Người tiên phong là những người vượt qua những rào cản về tư duy để hiện thực hóa mục tiêu và sứ mệnh của mình. Người tiên phong không đặt ra điều kiện mà phải chờ khi đủ mới bắt đầu bắt tay thực hiện, vì thực tế cho thấy, không có thời điểm nào là hoàn hảo để chờ đợi. Họ hiểu rằng: thời điểm tốt nhất để bắt đầu là ngay bây giờ.
Gieo một mầm hạt hôm nay sẽ tạo nên một cánh rừng vào ngày mai. Chân dung người tiên phong trong số thứ 4 này, chúng tôi muốn nói đến những người tiêu dùng đang xây dựng tương lai từ hiện tại. Chào mừng quý vị đến với chủ đề GreenCode to the future – Mã xanh vào tương lai.
Và bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu chuyến hành trình vào Mã xanh tương lai buổi Talk show ngày hôm nay sẽ có sự góp mặt của Người dẫn chương trình Biên tập viên Ngọc Trinh cùng các khách mời:
Nhà báo Trương Anh Ngọc – Cư dân Vinhomes Ocean Park là phóng viên thời sự quốc tế, phóng viên thể thao, bình luận viên bóng đá nổi tiếng. Anh từng sống và làm việc tại Ý với vai trò là trưởng cơ quan thường trú của Thông tấn xã Việt Nam. Anh là nhà báo Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến lúc này được tạp chí bóng đá Pháp France Football bình chọn làm đại diện quả bóng vàng FIFA hàng năm kể từ năm 2010. Bên cạnh công việc của một nhà báo, anh Ngọc còn là người đầy ắp những trải nghiệm cuộc sống khắp nên trên thế giới tập hợp thành những cuốn ký sự viết về hành trình khám phá và tác nghiệp của mình.
Anh Nguyễn Đăng Quang – Giám đốc kinh doanh ô tô miền Bắc của Vinfast là một người có đam mê với tốc độ. Anh đã trải qua rất nhiều vị trí và công việc liên quan đến những chiếc xe ô tô và mô tô. Anh Qung là một người có những trải nghiệm phong phú về xe cộ và cuộc sống trên những con đường ở nhiều thành phố trên Thế giới. Anh luôn hướng đến những giá trị bền vững trong cuộc sống cũng như trong công việc. Với vai trò của mình tại Vinfast, anh là cầu nối gắn kết những giá trị tiên phong made in Vietnam trong những chiếc xe của Vinfast đến với người tiêu dùng Việt Nam.
PHẦN 3: “THẾ HỆ GREEN – GENGREEN”
BTV Ngọc Trinh: Nếu như có một khoản tiền 800 triệu để chi tiêu “xanh” thì các anh sẽ chi cho việc gì?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Mua xe điện VinFast!
Anh Nguyễn Đăng Quang: Còn tôi thì xe điện tôi đã mua rồi, nên nếu có 800 triệu như thế thì tôi sẽ có một mảnh vườn, tự trồng rau, tự cung tự cấp, nếu có dư ra thì sẽ chia sẻ cho bạn bè, người thân.
BTV Ngọc Trinh: Vậy còn kênh đầu tư nào đem lại hạnh phúc và có thể khiến các anh cảm thấy trách nhiệm hơn? Đầu tư bất động sản? Hay đầu tư chứng khoán? Hoặc một đáp án tùy chọn của các anh?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi chẳng liên quan gì đến bất động sản, chẳng liên quan gì đến chứng khoán cả, dù rất nhiều người rủ đầu tư, rủ mua đất đai. Với tôi, tiền làm chẳng biết bao giờ mới đủ, cũng chẳng biết như thế nào gọi là giàu. Vì thế tôi luôn luôn đầu tư vào tất cả những gì khiến cho mình cảm thấy hạnh phúc. Những cuốn sách, những bộ phim hay, những chuyến đi đến khắp nơi trên thế giới…Bởi chúng ta chỉ sống có một lần thôi!
Anh Nguyễn Đăng Quang: Với tôi thì kênh đầu tư tốt nhất là đầu tư cho con cái. Khi mà con cái mình được đầu tư tốt thì bản thân chúng sẽ tự lo, tự chủ được, lúc đó mình sẽ không phải phiền muộn rằng con mình ăn uống như thế nào, hay xa hơn là tương lai ra sao. Đầu tư tốt cho con cái, cũng là đầu tư tốt cho xã hội, vì khi con cái mình phát triển tốt thì có thể đóng góp được cho xã hội, cho những người xung quanh.
BTV Ngọc Trinh: Như các anh thấy đấy, rất nhiều người cho rằng đồng tiền là một thứ rất lạnh lẽo, và đòi hỏi sự tỉnh táo, nhưng trên thực tế thì điểm đến của đồng tiền không phải để sinh sôi, mà quan trọng nhất là bên cạnh tiền chúng ta còn có thêm những giá trị gì nữa? Thứ để định nghĩa một con người, là cách họ chi tiêu tiền và sự chịu trách nhiệm trước những đồng tiền họ chi tiêu. Đó chính là cách định nghĩa của một người tiêu dùng thế hệ mới, một người tiêu dùng văn minh và có “Green Code”.
Chúng ta đã định nghĩa và vẽ chân dung khá rõ nét về những người tiêu dùng xanh của hiện tại, vậy thì theo các anh Green Code sẽ nằm ở đâu trong mã gen của các thế hệ người Việt trong tương lai?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: “Green Code” ấy trước hết nó nằm trong chính chúng ta và sẽ nằm trong con cái chúng ta, nếu được sự “kích hoạt” của người lớn. Bởi trẻ con sẽ nhìn vào người lớn, nhìn vào cha mẹ để làm gương. Chúng ta có gương mẫu hay không? Đó là câu hỏi mà tất cả các vị phụ huynh đều phải trả lời.
BTV Ngọc Trinh: Quan niệm của anh Trương Anh Ngọc không phải bây giờ mới có. Các cụ ngày xưa cũng có câu: “Nhìn cây sửa đất, nhìn con để sửa mình”. Lúc nãy anh Quang có chia sẻ rằng, anh muốn đầu tư cho con cái. Nhìn về nghĩa đen, đầu tư ở đây có thể là về tiền bạc, để cho con có được môi trường giáo dục tốt nhất, nhưng ý nghĩa khác của sự đầu tư mà anh muốn gieo cho những hạt mầm của anh, là gì?
Anh Nguyễn Đăng Quang: Tôi nghĩ lớn nhất vẫn là giáo dục, nhưng giáo dục ở đây xuất phát từ chính trong gia đình của mình. Tôi cũng cùng chung quan điểm với anh Ngọc, đó là phải từ chính chúng ta. Bởi dạy con cũng là dạy mình, tôi tự thấy bản thân học được tính kiên nhẫn kể từ khi bắt đầu nuôi dạy con cái.
BTV Ngọc Trinh: Tôi thì cho rằng, có 2 từ rất quan trọng cần được gieo vào trong những đứa trẻ, đó là “chia sẻ” và “có trách nhiệm”. Những đứa trẻ ngày nay được sinh ra trong thời đại thiếu thì cũng không ai thiếu, nhưng thừa thì cũng không phải ai cũng thừa. Nhưng tôi tin rằng, những đứa trẻ được sinh ra trong những vùng xanh, trong những khu đô thị có tính cộng đồng cao, sẽ có xu hướng khác những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong những môi trường cá biệt.
Vậy thì tôi muốn hỏi anh Trương Anh Ngọc rằng, những đứa trẻ được sinh ra trong những vùng xanh, trong những gia đình mà bố mẹ có quan điểm rất rõ về “Green Code” thì sẽ giống và khác gì so với những đứa trẻ có điều kiện sống, môi trường sống khác biệt?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Trên thực tế thì mỗi đứa trẻ sẽ luôn tồn tại 2 khía cạnh để noi theo. Thứ nhất là theo bố mẹ. Thứ hai là bản thân những đứa trẻ sống trong những vùng xanh và trong những gia đình có dân chủ thì luôn luôn sẵn có chủ kiến của riêng mình. Những đứa trẻ như thế rất tự lập và luôn sẵn sàng đặt những câu hỏi. Chúng sẽ so sánh được sự khác biệt giữa vùng xanh nơi chúng đang sinh sống và những nơi khác, để rồi tìm cách nhân rộng vùng xanh ấy.
BTV Ngọc Trinh: Thật ra người Việt luôn luôn có một định kiến là chúng ta đi sau thế giới. Vậy thì theo các anh Gen Green – Những đứa trẻ được gieo mầm với ý thức trách nhiệm với môi trường, cộng đồng có tạo ra sự thay đổi lớn đó hay không?
Anh Nguyễn Đăng Quang: Có chứ! Đối với những đứa trẻ khi có điều kiện được tiếp cận hơn, học tập ở môi trường tốt, sống ở nơi tốt, có những cộng đồng tốt ở xung quanh, sẽ kích thích tư duy sáng tạo hơn, đồng thời chúng sẽ dám thử thách bản thân. Các con được sống ở những môi trường như vậy rồi, các con sẽ không đặt nặng rằng mục đích cuối cùng của đời người là kiếm tiền rồi nghỉ hưu. Các con cũng sẽ nghĩ thoáng hơn, nghĩ khác đi, muốn tìm cách ghi dấu ấn của mình trong xã hội, tìm ra những đột phá mà chưa ai dám làm.
BTV Ngọc Trinh: Thưa quý vị, chương trình Người tiên phong hôm nay, chúng ta đã lắng nghe được rất nhiều tiếng nói của những người tiên phong, đó là anh Trương Anh Ngọc, anh Đăng Quang, những thế hệ trẻ… về những giá trị xanh mà những người tiên phong mang lại. Người tiên phong là người tạo nền tảng, còn hành động hay không thuộc về chúng ta. Một lần nữa, rất cảm ơn các anh đã đóng góp những câu chuyện và góc nhìn thú vị cho chương trình ngày hôm nay!
PHẦN 2: VÙNG XANH THẾ HỆ MỚI
BTV Ngọc Trinh: Thưa quý vị khán giả cùng 2 khách mời, có một điều đặc biệt trùng hợp là livestream Người tiên phong hôm nay trùng thời điểm đang diễn ra sự kiện quan trọng nhất thế giới về biến đổi khí hậu: COP26 đang diễn ra tại Glasgow, Anh Quốc. Đây là trang bìa của tạp chí Times với hình các nguyên thủ quốc gia và dòng chữ “Last call”. COP 26 được cho là ‘cơ hội cuối cùng để cứu trái đất’. Các khách mời của chúng ta, suy nghĩ gì về hình ảnh này?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Trang bìa này khiến tôi cảm thấy rất u ám. Những con người xuất hiện trong trang bìa họ sẽ quyết định vận mệnh của toàn cầu. Từ “Last call” khiến cho tôi cảm thấy một điều thống thiết, nhưng tôi biết rằng đã có rất nhiều hội nghị thượng đỉnh trước đây, người ta đã nhắc đến từ “Last call” này rồi. Đây có lẽ chính là cơ hội cuối cùng để các nước cam kết cắt giảm khí thải và cũng là cơ hội cuối cùng để chúng ta tự cứu lấy chính mình.
Anh Nguyễn Đăng Quang: Tôi thấy rằng trong bức hình, không chỉ có những vị nguyên thủ quốc gia mà còn có những bóng người ẩn hiện ở đằng sau. Theo tôi trách nhiệm này không chỉ đặt lên vai các vị nguyên thủ, mà còn cần sự chung tay của tất cả mọi người dân trên toàn thế giới.
BTV Ngọc Trinh: Tôi cũng cho rằng trang bìa này phải cần đến 8 tỷ gương mặt, của tất cả những người trên trái đất. Bởi mỗi hành vi tưởng như rất nhỏ thôi của mỗi người, cũng mang đến sự thay đổi lớn đến toàn thế giới. Xin hỏi anh Quang, VinFast vừa ra mắt chiếc xe điện thông minh VF e34. Tại sao có thể xem VF e34 là một lựa chọn cá nhân hoá về ô tô xanh bảo vệ môi trường?
Anh Nguyễn Đăng Quang: Thứ nhất, đây là chiếc xe không phát thải khí thải CO2, nên nó sẽ không ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính. Thứ hai, đây là chiếc xe không tạo ra tiếng ồn. Nó sẽ cho chúng ta sự thảnh thơi hơn, không còn phải đau đầu khi lái xe bởi tiếng động cơ, cũng không ảnh hưởng đến những người xung quanh khi chúng ta di chuyển. Điểm thứ ba, là chiếc xe này không có mùi khó chịu từ xăng, dầu. Nhờ vậy mà nó không ảnh hưởng đến bầu không khí của gia đình chúng ta, lẫn không gây hại cho môi trường.
Chiếc xe điện này không chỉ đơn thuần là một phương tiện di chuyển, mà còn mang trong mình rất nhiều công nghệ thông minh. Ví dụ như trợ lý ảo Vivi do chính người Việt phát triển, có thể phân biết được tiếng Việt bất kể vùng miền. Bạn có thể điều khiển trợ lý ảo bằng giọng nói, để mở nhạc, hay thậm chí là chỉ dẫn cho bạn tuyến đường nhanh nhất, tránh các điểm nóng tắc đường.
BTV Ngọc Trinh: Anh Trương Anh Ngọc thấy thế nào về xu hướng sử dụng xe điện trên thế giới và góc nhìn của anh về vấn đề này như thế nào?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Xu hướng sử dụng xe điện thực tế đã phát triển rất lâu rồi, với Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường hàng đầu trên thế giới, thế nhưng những nguyên lý hoạt động đầu tiên của xe điện lại bắt đầu từ châu Âu. Ở châu Âu, họ cùng lúc vừa trồng nhiều cây xanh, tạo nhiều con đường hơn dành cho xe đạp, cũng như thúc đẩy sự phát triển của xe điện. Tại Ý, nơi người dân có văn hóa ô tô, trung bình cứ 1,3 người Ý thì có một xe ô tô dùng nhiên liệu đốt trong. Thế nhưng gần đây người Ý cũng đã nhận thấy rằng đã đến lúc phải thay đổi. Một đất nước xinh đẹp như vậy, tại sao lại có quá nhiều ô tô như vậy? Quay trở lại Việt Nam, trong những năm gần đây truyền thông cũng đã nhắc đến nhiều về xe điện. Đây cũng là một điều tương đối tích cực. Rất nhiều bạn bè của tôi đã đặt trước xe điện của VinFast và nói rằng, nếu dùng thực sự tốt họ sẽ sẵn sàng từ bỏ chiếc xe xăng của mình.
BTV Ngọc Trinh: Tôi muốn đặt câu hỏi cho anh Quang, nếu như giờ đây tôi có 2 sự lựa chọn để đầu tư cho một chiếc xe, giữa xe xăng và xe điện, đặt lên bàn cân, việc mua, vận hành, sử dụng một chiếc xe điện có sự giống và khác nhau như thế nào so với một chiếc xe xăng? Đặc biệt ở góc độ kinh tế thì cái nào có lợi hơn?
Anh Nguyễn Đăng Quang: Khi nghĩ đến việc sử dụng xe điện, khó khăn đầu tiên mọi người nghĩ đến bao giờ cũng là việc sạc điện. Sạc ở đâu? Như thế nào? Cái thứ hai, là mọi người lo lắng về quả pin. Bởi quả pin sẽ bị chai đi theo thời gian, giống như chúng ta sử dụng điện thoại. Những yếu tố này VinFast đều đã lo cho khách hàng bằng một giải pháp chưa từng có! Chúng tôi cho khách hàng được thuê pin. Khi mua xe, thay vì phải mua cả pin thì VinFast không bán mà cho khách hàng thuê quả pin đó. Chúng tôi nhận rủi ro về cho khách hàng. Một điểm nữa là với chiếc xe điện VF e34, chi phí bảo dưỡng cực kỳ thấp, chỉ bằng 1/3 so với xe xăng. Thời gian để chăm sóc và bảo dưỡng xe cũng tiết kiệm hơn hẳn.
Ngoài ra đối với các khách hàng chuyển từ xe xăng sang xe điện, chúng tôi có một phần hỗ trợ từ quỹ “Vì tương lai xanh” của Vingroup, hỗ trợ 30 triệu cho khách hàng, để họ bớt lăn tăn khi quyết định chuyển đổi. Cư dân Vinhomes khi sở hữu xe điện cũng được miễn phí gửi xe, thậm chí là miễn phí cả khi đến các trung tâm thương mại của Vincom. Và tại những địa điểm gửi xe này cũng có các trạm sạc điện được thiết lập sẵn. Chính những lợi ích đó mà chỉ trong 24 giờ đầu tiên mở bán chúng tôi đã có tới 4.000 đơn hàng và sau 6 tháng là hơn 25.000 đơn hàng.
BTV Ngọc Trinh: Tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người Việt Nam hay mỗi người dân toàn thế giới, đều có một mã “Green Code” ở bên trong mình rồi. Bản năng đã tự mách bảo chúng ta hãy lựa chọn những gì an toàn và bền vững. Nhưng quan trọng nhất là khi tôi muốn bảo vệ môi trường, tôi cái giá tôi phải chi ra bao nhiêu tiền? Rõ ràng việc lựa chọn xe điện đã tiết kiệm cho người tiêu dùng ngay từ những chi phí đầu tiên. Tiết kiệm từ quả pin, cho tới chi phí vận hành, thời gian bảo dưỡng…Tiết kiệm cả số tiền chúng ta bỏ ra để mua khẩu trang, mua máy lọc không khí. Một chiếc xe có giá thành đầu tư thấp nhất, nhưng có thể lại giúp chúng ta tiếp cận được những nhu cầu ở tầng cao nhất, trong tháp nhu cầu của con người.
Nếu như có một viễn cảnh, Việt Nam của chúng ta cũng giống như Na Uy, nơi có đến 80% xe lưu hành là xe điện thì lúc đấy theo các anh điều gì sẽ xảy ra?
Anh Nguyễn Đăng Quang: Nếu như 80% xe lưu hành là xe điện thì áp lực cho môi trường sẽ giảm, cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn, mọi người sẽ sống lâu hơn và ít mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chúng ta sẽ không còn phải lo lắng đến chuyện mang khẩu trang ra khỏi nhà, hay lo nếu mở cửa sổ ra chiếc máy lọc không khí có cảnh báo hay không. Tôi rất mong viễn cảnh đó sẽ đến và tôi tin rằng nó sẽ đến sớm thôi.
BTV Ngọc Trinh: Có một câu hỏi, tôi rất muốn đặt ra cho anh Trương Anh Ngọc. Liệu cái nhìn của người khác sẽ tác động thế nào đến lựa chọn của chúng ta? Ví dụ như anh Ngọc, một người đang ở “nhà phố” lại chuyển về Vinhomes Ocean Park để ở, rồi thì có ô tô để đi, nhưng lại chọn đi xe buýt. Anh có sợ bị đánh giá hay không? Và anh ứng xử thế nào với sự đánh giá như vậy?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Cứ khoảng tháng một lần, tôi chụp một bức ảnh từ ban công nhà mình nhìn sang hướng VinUni, kiểu gì cũng được…hơn nghìn like. Bởi vì mọi người thích cái “view” đấy, họ nói rằng “nhìn cứ như ở Tây”! Chỉ từ sự so sánh đấy thôi, tôi cảm nhận rằng mình chẳng cần phải chứng minh gì nữa. Đây không phải câu chuyện đúng hay sai, mà có phù hợp với bản thân mình hay không. Tôi không nói mình là “người tiên phong”, tôi chỉ nghĩ rằng mình đã lựa chọn một cách sống đúng và khác với số đông. Những người như tôi có lẽ sẽ bị số đông đánh giá, nhưng rồi khi số đông thấy mình vẫn thoải mái, hạnh phúc họ sẽ phải suy nghĩ chứ? Tại sao ông Ngọc lại được tận hưởng cuộc sống như vậy? Có phải vì ông ý nhiều tiền không? Không phải! Vì ông ý lựa chọn đúng! Nếu vậy mình cũng phải thay đổi.
PHẦN 1: KHÁI NIỆM MỚI VỀ ĐÔ THỊ XANH
BTV Ngọc Trinh: Xin chào anh Trương Anh Ngọc, anh Nguyễn Đăng Quang,rất cảm ơn các anh đã nhận lời tham gia chương trình “Người Tiên Phong” ngày hôm nay! Như các anh cũng thấy đấy, dù không muốn nhắc đến chút nào nhưng đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi quá nhiều thứ, trong đó có sự thay đổi cả cách chúng ta chào nhau.
Tôi muốn hỏi anh Ngọc, những người theo dõi anh trên Facebook đều biết rằng anh vừa có một cuộc đại dịch chuyển? Lý do vì sao anh lại có quyết định này? Trong khi rất ít người ở lứa tuổi của anh lựa chọn sự thay đổi này?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Quan niệm ngày xưa của thời chúng tôi là nơi mình sống phải gần cơ quan nhất. Theo tôi quan niệm này xuất phát từ những thói quen sống và môi trường sống của chúng ta. Tôi đã có một thời gian du học tại nước ngoài, trong một trường đại học mà từ kí túc xá đến giảng đường phải mất đến 15-20 phút đi bộ. Nó khác hoàn toàn so với ngôi trường khi tôi học ở Việt Nam nằm ở trung tâm thành phố, nơi không có những khoảng không gian như vậy. Điều đó cũng giống như khi tôi chuyển từ căn nhà cấp 4 trong trung tâm của mình để chuyển đến Vinhomes Ocean Park, tôi thấy mình như sang một thế giới khác!
Người Ý nói rằng:”Tôi không ăn đồ ăn nhanh, bởi vì tôi sống chậm”. Sống chậm để họ trân trọng và tận hưởng cuộc sống, từ đồ ăn, những giây phút bên gia đình và không gian thiên nhiên xung quanh. Người nước ngoài họ được hưởng cuộc sống thiên nhiên thực sự, bởi họ có quy hoạch tốt, có sự trân trọng thiên nhiên và mức chi phí cũng không hề cao chút nào, những công viên xanh tại Châu Âu hoàn toàn “free”!
Tôi vẫn nhớ khi trở về nước vào năm 2016, tôi mở cửa sổ nhà mình và ngước lên thì chỉ toàn thấy… dây điện! Không có bầu trời! Tôi đã quen với cuộc sống tại Singapore, Ý, cũng như khi đi khắp nơi trên thế giới, những nơi có bầu trời với rất nhiều màu xanh như vậy, nên khi quay trở về nước điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó là mình phải thay đổi. Tôi quyết định bán đi ngôi nhà 5 tầng mình đang ở để chuyển về khu Vinhomes Ocean Park để đánh đổi lấy một không gian mà tôi thuộc về. Tôi cần sự yên tĩnh, cần sự an toàn, an toàn cả trong tâm hồn. Không còn phải ức chế khi nhìn thấy người ta đi ngược chiều, không còn phải nghe tiếng còi xe ầm ĩ…Hơn một năm rưỡi dịch, tôi cảm thấy sống ở một nơi như thế này giúp chúng ta giảm thiểu rất nhiều sự ức chế khi không được ra ngoài, tiếp xúc với mọi người.
Anh Nguyễn Đăng Quang: Trước đây tôi cũng có thời gian học tại Nga, cứ bước chân xuống phố, hoặc bất kể khu vui chơi nào đều có cây xanh, đều có các tiện ích và không gian cho trẻ con chơi. Họ đã phát triển hơn chúng ta 50-100 năm trước rồi, nhưng vẫn giữ nguyên được những không gian như vậy. Và ngay cả các giá trị bất động sản tại các nước phát triển thì đều hướng đến các nhu cầu về không gian, cây xanh, cảnh quan,
Ngay như bản thân tôi là một người chơi mô tô, rất thích chạy xe máy, cứ cuối tuần là lôi xe ra chạy. Nhưng một thời gian thì tôi thấy như vậy không còn an toàn nữa. Thứ nhất là không an toàn nếu mình chạy xe quá nhanh. Thứ hai là không an toàn bởi không khí ô nhiễm, mình cứ phải hít thở bầu không khí ấy rất là khó chịu.
BTV Ngọc Trinh: Sau đợt đại dịch vừa rồi, có một cuộc khảo sát xem xu hướng màu sắc sắp tới sẽ là gì? Đại đa số các công ty truyền thông, quảng cáo đều lựa chọn xu hướng màu sắc mà thế giới sẽ ưa chuộng đó là “màu xanh”, cụ thể là màu xanh lá cây. Điều này có thể được giải thích theo hướng rằng, màu xanh lá cây mang đến cho mọi người cảm giác an toàn, và nhìn xa hơn, đó là màu sắc của tự nhiên. Các khách mời nghĩ sao về điều này?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi nghĩ rằng người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là người đô thị bắt đầu quan tâm và yêu thiên nhiên hơn, kể từ khi ở Hà Nội rầm rộ câu chuyện chặt cây xanh, cách đây đã 7-8 năm rồi. Khi chúng ta thấy thời tiết nóng lên, bụi bẩn nhiều hơn, thì chúng ta mới chú ý đến yếu tố thiên nhiên trong cuộc sống. Nhu cầu của với màu xanh của chúng ta ngày càng lớn lên khi chúng ta cảm thấy mình sắp mất đi nó. Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi rằng ai đã phá nát màu xanh, liệu có phải chính chúng ta hay không?
BTV Ngọc Trinh: Vậy thì anh định nghĩa thế nào về một khu đô thị xanh?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Có một điều kỳ lạ khi tôi đi khắp nơi trên thế giới, đó là người nước ngoài họ mong muốn khu chung cư của mình giống như một căn resort! Ví như đất nước Singapore rất bé nhỏ, nhưng mỗi khu chung cư lại vô cùng rộng rãi. Cách quy hoạch của họ luôn có đủ không gian cho tất cả mọi người. Khi tôi trở về nước lần đầu tiên vào năm 2010, rất nhiều người hỏi tôi tại sao không mua chung cư đi? Nhưng khi đó tôi chưa thấy chỗ nào hợp cả. Vì các khu chung cư ấy hầu hết đều ở trong Hà Nội, đường xá nhỏ, không có chỗ đỗ xe và đặc biệt là không có hồ nước, không có công viên. Những điều đó tôi đều tìm thấy ở Vinhomes Ocean Park. Theo tôi được biết khu đô thị này quy hoạch cho hơn 100 nghìn người dân sinh sống, nhưng nhìn vào đó tôi vẫn thấy rằng, mỗi người được có cho mình một khoảng không gian riêng.
BTV Ngọc Trinh: Dường như tôi thấy khái niệm trung tâm của anh Ngọc, không phải chỉ nằm trong thành phố, mà còn nằm tiệm cận các vùng miền?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Trung tâm thật ra đối với tôi chính là mình! Mình có cảm thấy “happy” không? Mình có cảm thấy thoải mái không? Giờ tôi đi xa hơn, nhưng tôi đi thảnh thơi hơn và cảm thấy thoải mái. Dù phải ở xa nhưng bù lại mình có được tất cả mọi thứ mình cần cho cuộc sống của mình. Đó là không gian, là thiên nhiên, con người, tất cả mọi thứ.
BTV Ngọc Trinh: Không biết rằng liệu có giải pháp nào để biến xa thành gần và đặc biệt là tận dụng được nguồn năng lượng xanh thưa anh Quang?
Anh Nguyễn Đăng Quang: Theo tôi việc di chuyển quanh Hà Nội bây giờ không phải là điều quá khó khăn, không chỉ bởi đường xá thông thoáng, mà còn nhờ vào các tiện ích kết nối với khu vực trung tâm. Chẳng hạn như Vinhomes Ocean Park đang có các tuyến xe VinBus để kết nối các nơi lại với nhau, hoàn toàn miễn phí.
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi đã chứng kiến rất nhiều cư dân tại Vinhomes Ocean Park họ chưa một lần đi xe buýt, thế nhưng chỉ sau vài lần, tôi đã bắt đầu thấy các bà, các cô đi chợ, hay bố mẹ đưa đón con đi học bằng xe buýt. Câu chuyện về văn minh, cần trải qua một quãng thời gian để chúng ta được thực tập. Rất nhiều hàng xóm của tôi trước đây đều đi siêu thị bằng xe máy, còn bây giờ họ chuẩn bị những chiếc túi vải, hay những chiếc xe đẩy để đi bộ mua sắm. Nhìn những hình ảnh ấy, tôi thấy rất là văn minh!
BTV Ngọc Trinh: Thực ra tôi nghĩ rằng khái niệm “xa” ở đây, là do chúng ta sợ mất đi sự kết nối. Bởi trước đây, mọi người không có được sự kết nối như bây giờ, chưa có internet, nên mọi người luôn muốn ở thật gần để sự kết nối được đảm bảo. Tôi rất muốn hỏi anh Trương Anh Ngọc, khi anh dịch chuyển từ trung tâm thành phố về Vinhomes Ocean Park, anh có bị mất sự kết nối nào hay không?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi thấy mình kết nối nhiều hơn với thiên nhiên. Có lẽ điều tôi mất kết nối duy nhất là các cuộc cà phê trên phố thôi. Nếu như trước đây, bạn bè chỉ cần gọi là mình có mặt, thì giờ đây với các cuộc hẹn tôi luôn yêu cầu bạn mình phải hẹn trước.
BTV Ngọc Trinh: Là một người thường xuyên thực hiện các bản tin kinh tế, nghe những chia sẻ của anh Ngọc tôi thấy rằng anh là một người rất giàu có. Bởi mỗi người có 2 tài sản đó là tài sản hiện hữu và thời gian sống. Mặc dù ở góc độ bên ngoài, mọi người sẽ nghĩ rằng anh mất rất nhiều thời gian để di chuyển, nhưng bù lại anh có nhiều thời gian hơn để trải nghiệm cuộc sống.
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Đây là một cuộc đánh đổi. Chúng ta chọn ở gần, hay ở xa thì đều có thể mất cái này, được cái kia, nhưng cuộc đời của chúng ta chỉ được sống một lần thôi. Khi chúng ta coi tất cả những sự ô nhiễm, về tiếng ồn, khói bụi,là một điều bình thường, thì tôi cho rằng chúng ta sống rất phí đời!
BTV Ngọc Trinh: Mỗi một quyết định đầu tư cho nơi ở, bây giờ không chỉ còn kỳ vọng vào lợi nhuận, mà nhà đầu tư kỳ vọng vào một cuộc sống bền vững. Thế hệ những cư dân, những người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì đã có những chủ đầu tư tái định nghĩa lại thế nào là một “đô thị xanh” và tạo nên những vùng xanh cố định mang lại sự an toàn và an tâm cho cộng đồng cư dân.