Yêu cầu về thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Khi chuyển đến sinh sống và làm việc tại khu vực khác địa chỉ thường trú, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ mà mọi công dân cần thực hiện. Vậy thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ gồm những nội dung và lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Khi chuyển đến sinh sống và làm việc tại khu vực khác địa chỉ thường trú, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ mà mọi công dân cần thực hiện. Vậy thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ gồm những nội dung và lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Quy trình thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ 

Vì sao cần làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ?

Hoạt động đăng ký tạm trú là việc công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương mới để làm thủ tục xin cấp sổ tạm trú khi có ý định cư trú tối thiểu 30 ngày và tối đa 2 năm. 

Theo điều 30 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013, đăng ký tạm trú là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Việc thực hiện đăng ký tạm trú của nhân dân không chỉ hỗ trợ chính quyền địa phương có cơ sở quản lý và đảm bảo an ninh xã hội, mà còn là cơ sở để người dân bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

hinh anh yeu cau ve thu tuc dang ky tam tru cho nguoi o tro hinh 1

Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ thường bao gồm các thông tin về thông tin chi tiết về người nộp đơn, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú mới, lý do xin tạm trú,… Ngoài ra, công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký tạm trú qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú,…

hinh anh yeu cau ve thu tuc dang ky tam tru cho nguoi o tro hinh 2

Quy trình làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Để quá trình làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ thuận lợi và nhanh chóng, người dân cần thực hiện theo quy trình sau đây:

Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Theo Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, một bộ hồ sơ cơ bản để thực hiện đăng ký tạm trú bao gồm:

  • Bản Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân photo công chứng (nếu không có thì phải có giấy tờ xác nhận của công an xã, phường nơi đăng ký thường trú)
  • Giấy tờ chứng minh người dân có chỗ ở hợp pháp trên địa bàn của địa phương 
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu theo mẫu hiện hành

Trong trường hợp người thuê trọ ở chung nhà với chủ sở hữu, người nộp hồ sơ tạm trú cần được chủ trọ đồng ý cho đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa chỉ của họ và có chữ ký xác nhận vào phiếu khai nhân khẩu. 

Nộp hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Người làm thủ tục đăng ký tạm trú nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, cơ quan có thẩm quyền tương đương để được Trưởng Công an xã, phường xem xét và cấp Sổ tạm trú trong vòng 3 ngày làm việc (không tính thứ bảy và chủ nhật) kể từ lúc xác nhận hồ sơ. 

Đồng thời, sau 24 tháng kể từ ngày được xác nhận đăng ký tạm trú, người dân cần quay lại Công an xã, phường để yêu cầu gia hạn tạm trú nếu vẫn tiếp tục sinh sống trên địa bàn đó. Người thuê nhà nên gia hạn đăng ký trước khi hết thời hạn tạm trú khoảng 1 tháng để đảm bảo các quyền lợi của mình. 

hinh anh yeu cau ve thu tuc dang ky tam tru cho nguoi o tro hinh 2

Nộp lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Các loại lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ và xin cấp sổ tạm trú là khoản thu theo nghĩa vụ đối với các công dân. Theo quy định:

  • Đăng ký tạm trú chưa bao gồm sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần
  • Xin cấp mới, cấp lại sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần
  • Đính chính lại các thay đổi trong sổ tạm trú theo yêu cầu của công dân: không quá 8.000 đồng/lần
  • Cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn lần đầu: miễn phí

>> Bài viết liên quan: Lưu ý khi cho thuê nhà Hà Nội 

Lưu ý khi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Theo Luật Cư trú (đã sửa đổi, bổ sung năm 2013), trong vòng 30 ngày, người đang sinh sống và làm việc tại một địa điểm nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp người thuê trọ đã đăng ký tạm trú nhưng lại chuyển đi thì sẽ bị xóa tên trong sổ tạm trú của địa phương đó. 

Trong thời hạn 7 ngày (trừ ngày lễ và thứ 7, chủ nhật) kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, chính xác và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới của khách thuê và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin.

Những loại đăng ký tạm trú hiện hành 

  • KT1: địa chỉ đăng ký thường trú trong Sổ hộ khẩu của công dân
  • KT2: trường hợp tạm trú dài hạn (thường trên 6 tháng) cùng thuộc một tỉnh (thành phố) với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó. 
  • KT3: trường hợp tạm trú dài hạn (thường trên 6 tháng) khác tỉnh (thành phố) đối với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó.
  • KT4: chỉ trường hợp tạm trú ngắn hạn (thường là mục đích du lịch, thăm viếng,…) khác tỉnh (thành phố) đối với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó. 

Hình thức xử phạt khi không đăng ký tạm trú

Cán bộ, công an xã, phường có trách nhiệm kiểm tra cư trú định kỳ, đồng thời có quyền xử phạt hành chính nếu thấy vi phạm. Trong đó, mức xử lý thường được quy định như sau:

  • Cá nhân/chủ trọ không thực hiện đăng ký cư trú hoặc điều chỉnh trong sổ Tạm trú bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.
  • Cá nhân/chủ trọ cố tình làm sai lệch nội dung sổ tạm trú hoặc giấy tờ liên quan đến cư trú bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
  • Cá nhân/chủ trọ cố tình khai man hoặc giả mạo giấy tờ cư trú, sổ cư trú có thể bị phạt đến 4.000.000 đồng

Kết

Trên đây là thông tin về quy trình cũng như những lưu ý công dân cần quan tâm khi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức pháp lý khi giao dịch bất động sản, quý khách có thể truy cập và cập nhật tin tức tại chuyên trang Vinhomes. 

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Quy trình thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ 

Vì sao cần làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ?

Hoạt động đăng ký tạm trú là việc công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương mới để làm thủ tục xin cấp sổ tạm trú khi có ý định cư trú tối thiểu 30 ngày và tối đa 2 năm. 

Theo điều 30 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013, đăng ký tạm trú là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Việc thực hiện đăng ký tạm trú của nhân dân không chỉ hỗ trợ chính quyền địa phương có cơ sở quản lý và đảm bảo an ninh xã hội, mà còn là cơ sở để người dân bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

hinh anh yeu cau ve thu tuc dang ky tam tru cho nguoi o tro hinh 1

Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ thường bao gồm các thông tin về thông tin chi tiết về người nộp đơn, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú mới, lý do xin tạm trú,… Ngoài ra, công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký tạm trú qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú,…

hinh anh yeu cau ve thu tuc dang ky tam tru cho nguoi o tro hinh 2

Quy trình làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Để quá trình làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ thuận lợi và nhanh chóng, người dân cần thực hiện theo quy trình sau đây:

Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Theo Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, một bộ hồ sơ cơ bản để thực hiện đăng ký tạm trú bao gồm:

  • Bản Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân photo công chứng (nếu không có thì phải có giấy tờ xác nhận của công an xã, phường nơi đăng ký thường trú)
  • Giấy tờ chứng minh người dân có chỗ ở hợp pháp trên địa bàn của địa phương 
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu theo mẫu hiện hành

Trong trường hợp người thuê trọ ở chung nhà với chủ sở hữu, người nộp hồ sơ tạm trú cần được chủ trọ đồng ý cho đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa chỉ của họ và có chữ ký xác nhận vào phiếu khai nhân khẩu. 

Nộp hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Người làm thủ tục đăng ký tạm trú nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, cơ quan có thẩm quyền tương đương để được Trưởng Công an xã, phường xem xét và cấp Sổ tạm trú trong vòng 3 ngày làm việc (không tính thứ bảy và chủ nhật) kể từ lúc xác nhận hồ sơ. 

Đồng thời, sau 24 tháng kể từ ngày được xác nhận đăng ký tạm trú, người dân cần quay lại Công an xã, phường để yêu cầu gia hạn tạm trú nếu vẫn tiếp tục sinh sống trên địa bàn đó. Người thuê nhà nên gia hạn đăng ký trước khi hết thời hạn tạm trú khoảng 1 tháng để đảm bảo các quyền lợi của mình. 

hinh anh yeu cau ve thu tuc dang ky tam tru cho nguoi o tro hinh 2

Nộp lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Các loại lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ và xin cấp sổ tạm trú là khoản thu theo nghĩa vụ đối với các công dân. Theo quy định:

  • Đăng ký tạm trú chưa bao gồm sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần
  • Xin cấp mới, cấp lại sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần
  • Đính chính lại các thay đổi trong sổ tạm trú theo yêu cầu của công dân: không quá 8.000 đồng/lần
  • Cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn lần đầu: miễn phí

>> Bài viết liên quan: Lưu ý khi cho thuê nhà Hà Nội 

Lưu ý khi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Theo Luật Cư trú (đã sửa đổi, bổ sung năm 2013), trong vòng 30 ngày, người đang sinh sống và làm việc tại một địa điểm nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp người thuê trọ đã đăng ký tạm trú nhưng lại chuyển đi thì sẽ bị xóa tên trong sổ tạm trú của địa phương đó. 

Trong thời hạn 7 ngày (trừ ngày lễ và thứ 7, chủ nhật) kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, chính xác và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới của khách thuê và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin.

Những loại đăng ký tạm trú hiện hành 

  • KT1: địa chỉ đăng ký thường trú trong Sổ hộ khẩu của công dân
  • KT2: trường hợp tạm trú dài hạn (thường trên 6 tháng) cùng thuộc một tỉnh (thành phố) với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó. 
  • KT3: trường hợp tạm trú dài hạn (thường trên 6 tháng) khác tỉnh (thành phố) đối với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó.
  • KT4: chỉ trường hợp tạm trú ngắn hạn (thường là mục đích du lịch, thăm viếng,…) khác tỉnh (thành phố) đối với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó. 

Hình thức xử phạt khi không đăng ký tạm trú

Cán bộ, công an xã, phường có trách nhiệm kiểm tra cư trú định kỳ, đồng thời có quyền xử phạt hành chính nếu thấy vi phạm. Trong đó, mức xử lý thường được quy định như sau:

  • Cá nhân/chủ trọ không thực hiện đăng ký cư trú hoặc điều chỉnh trong sổ Tạm trú bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.
  • Cá nhân/chủ trọ cố tình làm sai lệch nội dung sổ tạm trú hoặc giấy tờ liên quan đến cư trú bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
  • Cá nhân/chủ trọ cố tình khai man hoặc giả mạo giấy tờ cư trú, sổ cư trú có thể bị phạt đến 4.000.000 đồng

Kết

Trên đây là thông tin về quy trình cũng như những lưu ý công dân cần quan tâm khi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức pháp lý khi giao dịch bất động sản, quý khách có thể truy cập và cập nhật tin tức tại chuyên trang Vinhomes. 

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post