử của dân tộc chưa phải là quá dài, nên những giá trị cuộc sống của quá khứ khi đặt trong bối cảnh hiện tại, đã phát sinh nhiều vấn đề băn khoăn, suy nghĩ. Câu chuyện của những cư dân đang sống tại phố cổ Hà Nội và trong những khu tập thể cũ, những ngày cuối tháng 10 năm 2021. 

Chị Lan Phương: Hà Nội đang có đề án để giãn dân khu Phố cổ từ rất lâu rồi, nhưng cần những nguồn lực, nguồn lực từ xã hội, từ nhà nước, và rất là may là chúng ta đã trải qua những thời kỳ đầu tiên của thời kỳ phát triển mới của đất nước, chúng ta đã có thêm những người tiên phong, ví dụ như Vinhomes chẳng hạn. Chúng tôi cũng tiên phong trong việc chung tay cùng thủ đô, thực hiện việc giãn dân, di chuyển một phần đông dân số đang nằm ở các quận trung tâm Hà Nội, như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, để về các khu đại đô thị được xây mới, tuy rằng nó đâu đó cách xa so với trung tâm nhưng tôi tin rằng bất kỳ một người dân phố cổ, có sự trải nghiệm, có khoảng thời gian nhất định để đến thăm một trong hai khu đại đô thị của Vinhomes ở phía Đông và phía Tây Hà Nội thì chắc chắn những người dân trong phố cổ sẽ dần dần có những thay đổi trong suy nghĩ, trong tư duy về chân dung của cuộc sống ở khu đô thị mới. Đó là một sự đối lập không bao giờ ngừng lại, bắt buộc phải tồn tại song song để tạo nên sự chấm phá trong cuộc sống của chúng ta.
Đó là trách nhiệm mà tôi muốn chia sẻ với quý vị, đó là Vinhomes – một trong những người tiên phong, một trong những nhà đầu tư phát triển bất động sản chuyên nghiệp cũng chung tay cùng thủ đô, chung tay cùng các thành phố lớn để thực hiện việc giãn dân, di chuyển bớt luồng dân cư đang bị chật chội, và đông đúc quá ở trung tâm nội đô ra những thành phố mới. Chúng ta đã có thành phố Thủ Đức mới, chúng ta cũng có về phía Tây của Hà Nội đang phát triển rất nhiều khu đại đô thị và dự án mới và gần 3-5 năm gần đây cũng đã có những đại dự án mới ở phía Đông Hà Nội, đó có thể là Ecopark, là Vinhomes Ocean Park và một số các dự án mà tôi cho rằng trong tương lai nếu triển khai sẽ chỉnh trang lại được khuôn mặt đô thị của Hà Nội nói riêng và cả nước mình nói chung.

Đạo diễn Việt Tú: Trước đây mọi người chỉ chú ý đến một nơi để ở thôi, nhưng để mọi người ở thì cần có cộng đồng xung quanh. Không chỉ riêng người Hà Nội, người ở đô thị nào, dù ở khắp mọi nơi trên thế giới cũng có chung tâm tư như vậy. Nhà phát triển phải có tầm nhìn không chỉ trước mắt, mà còn nhìn thấy nhu cầu của người dân ở nhiều thế hệ. Khi bạn bỏ rất nhiều trái tim của bạn vào một công trình thì bạn sẽ nhận lại rất nhiều trái tim của dân cư.

BTV Hoài Anh: Một công trình có trái tim thì phải xuất phát từ những nhà kiến tạo có trái tim phải không? 

Chị Lan Phương: Giá trị lớn nhất của Vinhomes không phải là các công trình nghìn tỷ, các đại đô đô thị, mà Vinhomes đã làm đã xây, mà đó là khách hàng, đó là tài sản quý giá nhất của Vinhomes và chúng tôi đã đặt khách hàng làm trọng tâm. Khi chúng tôi thực hiện các đại đô thị “All-in-one”, ví dụ như Vinhomes Grand Park ở Quận 9 trước đây, bây giờ là TP.Thủ Đức, hay là Vinhomes Ocean Park ở Gia Lâm (Hà Nội), Vinhomes Smart City ở Nam Từ Liêm, chúng tôi đều gặp trở ngại lớn nhất là mọi người ngại đi xa, mọi người đã quen sống ở phố cổ. Chúng tôi hình dung ra đây là một cuộc cách mạng, thay đổi suy nghĩ, thói quen trong cách sinh hoạt hằng ngày, để thuyết phục được người dân phố cổ di chuyển đến các khu đại đô thị mà Vinhomes xây dựng, cần rất nhiều thời gian trong việc làm công tác tư tưởng này. Đó là trở ngại đầu tiên, chứ không phải vấn đề rằng giá có cao không, người dân có chấp nhận không, mà câu hỏi đầu tiên là làm sao phá bỏ được rào cản tâm lý, cái tư duy trong suy nghĩ của người dân phố cổ rằng phải rời khỏi phố cổ và thay vì ở phố cổ ta chọn nơi nào để sinh sống.

BTV Hoài Anh: Trong quá trình chúng ta livestream thì có một câu hỏi rất là trực diện dành cho chị Lan Phương: “Bây giờ tôi thấy nhà phát triển bất động sản nào cũng khoác lên mình những lời quảng cáo rất hoa mỹ, tôi nên đặt niềm tin ở đâu?” 

Chị Lan Phương: Câu hỏi này của bạn cũng là câu hỏi phản ánh thực trạng chung của thị trường hiện nay. Ở góc độ tích cực, các sản phẩm, ấn phẩm, tài liệu marketing của các chủ đầu tư, họ trau chuốt, họ có sự đầu tư rất lớn, vô cùng chỉn chu, vô cùng chuyên nghiệp. Ở phía Vinhomes, không chỉ là người thiết kế, xây dựng mà còn quản lý vận hành, cho nên chúng tôi cho rằng nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp phải có cái tâm, và chữ tâm phải gắn với tín – tín là niềm tin, là uy tín của Vinhomes, niềm tin của khách hàng. Anh nói hay đến bao nhiêu, anh quảng cáo dùng mỹ từ ngọt đến mức độ nào, hình ảnh có đẹp long lanh, nhưng quan trọng là có làm được tới hay không? Làm được tới rồi thì có vận hành, quản lý được như concept ban đầu tạo dựng hay không?
Khi chúng tôi thuê các nhà thiết kế chuyên nghiệp từ nước ngoài về, cái khó khăn đầu tiên là khác biệt về văn hóa.Có thể họ đưa cho mình những ý tưởng rất hay, rất độc đáo, vô cùng ấn tượng, nhưng câu hỏi mà chúng tôi đưa ra là sau này quản lý vận hành như thế nào? Cư dân sử dụng có hữu ích hay không? Đại đa số người dân Vinhomes đang ở các đô thị có enjoy được hay không? Đẹp, kỳ vĩ nhưng quan trọng là tính hữu dụng, tính thực tế. Không chỉ là vấn đề về tài chính mà còn là vấn đề con người. Công trình của mình phải mang dáng dấp, không chỉ là một nhà bất động sản tiên phong mà còn là người gửi chữ “tâm” và chữ “tín” về từng sản phẩm của mình.

Lan Phương 4

Đạo diễn Việt Tú: Tôi có một góc nhìn khác về “người tiên phong”, dưới góc nhìn của người tiêu dùng và cả người phát triển sản phẩm, tôi thấy rằng giá trị của người tiên phong mang lại không chỉ ở riêng sản phẩm của người tiên phong, mà còn tạo ra chất lượng của cả thị trường được nâng lên. Phải làm tốt hơn bình thường so với mức thông thường. Đó là giá trị tiên phong mà chúng ta mang lại từ những chi tiết nhỏ nhất. Khi chúng ta làm được điều đó thì thị trường thấy rằng, hóa ra nó không chỉ là cái nhà để ở, để đẹp, nó còn phải là dịch vụ, là sản phẩm, là tiện ích. Tôi nghĩ điều đó mang đến cái tốt chung. Chính chúng ta cũng có động lực để tốt hơn chúng ta mỗi ngày. Giá trị của bạn được ghi nhận, khi bạn là người tạo ra lực đẩy cho thị trường. Giá trị của người tiên phong là tạo ra những chuẩn mực mới. Người ta luôn nói về việc “thổi hồn” vào từng công trình, nhưng không hiểu được điều gì tạo nên cái “hồn”. Đó chính là trái tim, là những giá trị nhân văn.

BTV Hoài Anh: Có một cư dân của Vinhomes Smart City rất tâm huyết với những chia sẻ của chị Lan Phương, đã vừa post lên một bức ảnh chụp lại một cánh đồng ruộng lứa kèm theo câu hỏi “Nhà bạn ở đâu?”. Đó là hình ảnh của năm 2018 mà bạn khán giả chia sẻ, còn bây giờ đó là đã là những tòa nhà của Vinhomes Smart City rồi. 3 năm những ruộng lúa, đầm lầy đã trở thành những đại đô thị có ý nghĩa biểu tượng. Điều gì đã khiến cho Vinhomes có thể chinh phục một cách thần tốc những giới hạn chưa từng có tiền lệ như vậy? 

Chị Lan Phương: Thật ra đối với chúng tôi những nhà phát triển bất động sản, mục tiêu lớn nhất mà tập đoàn hướng đến, đó là chung tay cùng thủ đô, cùng TP.HCM thực hiện những cuộc giãn dân. Trong này có một câu chuyện tôi muốn chia sẻ. Cũng vào năm 2018, chúng tôi phải đi lễ quanh dự án để động thổ khởi công và sau 2 năm tôi quay trở lại, khi bàn giao căn hộ đầu tiên, tôi đã vô cùng xúc động, khi đến đình làng, thờ vị Thành Hoàng Làng rất linh thiêng, thì người dân ở đó nói rằng, “hồi xưa chủ đầu tư về đây bọn tôi không thích đâu”, vì mọi người nghĩ rằng mình lấy đi những tấc đất tấc vàng, những mảnh ruộng, cánh đồng của người dân, nhưng bây giờ thì cũng chính người dân chia sẻ rằng “tôi không nghĩ chủ đầu tư họ tâm huyết, họ có thể xây dựng nhanh đến thế, chỉ mới 2 năm thôi, giờ chúng tôi cũng được đi dạo thăm Vườn Nhật, được đi bộ ở công viên trung tâm”, điều đặc biệt làm chúng tôi xúc động đó là người dân chia sẻ rằng “giờ chúng tôi lại bán những mảnh đất mình đang có, để mong mua được một căn hộ, để con cháu mình ở, thoát khỏi cảnh tệ nạn xã hội và mong con cháu mình được sống ở một cuộc sống tri thức mới”.

BTV Hoài Anh: Thưa quý vị, chúng tôi muốn gọi những người xây nên những khu đại đô thị, để nâng cao chất lượng sống của người dân, tạo ra những cuộc đại dịch chuyển, là những “nhà kiến tạo từ tâm”. Họ đã biến những điều tưởng chừng không thể thành có thể bằng chính tâm huyết và nhận về trách nhiệm lớn lao của mình. 

 

Người tiên phong xuất hiện trong mọi lĩnh vực ngành nghề, nhưng trong serie chương trình này, sẽ nói nhiều hơn đến những người tiên phong kiến tạo nên bức tranh đô thị Việt Nam, đó là những nhà phát triển bất động sản. 
 
Có thể khái niệm “nhà phát triển bất động sản” là một khái niệm chuyên môn khiến mọi thứ trở nên lớn lao, chuyên nghiệp, nhưng trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau hiểu thật đơn giản: “nhà phát triển bất động sản” đó là những người xây dựng nên ngôi nhà cho người Việt, là nơi hạnh phúc ngập tràn. 
 
Và bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu chuyến hành trình đến với những công trình có trái timtrong buổi Talk show ngày hôm nay sẽ có sự góp mặt của Người dẫn chương trình: Biên tập viên Hoài Anh cùng các khách mời:
 
Đạo diễn, nhà nghiên cứu sân khấu Việt Tú – Anh là tổng đạo diễn nhiều tác phẩm nghệ thuật sân khấu danh tiếng như vở diễn sân khấu Tứ Phủ, show diễn thực cảnh đa phương tiện Tinh hoa Việt Nam cùng hàng trăm chương trình nghệ thuật khác. Anh cũng là một chuyên gia văn hoá với hành trình trải nghiệm nhiều công trình kiến trúc và nghệ thuật ở khắp nơi trên thế giới. 
 
Chị Phạm Thị Lan Phương – Giám đốc kinh doanh vùng 2 công ty cổ phần Vinhomes: Vị nữ tướng của Vinhomes giữ vai trò tiên phong truyền lửa, góp phần kiến tạo nên những công trình, những đại dự án bất động sản nâng tầm chất lượng cuộc sống của người Việt. 

PHẦN 3: KỲ TÍCH VIỆT NAM
BTV Hoài Anh: Quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình Người Tiên Phong với chủ đề “Những công trình có trái tim”. Có những công trình mà khi nhắc đến thì người ta gọi đó là những kỳ tích của người Việt Nam, và Landmark 81 là một trong những công trình như vậy. Đó là biểu tượng mới cho tầm vóc phát triển của đất nước. Theo chị Lan Phương và anh Việt Tú, khi nhắc đến Landmark 81, điều gì làm anh chị muốn chia sẻ nhất lúc này?

Chị Lan Phương: Có thể nói Landmark 81, điều tôi ấn tượng nhất đó là từ idea thiết kế đã mang hơi thở, linh hồn của người Việt. Concept của nó được xuất phát điểm từ những cây tre, mang dáng vóc của người Việt Nam. Cho đến lúc xuất bản thành một tác phẩm, tôi gọi đó là tác phẩm bởi đó là một công trình để đời không chỉ với Vinhomes và người Vingroup nói riêng mà tôi cho rằng đối với TP.HCM và cả đất nước mình nữa. Sau khi Landmark 81 được xây dựng, thì tòa nhà đó đang được xem là tòa nhà cao nhất Việt Nam, top 2 của Đông Nam Á và top 15 trên thế giới. Mình đã kiến tạo nên những công trình mang tầm vóc lịch sử. Điều quan trọng là “Make in Vietnam”, do trí tuệ, bàn tay, khối óc con người Việt Nam. Kể cả việc chọn nhà thầu xây dựng, lúc đó chúng tôi nhận được bản chào thầu từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, Việt Nam cũng có nhưng mà người bỏ thầu chào tại Việt Nam là một đơn vị rất nổi tiếng – Coteccons, nhưng họ lại có mức chào thầu cao nhất so với các nhà thầu quốc tế chắc.
Câu chuyện này có lẽ đã là một cái giai thoại trong ngành bất động sản nói riêng và lĩnh vực xây dựng nói chung. Đó là chúng tôi vẫn quyết định chọn nhà thầu Việt Nam, không phải là thương hiệu quốc tế. Người thực hiện tác phẩm của chúng tôi vẫn phải là người Việt Nam, cho dù bản chào thầu đó đang là đắt nhất so với các bản chào thầu khác. Cuộc điện thoại giữa đêm khuya đó đã làm cho chủ tịch của Coteccons cũng phải suy nghĩ lại. Mục đích sâu xa mà Vingroup hướng đến không phải là lợi nhuận, nó không phải là một công trình để đời mà nó là công trình để đời của người dân Việt Nam – Make in Vietnam từ A – Z. Đó là câu chuyện mà tôi luôn nhớ và nó sẽ trở thành một giai thoại truyền thuyết trên thị trường bất động sản.

Tòa nhà Landmark 81 ghi tên mình vào lịch sử những siêu công trình, tạo nên một biểu tượng phát triển mới của Việt Nam

BTV Hoài Anh: Cũng đã có những nghi ngờ về năng lực của người Việt Nam khi xây dựng những công trình như Landmark 81. Nhưng chính từ những dấu hỏi đó, chúng ta đã làm nên kỳ tích. Kỳ tích ra đời từ những điều không ai dám tin, không ai nghĩ đến. Quả thực đó là những câu chuyện rất ý nghĩa xung quanh hai tiếng Việt Nam. Câu chuyện này có lẽ cũng tương tự ở tác phẩm  “Tinh hoa Việt Nam” của đạo diễn Việt Tú phải không?

Đạo diễn Việt Tú: Thực ra giá trị ở những điều chị Hoài Anh vừa đọc tên, đó là ở chỗ rất là dễ để một chủ đầu tư hùng mạnh như Vinhomes thuê những nhà thầu lớn nhất thế giới trong kiến trúc, xây dựng hay trong nghệ thuật. Cùng với thời điểm tôi đang làm “Tinh hoa Việt Nam” và “Sắc màu Venice” là hai siêu show tại Phú Quốc, thì bên cạnh chúng tôi là một Quantum Creative rất hùng mạnh, Top 5 Thế Giới, như một quả núi bên cạnh tôi vậy. Chủ đầu tư khi đó hỏi tôi có biết họ không? Có cảm thấy sức ép gì khi làm bên cạnh họ không? Thì tôi nói rằng tôi cảm thấy cái sự vinh dự nhiều hơn là sức ép. Tôi vốn máu liều có sẵn rồi và bản thân tôi đã nhìn thấy rất nhiều nhà thầu lớn trên thế giới, nên khi gặp được cơ hội này tôi cảm thấy vinh dự nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng bản thân Coteccons cũng nghĩ như vậy. Đấy là nếu chúng ta làm được, chúng ta sẽ mở ra một cánh cửa mới, không chỉ riêng chúng ta, mà còn cho tất cả các nhà thầu nội địa có cơ hội tạo ra sản phẩm “Make in Việt Nam”, được là những nhà thầu chính ở ngay chính quê hương của mình. Những sản phẩm mang hồn cốt của mình. Để làm thương hiệu, chắc chắn một đạo diễn nước ngoài nổi tiếng, ở góc độ toàn cầu sẽ rất dễ làm thương hiệu truyền thông hơn một nhà thầu trong nước. Nhưng khi họ đi, họ sẽ mang theo cả những profile, những công nghệ mà chúng ta rất cần trên hành trình phát triển về với họ, vậy cái đọng lại về chúng ta là cái gì?

Những cái đó chỉ ghi dấu ấn của người ta, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về Landmark 81 của người Việt, Vinfast của người Việt. Với VinWonders, Vingroup là tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 4 siêu phẩm về giải trí. Tôi có thể tự hào nói rằng chúng ta có thể so sánh với DisneyLand – một trong những platform giải trí lớn nhất thế giới. Trong đó show diễn TaTa ở Nha Trang, hay “Tinh hoa Việt Nam” và “Sắc màu Venice” ở Phú Quốc sánh ngang cùng show “Once” của Quantum Creative hùng mạnh. Đó là những điều chúng ta sẽ cảm thấy rất tự hào. Giá trị lâu bền để lại là từ giờ trở đi, sau sự thành công của “Tinh hoa Việt Nam” hay “Sắc màu Venice” hay “TaTa Show”, thì rất nhiều nhà thầu Việt Nam cùng với tôi sẽ có cơ hội để mở ra cánh cửa mới với những nhà đầu tư ở Việt Nam, làm những sản phẩm không chỉ cho người Việt Nam mà còn cho du khách toàn cầu.

Chị Lan Phương: Tôi tâm đắc nhất với câu của anh Tú. Chúng ta là những con người Việt Nam, mình có trí tuệ, có khối óc, có bàn tay, có trái tim, tại sao mình phải là nhà thầu phụ trên chính quê hương của mình? Cái đó là cái trăn trở nhất của tập đoàn Vingroup và công ty Vinhomes. Chúng tôi vô cùng tự hào khi tạo ra được những sản phẩm “Make in Vietnam”.

Đạo diễn Việt Tú: Chúng ta gặp rất nhiều rào cản về định kiến, từ chính các chủ đầu tư bởi họ không chỉ cần branding thương hiệu mà còn cần sựan toàn. Nhưng tôi nghĩ rằng điều gì cũng có giá trị của nó. Cuối cùng chúng ta đã thấy chúng ta có những sản phẩm thực sự là của người Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của người Việt Nam, xây dựng lên cho không chỉ người Việt Nam mà còn cho cả thế giới đến hưởng thụ. 

BTV Hoài Anh: Tôi cũng rất tâm đắc cái ý, không chỉ khẳng định giá trị Việt, mà chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm. Có làm thì mới có được kinh nghiệm và rồi chúng ta sẽ trưởng thành và đạt được những đỉnh cao hơn nữa cho chính mình, trên quê hương mình

Chị Lan Phương: Với con người Vingroup thì có một câu chuyện rất là vui và hay, thực sự ý nghĩa. Lúc đầu trong buổi nói chuyện trao đổi giữa lãnh đạo cao cấp của tập đoàn thì tôi cũng được may mắn ngồi nghe các sếp trao đổi nói chuyện. Các sếp của tôi cũng đã xác định rằng, việc dễ Vingroup không làm, việc quá nhiều người khác làm rồi chúng ta không làm, chúng ta phải chọn những việc gian khổ nhất, thách thức nhất, và khi chinh phục được điều đó bạn mới cảm thấy không chỉ thỏa mãn cho bản thân mình, mà còn là trách nhiệm Vingroup chia sẻ cùng cộng đồng, cùng xã hội, đó là sứ mệnh của chúng tôi để chinh phục chính mình, xác lập nên những kỳ tích mới.

Như Hoài Anh đã hỏi tôi, “Động lực nào để Vingroup thường xuyên xác lập nên những kỳ tích mới?”, đó là chúng tôi chọn những con đường đi gian nan nhất và khó khăn nhất.

BTV Hoài Anh: Cũng đã có những nghi ngờ về năng lực của người Việt Nam khi xây dựng những công trình như Landmark 81. Nhưng chính từ những dấu hỏi đó, chúng ta đã làm nên kỳ tích. Kỳ tích ra đời từ những điều không ai dám tin, không ai nghĩ đến. Quả thực đó là những câu chuyện rất ý nghĩa xung quanh hai tiếng Việt Nam. Câu chuyện này có lẽ cũng tương tự ở tác phẩm  “Tinh hoa Việt Nam” của đạo diễn Việt Tú phải không?

Đạo diễn Việt Tú: Thực ra giá trị ở những điều chị Hoài Anh vừa đọc tên, đó là ở chỗ rất là dễ để một chủ đầu tư hùng mạnh như Vinhomes thuê những nhà thầu lớn nhất thế giới trong kiến trúc, xây dựng hay trong nghệ thuật. Cùng với thời điểm tôi đang làm “Tinh hoa Việt Nam” và “Sắc màu Venice” là hai siêu show tại Phú Quốc, thì bên cạnh chúng tôi là một Quantum Creative rất hùng mạnh, Top 5 Thế Giới, như một quả núi bên cạnh tôi vậy. Chủ đầu tư khi đó hỏi tôi có biết họ không? Có cảm thấy sức ép gì khi làm bên cạnh họ không? Thì tôi nói rằng tôi cảm thấy cái sự vinh dự nhiều hơn là sức ép. Tôi vốn máu liều có sẵn rồi và bản thân tôi đã nhìn thấy rất nhiều nhà thầu lớn trên thế giới, nên khi gặp được cơ hội này tôi cảm thấy vinh dự nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng bản thân Coteccons cũng nghĩ như vậy. Đấy là nếu chúng ta làm được, chúng ta sẽ mở ra một cánh cửa mới, không chỉ riêng chúng ta, mà còn cho tất cả các nhà thầu nội địa có cơ hội tạo ra sản phẩm “Make in Việt Nam”, được là những nhà thầu chính ở ngay chính quê hương của mình. Những sản phẩm mang hồn cốt của mình. Để làm thương hiệu, chắc chắn một đạo diễn nước ngoài nổi tiếng, ở góc độ toàn cầu sẽ rất dễ làm thương hiệu truyền thông hơn một nhà thầu trong nước. Nhưng khi họ đi, họ sẽ mang theo cả những profile, những công nghệ mà chúng ta rất cần trên hành trình phát triển về với họ, vậy cái đọng lại về chúng ta là cái gì?
Những cái đó chỉ ghi dấu ấn của người ta, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về Landmark 81 của người Việt, Vinfast của người Việt. Với VinWonders, Vingroup là tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 4 siêu phẩm về giải trí. Tôi có thể tự hào nói rằng chúng ta có thể so sánh với DisneyLand – một trong những platform giải trí lớn nhất thế giới. Trong đó show diễn TaTa ở Nha Trang, hay “Tinh hoa Việt Nam” và “Sắc màu Venice” ở Phú Quốc sánh ngang cùng show “Once” của Quantum Creative hùng mạnh. Đó là những điều chúng ta sẽ cảm thấy rất tự hào. Giá trị lâu bền để lại là từ giờ trở đi, sau sự thành công của “Tinh hoa Việt Nam” hay “Sắc màu Venice” hay “TaTa Show”, thì rất nhiều nhà thầu Việt Nam cùng với tôi sẽ có cơ hội để mở ra cánh cửa mới với những nhà đầu tư ở Việt Nam, làm những sản phẩm không chỉ cho người Việt Nam mà còn cho du khách toàn cầu.

Chị Lan Phương: Tôi tâm đắc nhất với câu của anh Tú. Chúng ta là những con người Việt Nam, mình có trí tuệ, có khối óc, có bàn tay, có trái tim, tại sao mình phải là nhà thầu phụ trên chính quê hương của mình? Cái đó là cái trăn trở nhất của tập đoàn Vingroup và công ty Vinhomes. Chúng tôi vô cùng tự hào khi tạo ra được những sản phẩm “Make in Vietnam”.

Đạo diễn Việt Tú: Chúng ta gặp rất nhiều rào cản về định kiến, từ chính các chủ đầu tư bởi họ không chỉ cần branding thương hiệu mà còn cần sựan toàn. Nhưng tôi nghĩ rằng điều gì cũng có giá trị của nó. Cuối cùng chúng ta đã thấy chúng ta có những sản phẩm thực sự là của người Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của người Việt Nam, xây dựng lên cho không chỉ người Việt Nam mà còn cho cả thế giới đến hưởng thụ. 

BTV Hoài Anh: Tôi cũng rất tâm đắc cái ý, không chỉ khẳng định giá trị Việt, mà chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm. Có làm thì mới có được kinh nghiệm và rồi chúng ta sẽ trưởng thành và đạt được những đỉnh cao hơn nữa cho chính mình, trên quê hương mình. 

Chị Lan Phương: Với con người Vingroup thì có một câu chuyện rất là vui và hay, thực sự ý nghĩa. Lúc đầu trong buổi nói chuyện trao đổi giữa lãnh đạo cao cấp của tập đoàn thì tôi cũng được may mắn ngồi nghe các sếp trao đổi nói chuyện. Các sếp của tôi cũng đã xác định rằng, việc dễ Vingroup không làm, việc quá nhiều người khác làm rồi chúng ta không làm, chúng ta phải chọn những việc gian khổ nhất, thách thức nhất, và khi chinh phục được điều đó bạn mới cảm thấy không chỉ thỏa mãn cho bản thân mình, mà còn là trách nhiệm Vingroup chia sẻ cùng cộng đồng, cùng xã hội, đó là sứ mệnh của chúng tôi để chinh phục chính mình, xác lập nên những kỳ tích mới.
Như Hoài Anh đã hỏi tôi, “Động lực nào để Vingroup thường xuyên xác lập nên những kỳ tích mới?”, đó là chúng tôi chọn những con đường đi gian nan nhất và khó khăn nhất.
 

Lan Phương

BTV Hoài Anh: Vâng, tư duy của những “Người tiên phong” sẽ chọn con đường gian nan, khó khăn nhất. Landmark 81 là lần đầu tiên, người Việt ghi tên mình vào lịch sử những siêu công trình, tạo nên một biểu tượng phát triển mới của đất nước. “Tinh hoa Việt Nam” cũng là lần đầu tiên người Việt Nam đặt dấu ấn với thế giới, rằng trái tim Việt Nam có thể dựng nên những công trình nghệ thuật tầm vóc từ tinh hoa văn hóa ngàn đời của dân tộc. 
Thưa quý vị, có một câu nói mà tôi nghĩ rằng có thể đúc kết từ những chia sẻ của chúng ta ngày hôm nay, đó là: điều gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến được trái tim. Người tiên phong là người sẽ đối mặt, hứng chịu những nghi ngờ, chỉ trích trên con đường đã chọn, nhưng một khi đã quyết tâm và có một ngọn lửa dân tộc ở trong tim thì không gì có thể cản được sức mạnh tiến về phía trước, tạo nên những kỳ tích. Nhưng với bản thân người tiên phong, kỳ tích với họ chỉ giản dị như xây nên con đường để người Việt được trở về mái nhà. Vì một điều thân thuộc nhất với người Việt, đó là dẫu nắng mưa gần xa, thì đường về nhà chính là đường vào tim ta. 
Một lần nữa, xin cảm ơn 2 vị khách mời, chị Lan Phương, anh Việt Tú đã tham gia buổi livestream ngày hôm nay. Cảm ơn quý vị khán giả đang theo dõi chương trình. Xin kính chào và hẹn gặp lại !
Chương trình người tiên phong số thứ 4, với chủ đề “Thẻ xanh chào ngày mới” sẽ phát sóng vào 20h, ngày 07/11/2021 trên fanpage chính thức của Vinhomes 

PHẦN 2: NƠI TRÁI TIM KHÔNG NGỦ
BTV Hoài Anh: Thưa quý vị, những chiếc thuyền Gondola đang cập bến, và chúng ta sẽ tiếp tục hành trình của Người tiên phong hôm nay dọc con kênh lớn tại Venice trong lòng Phú Quốc United Center – phía Bắc đảo Ngọc Phú Quốc, nơi được mệnh danh là “công trình có trái tim không ngủ”, một điểm đến quốc tế mới.

Đạo diễn Việt Tú: Những người các bạn thấy trên hình đều là diễn viên của tôi, họ vừa là diễn viên vừa là những cán bộ công nhân viên vận hành tại công trình VinWonders. Đây chính là những người dân chài ở vùng biển mà chúng tôi may mắn có được. Con kênh này trông lãng mạn hiền hòa vậy thôi, nhưng nó nằm trong trục trải dài của Phú Quốc United Center và Grand World, nên là lượng gió hàng ngày rất lớn và để vận hành những con thuyền này không dễ đâu!
BTV Hoài Anh: Vì sao nó được gọi là công trình có trái tim không ngủ, thưa anh?
Đạo diễn Việt Tú: Ngay từ ban đầu có câu chuyện rất thú vị, cách đây 3 năm khi tôi nói chuyện với chủ đầu tư, tôi có thắc mắc “Tôi làm công trình này vì cái gì?”. Chủ đầu tư nói rằng về bản chất thực ra khi tôi làm xong chuỗi shophouse này và tôi bán được là đã xong việc của tôi rồi, nhưng nếu ở đây mà là một thành phố không có trái tim là những hoạt động nghệ thuật như hiện nay thì sẽ trở thành một cái gì đấy rất là khô khan, cằn cỗi, hoang hóa. Nên chủ đầu tư đã đặt đề bài này cho tôi để đặt vào đó trái tim công trình, đấy chính là những hoạt động, những câu chuyện về các vùng miền văn hóa trên thế giới. Ở Phú Quốc United Center, ở Grand World, chúng tôi không bán những shophouse, điều bạn có thể mua ở khắp mọi nơi ở đất nước Việt Nam, mà chúng tôi mang đến một điểm đến mà hàng ngày khoảng chừng hai đến ba vạn người đủ mọi quốc tịch, màu da trên thế giới ở Việt Nam đến và đi qua cửa nhà bạn.

Chị Lan Phương: Tôi đặt chân đến Phú Quốc từ những năm 2017 – 2018, và đến 2019 khi quay trở lại Phú Quốc với dự án Phú Quốc United Center trong đó mình có Grand World, có VinWonders thì tôi vô cùng ngạc nhiên. Chúng tôi làm những công trình này, đó thực sự là những trái tim không ngủ, mất ăn mất ngủ triền miên không biết bao nhiêu ngày tháng. Đó là bởi công trình được thực hiện ở trên đảo, để thực hiện một dự án trên đó, thử thách chúng tôi đối mặt đầu tiên là việc vận chuyển toàn bộ nguyên vật liệu xây dựng về Bắc Đảo. Bắc Đảo không được may mắn như Nam Đảo, đó gần như là một vùng đất hoang sơ, chúng tôi gần như phải tạo lập mọi thứ từ “hai bàn tay trắng”. Năm 2019, 2020, tôi bước chân về khu Dương Đông (trung tâm đảo), có hàng nghìn căn shophouse để không. Tức là đã có rất nhiều chủ đầu tư đã từng đến đây khai phá hòn đảo này rồi, rất đông, rất nhiều, bây giờ cũng vẫn vậy. Chúng tôi lại có thêm rất nhiều căng thẳng, rất nhiều ngày tháng quên ăn mất ngủ. Đúng như anh Việt Tú nói, ở đây chúng tôi không bán Shophouse, hay một căn biệt thự nghỉ dưỡng mà đó là một điểm đến. Điểm đến ở đây không chỉ dành cho du khách người dân Việt Nam, mà hướng đến toàn cầu. Đó là mục tiêu chúng tôi hướng đến.

Lan Phương 2

Đạo diễn Việt Tú: Phú Quốc hoàn toàn không có nền công nghiệp biểu diễn, vì thế chúng tôi đặt chân đến và ngã ngửa ra rằng giờ lấy đâu ra hàng trăm diễn viên? Hàng trăm con người không chỉ để phục vụ, còn vận hành hàng ngày và tạo ra nền công nghiệp giải trí. Chúng tôi có hơn 200 diễn viên rất đa năng. Chúng tôi đào tạo họ từ một người dân chài trở thành một diễn viên biểu diễn.
Tôi lấy ví dụ Las Vegas, nếu bạn nhìn bức ảnh Las Vegas vào khoảng những năm 1930, sẽ thấy không khác gì Phú Quốc ở thời tôi dùng flycam chụp ảnh. Lúc bấy giờ tôi cảm thấy rất tự tin, chỉ cần bàn tay và sức người, với sự cam kết của chủ đầu tư thì chúng ta có thể làm được. Đó chính là sự khác biệt, tạo nên lực đẩy cho cả thị trường. Trước đây chúng ta thấy rằng câu chuyện nền kinh tế đêm chỉ được nhắc đến ở các đô thị trung tâm như ở Hà Nội, Sài Gòn,… Đến bây giờ vẫn chưa thực sự triển khai một cách thực sự gọi là nền kinh tế đêm. Nhưng tại Phú Quốc United Center, phía Bắc đảo Phú Quốc, nền kinh tế đêm ấy đã hiện hữu. Buổi tối chúng ta đi vào, chúng tôi gặp những người dân ở đây nghe họ tâm sự rất đáng yêu, họ nói rằng giống như một giấc mơ vậy và đó là thứ mà khách du lịch hàng năm đang thiếu. Bởi vì chúng ta mới chỉ lo khai thác những gì sẵn có thôi, đấy là thiên nhiên hoang dã, là những dịch vụ nghỉ dưỡng. Thế nhưng khi chúng ta đi nghỉ dưỡng, mang theo gia đình, mỗi thành viên lại có những nhu cầu khác nhau, ở đây là một siêu quần thể giải quyết tất cả. Cái hay ở Phú Quốc là không gian này, quần thể này tạo ra một lực hút để nhiều nhà đầu tư nhỏ khác cùng nhau góp sức để biến khái niệm kinh tế đêm lần đầu tiên trở thành hiện thực tại Việt Nam.
 

Công trình Huyền thoại tre Grand World Phú Quốc

Lúc nãy tôi có nói rằng giá trị của người tiên phong mang lại, đôi khi không phải sự thi đấu cạnh tranh trực diện, mà chúng ta làm cho cả thị trường được nâng lên cùng nhau. Nếu bây giờ ở khắp mọi miền đất nước, tất cả đều có kinh tế đêm, đều có những siêu quần thể như thế này, tôi tin nền kinh tế sẽ khác và sự hưởng thụ của người dân sẽ khác, đồng thời vị thế của các nhà đầu tư đã đặt lòng tin vào các sản phẩm này sẽ khác.
Tôi có một câu chuyện tiếp để kể,  khi tôi nhận tờ A0 quy hoạch dự án, có một mảnh đất mặt tiền 1,1 ha, rất đẹp, 6 làn đường xe chạy. Chủ đầu tư nói rằng muốn làm một chương trình buổi tối thôi có tên là “Tinh hoa Việt Nam” để tôn vinh văn hóa Việt Nam. Tôi đã đặt câu hỏi rằng thật ra chỗ này xây Shophouse thì sẽ tốt hơn, hà cớ gì phải xây công trình này? Chủ đầu tư đã nói rằng, “Chỗ này là Phú Quốc United Center và đây là Grand World, đấy là đại thế giới nên tôi muốn ở trước cửa đại thế giới phải là một công trình của người Việt, một sản phẩm của người Việt và ghi dấu ấn của người Việt. Còn bán shophouse thì có thể bán ở khắp mọi nơi ở dải đất này, nhưng tôi muốn mọi người khắp nơi trên thế giới đến đây nhìn thấy một cái gì thực sự là Việt Nam. Hãy làm như thế và đừng quan tâm gì khác!”. Ở quảng trường rộng lớn ấy thì công trình được chọn đấy là “Huyền thoại Tre” của KTS Võ Trọng Nghĩa, mang ý nghĩa lạt mềm buộc chặt nhưng khi cần cứng vẫn trở thành một khối kiến trúc. Xung quanh những tòa nhà Châu Âu hoành tráng lộng lẫy, lại bao quanh bởi một rừng tre xanh rì, và trong đó là một kinh kỳ thu nhỏ của nhiều nền văn hóa khác nhau của Việt Nam. Bạn có thể vào trong đó và đắm chìm cả ngày ở trong đó, mà show diễn buổi tối chỉ là một viên ngọc ở trên đỉnh của cái vương miện đấy thôi.

Show diễn "Tinh hoa Việt Nam" tại Phú Quốc United Center

BTV Hoài Anh: Thưa quý vị, tầm nhìn của người tiên phong đang biến những vùng đất hoang thành những cực phát triển mới cho đất nước, biến những thôn xóm ngủ yên thành những điểm đến không ngủ, và hệ quả chắc chắn là dòng tiền thương mại, đầu tư đổ về đây cũng sẽ không hề ngủ yên. 

PHẦN 1: NHÀ KIẾN TẠO TỪ TÂM
BTV Hoài Anh: Xin chào đón và cảm ơn Đạo diễn Việt Tú và chị Lan Phương. Có một điều tôi vừa chợt khám phá ra, là chúng ta có một điểm chung. Đó là cả tôi và anh chị đều đang công tác trong những ngành nghề luôn song hành cùng những chuyến đi. Nghề phóng viên, biên tập viên thời sự phải luôn có mặt tại những điểm nóng nơi những câu chuyện thời sự đang xảy ra. Anh Việt Tú là một đạo diễn thì luôn phải di chuyển khắp nơi trên thế giới để nghiên cứu thị trường nghệ thuật, những live show, những chương trình lớn của bạn bè quốc tế. Chị Lan Phương – người ta quen thuộc với chị là hình ảnh của một “nữ tướng” sát sao với công việc thì rõ ràng là công trình Vinhomes có ở đâu thì tôi có thể tìm thấy chị ở đó rồi ! Người ta hay gọi vui nghề của chúng ta là nghề “chân chạy”, anh chị nghĩ sao về cụm từ này?

Đạo diễn Việt Tú: Tôi nghĩ đấy là một quan điểm thú vị. Tôi cũng đồng ý với Hoài Anh. Thực ra nghề nào cũng thế, nếu mà chúng ta không có sự trải nghiệm, hay nói cách khác là những chuyến đi, không chỉ là chúng ta đi ở trong nội tại quê hương chúng ta, mà đi ra thế giới để nhìn những thành tựu chung của nhân loại, để từ đó đúc kết ra những giá trị cơ bản nhất, những gì tinh túy nhất mang về phục vụ đất nước ta, thì không thể nào tạo ra những sản phẩm. Với cá nhân tôi, chính từ “chân chạy”, hay định nghĩa của cá nhân tôi là những chuyến đi, những trải nghiệm đến những đô thị, những thị trường về giải trí nghệ thuật hay thậm chí là những bất động sản có trái tim trên thế giới, đã mang lại cho tôi những trải nghiệm và những tác phẩm mà tôi có ngày hôm nay.

BTV Hoài Anh: Đó chính là những tác phẩm nghệ thuật có trái tim ở trong đó phải không ạ? Những tác phẩm có niềm tự hào của người Việt chúng ta và mang đậm dấu ấn của người Việt. Còn chị Lan Phương thì sao ạ? Tôi rất muốn nghe chia sẻ của chị?

Chị Lan Phương: Tôi cũng rất đồng ý với Hoài Anh và anh Việt Tú, nghề của chúng ta là nghề “chân chạy”. Vinhomes thì chắc các bạn cũng biết, hiện nay chúng ta có khoảng 27 khu đô thị trên khắp mọi miền đất nước. Đối với cá nhân tôi và các bạn đồng nghiệp thì nơi nào có dự án của Vinhomes là chúng tôi buộc phải đến khảo sát, nghiên cứu thị trường, biết từng ngọn cây, góc phố, từ lúc đó còn là những cánh đồng hoang vu, chưa có người ở, chưa có ai khai phá. Phải đến để hiểu được giá trị của mảnh đất đó, nắm được cái hồn và biết chúng ta sẽ thiết kế ở đó những sản phẩm gì cho phù hợp. Nếu mà không đến thì không thể có được sự cảm nhận sát, hay nói cách khác là không “yêu” được dự án đó. Nếu tôi không “yêu”, tôi không thuộc, tôi không thể truyền được ngọn lửa đến hệ thống chiến binh sale hàng nghìn quân của tôi được. Cái đó là bắt buộc tôi phải đặt chân đến miền đất đó, để khai phá và xác lập lên những dự án mới của mình.

BTV Hoài Anh: Người ta vẫn có câu là “Cuộc đời là những chuyến đi”, nhưng cũng chính vì thế mà với những người càng đi nhiều, càng xa nhà nhiều, ý nghĩa của mái ấm, của ngôi nhà càng lớn lao hơn. Tôi rất muốn được nghe anh Việt Tú và chị Lan Phương chia sẻ khái niệm ngôi nhà trong anh chị có ý nghĩa như thế nào?

Đạo diễn Việt Tú: Ngôi nhà đối với tôi đầu tiên quan trọng nhất là cái bếp. Bởi vì mọi người hay nói bếp ấm của mẹ mà. Ngôi nhà mà có một căn bếp ấm áp, lửa lúc nào cũng nổi lên và có nhiều món ăn ngon thì tôi cảm thấy ngôi nhà đó có được sự quây quần. Thứ hai là layout không gian xung quanh. Tại khu tôi ở, cũng là một dự án của Vinhomes, cả mùa dịch vừa rồi, tôi không có cảm giác rằng ở xung quanh tôi đang có dịch, tôi nghĩ đấy là may mắn không chỉ của riêng tôi mà còn của các cư dân Vinhomes. Tất nhiên là chúng tôi luôn tuân thủ các quy định giãn cách, nhưng mà bản thân cái không gian mà hàng sáng bạn nghe được tiếng chim hót, bạn nhìn thấy dòng sông đằng sau nhà vẫn có cá bơi lượn tung tăng, bạn vẫn thấy một bầu không khí rất là yên bình, thì đấy là một yếu tố nữa mà tôi cho là rất quan trọng, đó là không gian xung quanh. Và cuối cùng quay trở lại, đó là layout của một ngôi nhà. Một ngôi nhà dù rộng, rất rộng, đến cực rộng thì cần phải có giao lộ, nơi mà các thành viên nhiều thế hệ trong gia đình có thể gặp nhau. Tôi thấy rằng ở nơi tôi ở, nó đáp ứng được những điều đó, và đó là lí do mà dù đi đâu tôi luôn đem theo những tiêu chí đó, để mọi chuyến đi đều cho mình cảm giác gần nhất với bầu không khí ở nhà.

Việt Tú

Chị Lan Phương: Tôi không phải là người Hà Nội mà làm dâu Hà Nội. Ra đến Hà Nội thì tôi may mắn có hai gia đình. Gia đình nhỏ là nơi tôi sinh sống với các thành viên, bố mẹ, vợ chồng, con cái. Đúng như anh Việt Tú nói, biến cố Covid-19 xảy ra, gần như nó làm cho các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết với nhau hơn bao giờ hết, chúng ta hiểu được giá trị của một mái ấm tròn đầy hạnh phúc của gia đình. Gia đình thứ hai mà tôi muốn nhắc đến là Vinhomes, nơi tôi coi là một gia đình. Đó là nơi tôi có những thành viên là lãnh đạo, là anh chị em bạn bè đồng nghiệp, là các đối tác cộng sự và hàng nghìn các bạn sale. Đó là nơi giúp chúng tôi thỏa mãn được mọi đam mê để chinh phục nhiều đỉnh cao mới trong lĩnh vực công việc của mình.

BTV Hoài Anh: Cảm ơn chị Lan Phương. Chúng ta đang nói về những khái niệm có lẽ là đã chạm đến những cảm xúc và trái tim của chúng ta. Mở rộng chủ đề này, chúng ta có khái niệm “Những công trình có trái tim”. Anh Việt Tú nghĩ sao về khái niệm này?

Đạo diễn Việt Tú: Tôi nghĩ rằng những công trình có trái tim phải là những công trình mà ngay từ đầu chủ đầu tư và đội ngũ của mình đã đặt trái tim ở đấy. Bởi vì chứng nào chúng ta không nghìn một công trình mà chúng ta làm, dưới góc độ của người sử dụng thì tôi nghĩ rằng khó có thể đạt được đến khái niệm “Những công trình có trái tim”. Tôi là người làm cho Vinhomes, VinWonders và tập đoàn Vingroup rất là nhiều công trình, tôi luôn thấy đầu bài đặt ra lúc nào cũng có một cái note là “dựa trên những nghiên cứu của chúng tôi về mong muốn của người sử dụng”. Tôi cho rằng điều đó rất là quan trọng! Thường chúng ta dễ bị tư tưởng “chúng ta làm những điều mình thích”, đương nhiên một người làm chuyên nghiệp, làm là phải thích, chứng nào điều mà tôi làm chạm đến trái tim của bạn, để người xem có sự xúc động giống như tôi, chúng ta có sự xúc động giống nhau, giống như chúng ta ở trong vùng đất ấy, chúng ta cảm giác đó là nhà thì chứng tỏ là người ta đã chạm được đến trái tim bạn. Tôi tin đó mới là những công trình có trái tim! 

BTV Hoài Anh: Những cái chạm đến cảm xúc rất là quan trọng, không chỉ của riêng mình mà còn lắng nghe những mong muốn, những vui buồn của những người ở trong đó, thì đó mới thực sự là những công trình có trái tim phải không anh Việt Tú? 

Đạo diễn Việt Tú: Tôi muốn nói thêm rằng, đôi khi chúng ta cứ nghĩ rằng điều đó chỉ có trên giấy tờ, trên sách vở hay những sản phẩm marketing thôi, nhưng quay trở lại câu chuyện mà chúng ta không hề mong muốn, những tháng năm dịch bệnh, tôi mới nghĩ rằng mình đã may mắn vì có quyết định đúng. Trước đây khi tôi ở trên phố thì tôi vẫn cảm thấy mình hết sức thoải mái. Ông bà để lại cho bố mẹ tôi một cái nhà cổ ở trong phố, tất nhiên nhà hình ống thôi, ở trong một con ngõ rất sầm uất có thể đi bộ ra Nhà Thờ Lớn, ra Bờ Hồ. Tôi đã mất rất nhiều công để thuyết phục bản thân chuyển đi một nơi khác, nơi tôi đã ở 40 năm, suốt gần như một nửa cuộc đời.
Thời gian đầu cứ 6 giờ sáng, tôi nói cậu lái xe phải chở tôi vào lại trong phố để tôi sống lại bầu không khí trong phố. Nhưng đến bây giờ nếu ai bảo tôi quay trở lại, câu trả lời của tôi sẽ là không. Mình chỉ quay trở lại để thăm một nơi mình đã từng thuộc về thôi. Đợt vừa rồi tôi được sống ở một không gian mà không có cảm giác của sự giãn cách mà ngược lại xung quanh là một bầu không khí rất lạc quan. Tôi nghĩ đấy là giá trị cả một đời người mà những công trình ấy mang lại cho chúng ta. Đôi khi phải những thời điểm đặc biệt trong cuộc sống chúng ta mới nhận ra. Đấy cũng là một điều mà người ta phải đặt trái tim vào trong đó.

BTV Hoài Anh: Xin cảm ơn những chia sẻ thú vị của anh Việt Tú. Hoài Anh rất muốn hỏi chị Lan Phương với tư cách là một người gắn liền với những công trình của Vinhomes, chị nghĩ thế nào là một công trình có trái tim? 

Chị Lan Phương: Câu hỏi này của Hoài Anh rất là thú vị! Tôi cho rằng nhiều nhà đầu tư bất động sản và các chủ đầu tư bất động sản hiện nay, dần dần đang có tầm vóc lớn hơn, nghĩ đến những giá trị hướng đến cộng đồng nhiều hơn ngoài việc phải tạo ra lợi nhuận, tạo ra những ngôi nhà đẹp hay những dự án tầm cỡ quốc tế. Gần đây rất nhiều nhà phát triển bất động sản trong nước của chúng ta đang hướng đến mục tiêu vì cộng đồng, vì cư dân, gắn liền với trách nhiệm của xã hội. Tôi nghĩ rằng những công trình có trái tim của những chủ đầu tư bất động sản chuyên nghiệp phải hướng đến những giá trị đó. Đặc biệt tại Vinhomes, chúng tôi cũng hơi khác những chủ đầu tư bất động sản khác, chúng tôi không chỉ thiết kế, xây dựng, bàn giao, đưa công trình vào vận hành, mà chúng tôi còn có nguyên một bộ máy ekip quản lý vận hành những dự án đó, để làm sao người dân cảm thấy đây thực sự là một mái ấm, một ngôi nhà của mình, một cuộc sống đích thực. Đó có thể là một lời chào của những chị chăm sóc vườn tược, hay nụ cười của các anh bảo vệ, an ninh. Chúng tôi nghĩ rằng đó mới là cái giá trị cốt lõi của một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, chứ không phải là mình xây dựng nên những công trình to lớn để đời, nhưng rồi mình không mang những giá trị sống đích thực cho cư dân của mình thì đó không thể là nơi hạnh phúc ngập tràn được.

Đạo diễn Việt Tú: Tôi thường xuyên được bảo vệ chở về nhà bằng xe máy. Bởi vì có những lúc tôi đi bộ ra siêu thị thì trời đột ngột đổ mưa xuống. Có một anh bảo vệ đi ngang qua, dừng ngay xe lại dù không ai bảo bạn ý phải dừng lại cả, tôi để ý rất nhiều lần không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người được làm như thế. “Anh chị có muốn về nhà không? Anh chị ở khu nào ạ?”. Nếu cùng khu người ta sẽ chở về ngay còn nếu không sẽ gọi bộ đàm cho khu khác ra đón về. Nhiều khi có những thứ không cần to tát, nếu bạn xây nên những công trình to lớn vĩ đại nhưng bên trong đấy không có cái hồn, không có trái tim thì bạn sẽ giống như đứng giữa trời mưa lạnh nhìn những thứ vô cảm trôi qua. Đấy hoàn toàn không phải thứ ta muốn trong cuộc sống này phải không ạ?

Chị Lan Phương: Vinhomes xây dựng những khu đại đô thị “All-in-one”, nơi mà những gia đình “tam đại đồng đường” hay “tứ đại đồng đường” cũng có thể ở trong khu đô thị đó. Nhưng cái quan trọng ở đây, Vinhomes vẫn giữ được cái “tình làng, nghĩa xóm”. Mọi người nghĩ rằng sống ở căn hộ chung cư thì nhà ai biết nhà nấy, tối lửa tắt đèn không có nhau, nhưng Vinhomes có những giá trị riêng, những hoạt động dành cho cộng đồng cư dân: CLB Yoga, CLB Dancesport, CLB Thơ, Văn, Ca, Nhạc, Họa dành cho tất cả đối tượng.

Đạo diễn Việt Tú: Hồi đó tôi muốn làm cái bếp, bao giờ nhà cũng có 2 cái bếp, một bếp chuyên nấu đồ Việt phải hướng ra ngoài, thì ngay lập tức tôi nhận được câu trả lời rằng về mặt bản chất thì Vinhomes không cấm, nhưng hãy xin ý kiến của hàng xóm. Khi tôi sang nhà hàng xóm hỏi thì hàng xóm rất là wellcome. Điều đó cho tôi cái cảm giác như hồi mình sống ở trong phố. Tôi đã từng nghĩ rằng khi mình sống ở đây nơi nhà cao tầng, mỗi nhà cách biệt, mình không cần phải nhau, ai về nhà nấy, nhưng cuối cùng mình sang lại thấy thậm chí nó chẳng khác gì một khu phố cổ thu nhỏ, vì cuối cùng toàn là những người ở phố cổ sang. Điều đó phản ánh một xu hướng đã có ở trên thế giới, các khu trung tâm chỉ dành cho các công việc kinh doanh, cộng đồng, còn để ở thì phải có những đô thị vệ tinh.

Việt Tú 3

BTV Hoài Anh: Bây giờ tôi muốn anh Việt Tú và chị Lan Phương có một trải nghiệm đặc biệt. Đây là những chiếc vé của những chiếc tàu điện từ thời xưa của Hà Nội. Chúng ta sẽ cùng tham gia một chuyến hành trình đặc biệt. Điểm đến đầu tiên của chúng ta là phố cổ Hà Nội, chúng ta có thể mường tượng ra tiếng tàu điện leng keng của nhiều năm về trước. Không biết âm thanh này mang đến cho anh Việt Tú những suy nghĩ, những hồi ức hay cảm giác gì về những tháng ngày xa xưa, rất thân thương và nhiều khó khăn đó? 

Đạo diễn Việt Tú: Đây là thời kỳ rất đáng nhớ, chúng tôi cũng được trải nghiệm đi tàu điện, cũng nhìn thấy cái tem, cái phiếu. Tôi nghĩ những đô thị đó, những con người, những cảnh vật đó thực sự thích hợp với thời điểm khi mật độ dân cư Hà Nội rất là ít. Tôi vẫn còn nhớ khi ấy những lúc đi ra đường cũng không khác gì những ngày chúng ta phải giãn cách xã hội như bây giờ. Đô thị đó sinh ra để cho thời điểm đó, những hình ảnh ấy nó phù hợp với hình tượng người đô thị lúc bấy giờ. Tôi vẫn nhớ những máy nước công cộng mà tôi ra đó để tắm, đường phố lúc đó rất bé. Chúng tôi thật ra chưa bao giờ có vinh dự cầm chiếc vé tàu điện cả, chỉ đu theo, nhảy tàu trộm mà thôi.

Chị Lan Phương: Tôi không được có cái may mắn như anh Việt Tú, được nhảy tàu, được hái sấu, hái me, nhưng tôi cũng được mẹ dắt ra Hà Nội từ bé, đến nhà một cô bạn thân của mẹ, ở một khu tập thể, mà cô cũng là một cán bộ kỳ cựu của bộ Khoa học Công nghệ, được có một suất nhà ở khu tập thể. Tôi lúc đó mới chỉ hơn 10 tuổi thôi, ấn tượng ngay từ đầu là mình phải trèo cầu thang bộ lên khoảng 4-5 tầng. Tôi thấy rằng Hà Nội cũng có những sự tương phản giữa sự đông đúc xô bồ, hiện đại thì vẫn có nét chấm phá của những khu tập thể cũ rất là xưa. Kể cả sau này, khoảng năm 2001, 2002, mình ra Hà Nội sinh sống, thâm nhập nhiều hơn về các căn nhà cổ ở phố nhỏ như anh Việt Tú nói thì tôi lại càng ngạc nhiên hơn nữa vì một không gian sống mà hình như không có trong khái niệm của mình luôn! Nhưng có lẽ đó là nét văn hóa rất đặc trưng và không dễ để có một tác động về mặt tâm lý, về tư duy để thúc đẩy người dân Phố Cổ, để có những môi trường sống thoáng hơn, hay rộng hơn. Đó không phải chuyện đơn giản, ngày một, ngày hai.

BTV Hoài Anh: Những khu nhà Phố cổ cũng mang những nét rất là đặc trưng của Hà Nội và có lẽ là không có không gian kiến trúc nào giống như vậy được. Có những ngõ rất là hẹp thôi, chỉ một người đi vừa. Bản thân Hoài Anh, hồi bé thì sinh ra ở Hà Nội, nhưng vài tuổi thôi là đã vào miền Nam rồi, nên mình không biết được nhiều, nhưng khi lớn lên, trở ra lại ngoài này, thì mình bắt đầu mới hiểu hơn và đi đến những quán cà phê mà vào rất là sâu vào bên trong lại càng mở rộng, giống như là một nút thắt cổ chai, mà thực sự là Hoài Anh cảm thấy rất đặc sắc. 

Đạo diễn Việt Tú: Bọn tôi không chỉ phải đi vào trong những con ngõ rất là sâu, qua rất nhiều căn nhà vốn không bao giờ có ánh sáng cả. Mà nó còn mỏng, còn chật, đi vào bên trong đúng là mở ra như Hoài Anh nói, nhưng để đến tầng 3 thì tôi phải trèo qua rất nhiều công cụ, cầu thang sắt, rồi các loại,.. Bây giờ rất là khó mới nhận ra được mà chúng ta phải rất chịu khó quan sát, nhưng trước đây khi mà chỉ cần đi ra Chân Cầm, Thọ Xương, Ngõ Huyện, Phủ Doãn, các khu xung quanh, bạn sẽ thấy bao quanh một căn biệt thự cổ thời Pháp xây là vô số công trình cơi nới và lâu dần nó trở thành bộ mặt của đô thị, và những đứa trẻ như chúng tôi coi đấy là cả thế giới, cả bầu trời để khám phá. Đặc biệt là thời điểm mùa hè, mùa thu, thời tiết rất là đẹp, chúng tôi lang thang trên khắp các con phố và nhìn thấy một Hà Nội rất đáng yêu trong mắt mình. Bởi vì hồi bé vô lo mà! Còn bây giờ nó đúng là một vấn đề của đô thị.
Những thế hệ như mẹ tôi, có thể ở bên phố khổ, có thể rất là thiếu thốn nhưng họ vẫn có tư duy rằng đấy là nơi họ gắn bó, cho đến khi phải có một điều thực sự thuyết phục họ, để họ đồng ý chuyển đi, đó chính là những trào lưu mới bây giờ, những khu đô thị “all-in-one”, tạo cho người ta cảm giác được sự giao hòa giữa các thế hệ. Họ thấy rằng họ vẫn có cái cảm giác, cái tình cảm, cái trái tim, và tất cả những gì họ muốn ở đó. Thậm chí còn thấy thú vị vì được gặp những người quen cũ. Những khu đô thị đó phải tạo ra cảm giác mới lạ đối với thế hệ chúng tôi, nhưng cũng phải mang cảm giác quen thuộc cho thế hệ cũ. Nhà phát triển bất động sản nào làm được điều ấy một cách tự nhiên thì sẽ chạm được đến trái tim của những người dân đô thị phố cổ, hay những người tiêu dùng nói chung.

BTV Hoài Anh: Xin cảm ơn anh Tú! Thưa quý vị, bất động sản mà đại diện nhất là những ngôi nhà, chính là những minh chứng sống động nhất cho những thời kỳ lịch sử của đất nước. Mỗi một thời kỳ gắn liền với những đặc điểm xã hội riêng, từ đó ngôi nhà cũng được xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện sống và nếp sinh hoạt của từng thời kỳ. Đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, đời sống kinh tế ấm no hơn, bộ mặt đô thị đã khang trang hơn rất nhiều. Nhưng hơn 30 năm trong một tiến trình lịch sử của dân tộc chưa phải là quá dài, nên những giá trị cuộc sống của quá khứ khi đặt trong bối cảnh hiện tại, đã phát sinh nhiều vấn đề băn khoăn, suy nghĩ. Câu chuyện của những cư dân đang sống tại phố cổ Hà Nội và trong những khu tập thể cũ, những ngày cuối tháng 10 năm 2021. 

Chị Lan Phương: Hà Nội đang có đề án để giãn dân khu Phố cổ từ rất lâu rồi, nhưng cần những nguồn lực, nguồn lực từ xã hội, từ nhà nước, và rất là may là chúng ta đã trải qua những thời kỳ đầu tiên của thời kỳ phát triển mới của đất nước, chúng ta đã có thêm những người tiên phong, ví dụ như Vinhomes chẳng hạn. Chúng tôi cũng tiên phong trong việc chung tay cùng thủ đô, thực hiện việc giãn dân, di chuyển một phần đông dân số đang nằm ở các quận trung tâm Hà Nội, như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, để về các khu đại đô thị được xây mới, tuy rằng nó đâu đó cách xa so với trung tâm nhưng tôi tin rằng bất kỳ một người dân phố cổ, có sự trải nghiệm, có khoảng thời gian nhất định để đến thăm một trong hai khu đại đô thị của Vinhomes ở phía Đông và phía Tây Hà Nội thì chắc chắn những người dân trong phố cổ sẽ dần dần có những thay đổi trong suy nghĩ, trong tư duy về chân dung của cuộc sống ở khu đô thị mới. Đó là một sự đối lập không bao giờ ngừng lại, bắt buộc phải tồn tại song song để tạo nên sự chấm phá trong cuộc sống của chúng ta.
Đó là trách nhiệm mà tôi muốn chia sẻ với quý vị, đó là Vinhomes – một trong những người tiên phong, một trong những nhà đầu tư phát triển bất động sản chuyên nghiệp cũng chung tay cùng thủ đô, chung tay cùng các thành phố lớn để thực hiện việc giãn dân, di chuyển bớt luồng dân cư đang bị chật chội, và đông đúc quá ở trung tâm nội đô ra những thành phố mới. Chúng ta đã có thành phố Thủ Đức mới, chúng ta cũng có về phía Tây của Hà Nội đang phát triển rất nhiều khu đại đô thị và dự án mới và gần 3-5 năm gần đây cũng đã có những đại dự án mới ở phía Đông Hà Nội, đó có thể là Ecopark, là Vinhomes Ocean Park và một số các dự án mà tôi cho rằng trong tương lai nếu triển khai sẽ chỉnh trang lại được khuôn mặt đô thị của Hà Nội nói riêng và cả nước mình nói chung.

Đạo diễn Việt Tú: Trước đây mọi người chỉ chú ý đến một nơi để ở thôi, nhưng để mọi người ở thì cần có cộng đồng xung quanh. Không chỉ riêng người Hà Nội, người ở đô thị nào, dù ở khắp mọi nơi trên thế giới cũng có chung tâm tư như vậy. Nhà phát triển phải có tầm nhìn không chỉ trước mắt, mà còn nhìn thấy nhu cầu của người dân ở nhiều thế hệ. Khi bạn bỏ rất nhiều trái tim của bạn vào một công trình thì bạn sẽ nhận lại rất nhiều trái tim của dân cư.

BTV Hoài Anh: Một công trình có trái tim thì phải xuất phát từ những nhà kiến tạo có trái tim phải không? 

Chị Lan Phương: Giá trị lớn nhất của Vinhomes không phải là các công trình nghìn tỷ, các đại đô đô thị, mà Vinhomes đã làm đã xây, mà đó là khách hàng, đó là tài sản quý giá nhất của Vinhomes và chúng tôi đã đặt khách hàng làm trọng tâm. Khi chúng tôi thực hiện các đại đô thị “All-in-one”, ví dụ như Vinhomes Grand Park ở Quận 9 trước đây, bây giờ là TP.Thủ Đức, hay là Vinhomes Ocean Park ở Gia Lâm (Hà Nội), Vinhomes Smart City ở Nam Từ Liêm, chúng tôi đều gặp trở ngại lớn nhất là mọi người ngại đi xa, mọi người đã quen sống ở phố cổ. Chúng tôi hình dung ra đây là một cuộc cách mạng, thay đổi suy nghĩ, thói quen trong cách sinh hoạt hằng ngày, để thuyết phục được người dân phố cổ di chuyển đến các khu đại đô thị mà Vinhomes xây dựng, cần rất nhiều thời gian trong việc làm công tác tư tưởng này. Đó là trở ngại đầu tiên, chứ không phải vấn đề rằng giá có cao không, người dân có chấp nhận không, mà câu hỏi đầu tiên là làm sao phá bỏ được rào cản tâm lý, cái tư duy trong suy nghĩ của người dân phố cổ rằng phải rời khỏi phố cổ và thay vì ở phố cổ ta chọn nơi nào để sinh sống.

BTV Hoài Anh: Trong quá trình chúng ta livestream thì có một câu hỏi rất là trực diện dành cho chị Lan Phương: “Bây giờ tôi thấy nhà phát triển bất động sản nào cũng khoác lên mình những lời quảng cáo rất hoa mỹ, tôi nên đặt niềm tin ở đâu?” 

Chị Lan Phương: Câu hỏi này của bạn cũng là câu hỏi phản ánh thực trạng chung của thị trường hiện nay. Ở góc độ tích cực, các sản phẩm, ấn phẩm, tài liệu marketing của các chủ đầu tư, họ trau chuốt, họ có sự đầu tư rất lớn, vô cùng chỉn chu, vô cùng chuyên nghiệp. Ở phía Vinhomes, không chỉ là người thiết kế, xây dựng mà còn quản lý vận hành, cho nên chúng tôi cho rằng nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp phải có cái tâm, và chữ tâm phải gắn với tín – tín là niềm tin, là uy tín của Vinhomes, niềm tin của khách hàng. Anh nói hay đến bao nhiêu, anh quảng cáo dùng mỹ từ ngọt đến mức độ nào, hình ảnh có đẹp long lanh, nhưng quan trọng là có làm được tới hay không? Làm được tới rồi thì có vận hành, quản lý được như concept ban đầu tạo dựng hay không?
Khi chúng tôi thuê các nhà thiết kế chuyên nghiệp từ nước ngoài về, cái khó khăn đầu tiên là khác biệt về văn hóa.Có thể họ đưa cho mình những ý tưởng rất hay, rất độc đáo, vô cùng ấn tượng, nhưng câu hỏi mà chúng tôi đưa ra là sau này quản lý vận hành như thế nào? Cư dân sử dụng có hữu ích hay không? Đại đa số người dân Vinhomes đang ở các đô thị có enjoy được hay không? Đẹp, kỳ vĩ nhưng quan trọng là tính hữu dụng, tính thực tế. Không chỉ là vấn đề về tài chính mà còn là vấn đề con người. Công trình của mình phải mang dáng dấp, không chỉ là một nhà bất động sản tiên phong mà còn là người gửi chữ “tâm” và chữ “tín” về từng sản phẩm của mình.

Lan Phương 4

Đạo diễn Việt Tú: Tôi có một góc nhìn khác về “người tiên phong”, dưới góc nhìn của người tiêu dùng và cả người phát triển sản phẩm, tôi thấy rằng giá trị của người tiên phong mang lại không chỉ ở riêng sản phẩm của người tiên phong, mà còn tạo ra chất lượng của cả thị trường được nâng lên. Phải làm tốt hơn bình thường so với mức thông thường. Đó là giá trị tiên phong mà chúng ta mang lại từ những chi tiết nhỏ nhất. Khi chúng ta làm được điều đó thì thị trường thấy rằng, hóa ra nó không chỉ là cái nhà để ở, để đẹp, nó còn phải là dịch vụ, là sản phẩm, là tiện ích. Tôi nghĩ điều đó mang đến cái tốt chung. Chính chúng ta cũng có động lực để tốt hơn chúng ta mỗi ngày. Giá trị của bạn được ghi nhận, khi bạn là người tạo ra lực đẩy cho thị trường. Giá trị của người tiên phong là tạo ra những chuẩn mực mới. Người ta luôn nói về việc “thổi hồn” vào từng công trình, nhưng không hiểu được điều gì tạo nên cái “hồn”. Đó chính là trái tim, là những giá trị nhân văn.

BTV Hoài Anh: Có một cư dân của Vinhomes Smart City rất tâm huyết với những chia sẻ của chị Lan Phương, đã vừa post lên một bức ảnh chụp lại một cánh đồng ruộng lứa kèm theo câu hỏi “Nhà bạn ở đâu?”. Đó là hình ảnh của năm 2018 mà bạn khán giả chia sẻ, còn bây giờ đó là đã là những tòa nhà của Vinhomes Smart City rồi. 3 năm những ruộng lúa, đầm lầy đã trở thành những đại đô thị có ý nghĩa biểu tượng. Điều gì đã khiến cho Vinhomes có thể chinh phục một cách thần tốc những giới hạn chưa từng có tiền lệ như vậy? 

Chị Lan Phương: Thật ra đối với chúng tôi những nhà phát triển bất động sản, mục tiêu lớn nhất mà tập đoàn hướng đến, đó là chung tay cùng thủ đô, cùng TP.HCM thực hiện những cuộc giãn dân. Trong này có một câu chuyện tôi muốn chia sẻ. Cũng vào năm 2018, chúng tôi phải đi lễ quanh dự án để động thổ khởi công và sau 2 năm tôi quay trở lại, khi bàn giao căn hộ đầu tiên, tôi đã vô cùng xúc động, khi đến đình làng, thờ vị Thành Hoàng Làng rất linh thiêng, thì người dân ở đó nói rằng, “hồi xưa chủ đầu tư về đây bọn tôi không thích đâu”, vì mọi người nghĩ rằng mình lấy đi những tấc đất tấc vàng, những mảnh ruộng, cánh đồng của người dân, nhưng bây giờ thì cũng chính người dân chia sẻ rằng “tôi không nghĩ chủ đầu tư họ tâm huyết, họ có thể xây dựng nhanh đến thế, chỉ mới 2 năm thôi, giờ chúng tôi cũng được đi dạo thăm Vườn Nhật, được đi bộ ở công viên trung tâm”, điều đặc biệt làm chúng tôi xúc động đó là người dân chia sẻ rằng “giờ chúng tôi lại bán những mảnh đất mình đang có, để mong mua được một căn hộ, để con cháu mình ở, thoát khỏi cảnh tệ nạn xã hội và mong con cháu mình được sống ở một cuộc sống tri thức mới”.

BTV Hoài Anh: Thưa quý vị, chúng tôi muốn gọi những người xây nên những khu đại đô thị, để nâng cao chất lượng sống của người dân, tạo ra những cuộc đại dịch chuyển, là những “nhà kiến tạo từ tâm”. Họ đã biến những điều tưởng chừng không thể thành có thể bằng chính tâm huyết và nhận về trách nhiệm lớn lao của mình. 

 

Post a Comment

Previous Post Next Post