Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây hương thảo

Nguồn gốc cây hương thảo

Hương thảo còn được gọi là mê điệt hương, tên khoa học là Rosmarinus officinalis, là một loại thực vật có hoa trong họ hoa môi. 

Cây hương thảo là cây bản địa của vùng Địa Trung hải. Trước đây, loài cây này được trồng nhiều ở phía Nam châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Tại Việt Nam, cây hương thảo được trồng ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam. 

Hương thảo thích hợp sống trong môi trường nhiều nắng, khô ráo nhưng không quá nóng. Ngoài ra, đây là loài cây được dùng để làm thuốc, thức ăn và tinh dầu. 

Ngoài làm cây cảnh, cây hương thảo có nhiều tác dụng khác. (Ảnh minh hoạ)

Đặc điểm của cây hương thảo 

Hương thảo mọc thành bụi, thân cây khá nhỏ, phân thành nhiều nhánh. Trong điều kiện môi trường tự nhiên, cây hương thảo có thể cao đến 2m. 

Lá hương thảo hình dải, dẹp, màu xanh sẫm. Mép lá hơn gập xuống, khá nhẵn ở mặt trên và có lông tơ ở mặt dưới. Cây hương thảo cũng có hoa. Hoa hương thảo dài khoảng 1cm, có màu lam nhạt.

Đặc trưng của cây hương thảo là toả mùi thơm rất dễ chịu. Đặt chậu hương thảo như cây trồng trong nhà hoặc không gian làm việc, mùi hương thoang thoảng bay trong gió mang đến sự thư giãn cho gia chủ. 

Đặc trưng của cây hương thảo là có mùi thơm toàn thân. (Ảnh minh hoạ) 

Cây hương thảo hợp mệnh nào? 

Không chỉ là cây cảnh, dược liệu, cây hương thảo còn là một loại cây phong thuỷ. Theo quan niệm, cây hương thảo là một loài cây linh thiêng có khả năng kết nối giữa sự sống và cái chết. Hương thảo còn biểu tượng cho lòng trung thành và sự tri ân.

Nhiều người tin rằng, đeo vòng cổ làm bằng cây hương thảo sẽ trừ được tà ma, mang lại may mắn và bình an. Từ quan niệm đó, không ít người đặt lá hương thảo dưới gối để ngủ ngon giấc hơn, tránh những giấc mộng không lành. 

Vì là loài cây mang đến nhiều may mắn và bình an cho gia chủ nên cây hương thảo hợp với hầu hết các mệnh. 

Để tăng thêm vượng khí, người mệnh Hoả nên đặt cây theo hướng Tây Nam hoặc Nam. Người mệnh Mộc nên đặt cây theo hướng Đông hoặc Đông Nam.

Tác dụng của cây hương thảo

Toàn thân cây hương thảo có mùi hương the the như bạc hà. Không chỉ là cây cảnh trang trí trong nhà hay công sở, cây hương thảo còn được sử dụng như một dược liệu để cải thiện sức khoẻ, nấu ăn, ngăn muỗi. 

Bên cạnh đó, tinh dầu của cây hương thảo giúp giảm căng thẳng, tăng cường trí nhờ, tinh thần sảng khoái. 

Trong ẩm thực, lá hương thảo tươi hay khô đều có thể dùng làm gia vị. Lá hương thảo có tác dụng hiệu quả trong việc khử mùi các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt nai hay heo mọi. Ở nước ta, hương thảo thường được dùng trong các món luộc, sốt, nấu, hấp. 

Cây hương thảo được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn. (Ảnh minh hoạ)

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu. Dùng với liều thấp sẽ giúp kích thước sự tiết dạ dày và ruột, lợi tiểu. Tinh dầu của hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật.

Hương thảo còn được biết đến là loài thực vật có công dụng giúp con người phát triển tư duy và ghi nhớ tốt hơn. Nhóm hợp chất terpene trong tinh dầu hương thảo ngăn sự phân huỷ của acetylcholine, một chất truyền dẫn thần kinh. Chất này tham gia vào quá trình tuyền dẫn xung thần kinh trong cơ thể, chất này tồn tại càng lâu thì khả năng ghi nhớ, tư duy của con người càng tăng. 

Trong y tế, lá hương thảo còn được dùng để làm thuốc trị thấp khớp và đau nửa đầu. Nấu nước hương thảo sau đó hãm lại dùng để rửa vết thương bị nhiễm trùng hoặc vết thương lâu lành. 

Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo

Trồng cây hương thảo khá đơn giản, lại không mất nhiều công chăm sóc. Có hai cách nhân giống hương thảo, đó là nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Chỉ cần gieo hạt hoặc giâm cành xuống đất có độ ẩm và đặt ở nơi đủ sáng thì cây sẽ phát triển tốt. 

Về nhiệt độ, hương thảo không chịu được những nơi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Cây phát triển tốt khi nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C. Đây cũng là loài cây ưa sáng nên thing3 thoảng cho hương phải tắm nắng nhẹ. 

Đất trồng hương thảo nên chọn loại đất mùn tơi xốp, thoát nước tốt. Để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất có thể trộn thêm phân chuồng, phân vi sinh hoặc một ít nấm trichoderma. 

Tuy rất dễ trồng nhưng cây hương thảo dũng dễ bị sâu bệnh tấn công. (Ảnh minh hoạ)

Tuy dễ trồng nhưng hương thảo cũng dễ bị sâu bệnh tấn công. Biểu hiện bệnh phổ biến của loài này là lá bị sâu ăn hoặc lá có nhiều đốm trắng. Nếu gặp tình trạng này, gia chủ nên sử dụng thuốc trừ sâu. Lưu ý chỉ dùng thuốc trừ sâu với những cây hương thảo trồng ngoài trời. Còn chậu hương thảo đặt trong nhà thì nên dùng bình xịt muỗi. 

Để phòng tránh sâu bệnh về lá, gia chủ cũng nên có thoái quen thỉnh thoảng cắt tỉa lá cây hương thảo cho bớt rậm rạp. 

Muốn cây hương thảo sinh trưởng tốt, gia chủ không được quên bón phân và tưới nước thường xuyên. Bón phân cho cây đều đặn nhưng chỉ với liều lượng thấp. Nên trộn phân NPK, vitamin B1 với các loại thuốc trừ nấm sinh học, pha một chút với nước sau đó tưới đều lên cây.

Hương thảo là loài cây ưa nước nhưng lại dễ bị úng, do vậy khi tưới cần chú ý lượng nước phù hợp. Một tuần tưới khoảng 2 - 3 lần, trời hanh khô có thể tăng lên 3 - 4 lần.

Giá bán cây hương thảo 

Cây hương thảo hiện được bán khá rộng rãi ở các nhà vườn. Tuỳ vào kích thước cây và có bao gồm chậu hay không mà có mức giá khác nhau. 

Theo khảo sát, những cây hương thảo mini hoặc nhỏ được bán với giá từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng/chậu. Các cây có kích thước trung bình, cao khoảng từ 30cm đến 50cm, có giá bán 100.000 đồng đến 130.000 đồng/chậu. 

Có mức giá cao hơn là những cây hương thảo đã trưởng thành, được trồng sẵn trong chậu sứ tráng men, giá bán dao động từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng/chậu. 

Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây kim tiềnKhông chỉ là cây cảnh trang trí, cây kim tiền còn được gia chủ chọn trồng vì ý nghĩa của nó. Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thuỷ và cách chăm sóc cây kim tiền.

Quang Đăng (tổng hợp)

Nguồn: vietnamnet.vn

Post a Comment

Previous Post Next Post