Phụ trách công chứng nhưng không thể thực hiện việc sang tên: Cách bảo vệ quyền lợi của người mua bất động sản là gì?

Khi công chứng xong nhưng không thể chuyển tên sở hữu, người mua cần thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi. Họ có thể yêu cầu việc ký hợp đồng mua bán, thanh toán bằng hình thức an toàn và nhờ một luật sư đưa ra các biện pháp pháp lý để đảm bảo quyền sở hữu được chuyển đến tên người mua sau này.

CafeLand - Không ít trường hợp đã thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất nhưng người mua không thể sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi gọn là sổ đỏ) xuất phát từ lỗi của bên bán, gây thiệt hại cho bên mua.

Vợ chồng chị Hồng (ngụ quận 12, TP.Hồ Chí Minh) tích góp được 2,5 tỷ đồng để mua căn nhà cấp 4, tưởng chừng công chứng hợp đồng mua bán nhà đất xong thì đã có căn nhà chính chủ của mình; nhưng không, đến khi làm thủ tục sang tên trên sổ đỏ thì bị từ chối vì bên bán đang nợ tiền của người khác mà chưa chịu thanh toán, Tòa án tạm thời không cho phép chuyển nhượng căn nhà này.

Anh Vỹ (ngụ quận 7, TP. Hồ Chí Minh), mua căn nhà một trệt hai lầu, anh vui mừng vì đã công chứng hợp đồng mua bán xong, anh cũng giao tiền đầy đủ cho bên bán; nhưng đến khi anh làm thủ tục sang tên trên sổ đỏ thì bị từ chối vì nhà xây dựng khác với giấy phép, không đúng với sổ đỏ.

Rõ ràng, trong những trường hợp nêu trên, người mua nhà ngay tình nhưng lại gặp rủi ro bởi các lỗi thuộc về bên bán.

Trao đổi với chúng tôi, về vấn đề này Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh cho biết, trong hợp đồng mua bán nhà đất cần phải bổ sung điều khoản ‘phòng’ tình trạng đã công chứng hợp đồng mua bán nhà đất nhưng không sang tên được; có như vậy mới bảo vệ được người mua ngay tình.

Cụ thể, cần bổ sung vào hợp đồng điều khoản: “Trong trường hợp do lỗi của bên bán dẫn đến bên mua không thể sang tên trên sổ đỏ, hoặc sang tên chậm trễ thì bên bán phải bồi thường thiệt hại và bị phạt (nêu ra một mức tiền tương ứng, phù hợp với từng hợp đồng cụ thể)”.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro cho bên mua thì nên thỏa thuận với bên bán quy định rằng: “Bên mua thanh toán trước 95% tiền mua nhà đất, phần còn lại 5% sẽ thanh toán khi hoàn thành thủ tục sang tên trên sổ đỏ”.

Thông qua đây, cũng mong rằng các Văn phòng công chứng cần chỉnh sửa hợp đồng mẫu tại văn phòng của mình cho phù hợp với các nội dung nêu trên, tình hình thực tiễn để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng. Người mua (khách hàng) có thể yêu cầu Văn phòng công chứng đưa những nội dung chặt chẽ, chính đáng đó vào hợp đồng mua bán nhà đất.

Post a Comment

Previous Post Next Post