Tại sao nhiều mặt bằng sàn thương mại ở Hà Nội không có người thuê?

Doanh nghiệp tại Hà Nội đang trải qua tình trạng nhiều mặt bằng sàn thương mại không có người thuê. Nguyên nhân chính có thể là do tác động của đại dịch COVID-19 khiến người dân giảm chi tiêu, mua sắm ít hơn. Ngoài ra, xu thế mua sắm trực tuyến cũng làm giảm sự cần thiết của việc thuê mặt bằng này. Việc tìm giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại các mặt bằng sàn thương mại là thách thức lớn mà chủ sở hữu và nhà đầu tư đang phải đối mặt.
Nhiều mặt bằng sàn thương mại trên đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân) vắng bóng người thuê - Ảnh: Q.THẾ

Nhiều mặt bằng sàn thương mại trên đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân) vắng bóng người thuê - Ảnh: Q.THẾ

"Làn sóng" người thuê trả mặt bằng

Người thuê mặt bằng cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do làm ăn thua lỗ, trong khi chủ sàn thương mại cũng "đứng ngồi không yên". Tại một trung tâm thương mại nằm trên đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân) có đến cả chục nghìn m2 sàn thương mại đang bỏ trống.

Theo ông Tiến (61 tuổi, chủ một sàn thương mại) cho biết năm ngoái diện tích 200m2 được ông cho thuê 150 triệu đồng/tháng. Nhưng hơn 2 tháng nay ông đã giảm giá còn 100 triệu đồng/ tháng nhưng vẫn chưa có người thuê.

"Do kinh tế khó khăn nên nhiều người thuê đã trả mặt bằng ở các vị trí trung tâm ra các vùng ngoại thành để giảm chi phí. Có công ty thì cắt bớt nhân sự đã thu hẹp quy mô hoạt động.

 Trước đây ở khu trung tâm thương mại của chúng tôi có nhiều ngân hàng và hàng chục doanh nghiệp bất động sản thuê tuy nhiên đến nay chỉ còn lại chi nhánh 4 ngân hàng…", ông Tiến nói.

Có những sàn thương mại cả ngàn m2 vẫn chưa được hoạt động trở lại - Ảnh: Q.THẾ

Có những sàn thương mại cả ngàn m2 vẫn chưa được hoạt động trở lại - Ảnh: Q.THẾ

Ở trung tâm thương mại khác trên đường Tây Sơn (quận Đống Đa) cũng đang trong tình cảnh tương tự. Hàng chục nghìn m2 sàn thương mại đang bỏ trống, tối om, khóa chặt cửa. 

Theo một số chủ cửa hàng đang còn trụ lại ở trung tâm thương mại này thì khoảng 3-4 tháng gần đây "làn sóng" người thuê trả mặt bằng liên tục diễn ra do làm ăn thua lỗ.

"Người thuê ở trung tâm này rất đa dạng, nhiều lĩnh vực nhưng hầu như từ đầu năm 2023 đến nay làm ăn thất bát trong khi giá thuê vẫn cao nên hầu hết đều không chịu được nhiệt đành phải trả lại mặt bằng…", chị Liên Hương (41 tuổi, chủ một nhà hàng Nhật) cho biết.

Chuyển ra khỏi quận trung tâm để giảm gánh nặng 

Trong khi đó, nhiều trung tâm thương mại trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng vắng bóng người thuê.

Phía trước cửa một sàn thương mại trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) - Ảnh: Q.THẾ

Phía trước cửa một sàn thương mại trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) - Ảnh: Q.THẾ

Theo chủ tiệm spa làm đẹp có tên G.S. (ở đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy) cho biết: "Giá thuê cao quá, chưa đầy 60m2 mà giá 30 triệu đồng/tháng, chưa kể điện nước, phí dịch vụ tòa nhà, thuế. Trong khi khách ngày một ít đi nên tôi đang chuẩn bị trả lại mặt bằng ở sàn thương mại chung cư để chuyển qua đường Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm)".

Cạnh spa làm đẹp G. S. là một showroom nội thất cũng đã khóa trái cửa. Theo chủ showroom nội thất M. L. do không giảm giá thuê nên đành phải chuyển showroom về đường Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) để giảm gánh nặng mặt bằng.

Trong khi đó, chủ của những sàn thương mại có diện tích hàng nghìn m2 cũng đang tranh thủ sửa sang lại mặt bằng.

Bên trong sàn thương mại ở một tòa nhà chung cư tại đường Tây Sơn (quận Đống Đa) tối om - Ảnh: Q.THẾ

Bên trong sàn thương mại ở một tòa nhà chung cư tại đường Tây Sơn (quận Đống Đa) tối om - Ảnh: Q.THẾ

Một sàn thương mại tranh thủ sửa sang lại mặt bằng - Ảnh: Q.THẾ

Một sàn thương mại tranh thủ sửa sang lại mặt bằng - Ảnh: Q.THẾ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Quốc Khánh, phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều sàn thương mại ở Hà Nội vắng bóng người thuê do nhu cầu tiêu dùng thấp.

"Thời điểm này nhiều doanh nghiệp phải tính đến việc tồn tại nên đã thu hẹp quy mô cũng như chuyển dịch ra khỏi các quận trung tâm để cắt giảm chi phí mặt bằng", ông Khánh nói.

Theo ông Khánh, đây là thời điểm rất khó khăn nên từ chủ đầu tư có trung tâm thương mại cho đến những công ty, cá nhân kinh doanh mặt bằng cần giảm giá sâu để chia sẻ với người thuê.

"Nếu chủ đầu tư giảm giá mặt bằng thời điểm này có thể hòa hoặc lỗ một chút còn hơn để trống trong suốt một thời gian dài...", ông Khánh cho hay.

Post a Comment

Previous Post Next Post