Những thông tin quan trọng về sổ đỏ

Sổ đỏ đóng vai trò là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân. Vậy đối tượng sở hữu sổ đỏ và thủ tục làm sổ đỏ được tiến hành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sổ đỏ đóng vai trò là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân. Vậy đối tượng sở hữu sổ đỏ và thủ tục làm sổ đỏ được tiến hành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Thông tin chung về sổ đỏ

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là loại giấy tờ đánh dấu quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất. Sổ đỏ được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.

Sổ đỏ được cấp cho các khu vực ngoài thành phố, phổ cập cho rất nhiều những loại đất khác nhau như: đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp, đất làm muối và làm nhà ở tại nông thôn.

Đa số đối tượng được cấp sổ đỏ là các hộ gia đình. Vì thế, trường hợp chuyển nhượng bất động sản nhà ở cần sự tham gia ký kết của các thành viên trên 18 tuổi trong gia đình.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so do so 1

Điều kiện để được cấp sổ đỏ 

Theo Luật đất đai năm 2003, các điều kiện về thủ tục làm sổ đỏ bao gồm: 

  • Đối tượng có nhu cầu cấp sổ là chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê hoặc muốn thuê đất nông nghiệp. Hoạt động này nhằm phục vụ các mục đích công của địa phương như xã, thị trấn…
  • Đối tượng thuộc nhóm những người được thuê, giao đất nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ kể từ ngày 15/10/1993.
  • người được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, được tặng đất
  • người nhận đất để thu hồi nợ qua việc kết thúc nhận hợp đồng thế chấp, bảo lãnh.
  • tổ chức do các bên góp vốn tạo thành chung quyền sử dụng đất.
  • Đối tượng được trao quyền dùng đất theo quyết định của Tòa án nhân dân cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác.
  • Người trúng thầu trong đấu giá đất đai cũng có quyền được xin cấp sổ đỏ.
  • Đối tượng được quyền sử dụng đất do Nhà nước thanh lý, hóa giá cùng với đất ở giai đoạn trước đó.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so do so 2

Thông tin trên sổ đỏ

Sổ đỏ gồm bốn trang được in trên nền họa tiết trống đồng màu hồng cánh sen và một trang bổ sung nền trắng, trong đó có những nội dung như sau:

  • Trang 1 của sổ đỏ gồm:

Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ được in màu đỏ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” 
Mục “Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số seri phát hành Giấy chứng nhận in màu đen gồm hai chữ cái tiếng Việt và sáu chữ số. Nếu cá nhân trong nước là chủ sở hữu thì được ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó là họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. 
Giấy tờ nhân thân gồm Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; ngoài ra chủ thể có thể sử dụng Giấy khai sinh trong trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Dấu nổi cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Trang 2 của sổ đỏ gồm:

Mục “Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” ghi thông tin về nhà ở, thửa đất, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất, cây lâu năm và mục ghi chú nêu rõ các hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chưa có bản đồ địa chính, ghi nợ, ghi chú được miễn, được giảm nghĩa vụ tài chính…
Ngày/tháng/năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận.

  1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu thì sổ đỏ phải đảm bảo có đầy đủ chữ ký và con dấu là của UBND cấp huyện; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CH….. (hai chữ cái (CH là cấp huyện) và năm chữ số).
  2. Trường hợp cấp đổi, cấp lại, cấp khi chuyển nhượng quyền thì chữ ký và con dấu là của Sở Tài nguyên và Môi trường; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CS….. (hai chữ cái (CS là cấp Sở) và năm chữ số).
  • Trang 3 của sổ đỏ gồm:

Mục “Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” cùng với “Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.
Sơ đồ thửa đất để cung cấp thông tin chi tiết về thửa đất như: Hình dạng thửa đất; chiều dài các cạnh thửa đất; số thửa hoặc tên công trình giáp ranh;… Đối với loại hình nhà ở thì sơ đồ nhà ở cho thấy vị trí, hình dáng, kích thước mặt bằng xây dựng tầng trệt tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao quanh nhà; tương tự đối với các công trình xây dựng khác.
Trường hợp đăng ký biến động đất đai, nội dung trên Giấy chứng nhận cần ghi rõ xác nhận thay đổi.

  • Trang 4 của sổ đỏ gồm:

Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; 
Một số lưu ý với người được cấp Giấy chứng nhận
Mã vạch để thuận tiện quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Mã vạch có cấu trúc: MV = MX.MN.ST, trong đó: MX là mã của xã nơi có thửa đất (5 số), MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận (hai số sau cùng là năm ký cấp Giấy chứng nhận) và ST là sáu số thứ tự lưu trữ của hồ sơ. 

  • Trang bổ sung của sổ đỏ gồm các nội dung:

Tiêu đề “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”.
Số hiệu thửa đất.
Số phát hành Giấy chứng nhận.
Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Mục “Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” tương tự trang 4

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so do so 3

>> Chú ý về Thủ tục mua bán nhà đất cần biết

Ký hiệu trên sổ đỏ

Theo Thông 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014, các loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính được quy định ký hiệu trên sổ đỏ như sau:
 
Nhóm đất nông nghiệp:

  • LUC: Đất chuyên trồng lúa nước
  • LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
  • LUN: Đất lúa nương
  • BHK: Đất bằng trồng các loại cây hàng năm khác
  • NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
  • CLN: Đất trồng cây lâu năm
  • RSX: Đất rừng sản xuất
  • RPH: Đất rừng phòng hộ
  • RDD: Đất rừng đặc dụng
  • NTS: Đất nuôi trồng thủy sản
  • LMU: Đất làm muối
  • NKH: Đất nông nghiệp khác

Nhóm Đất phi nông nghiệp:

  • ONT:  Đất ở tại nông thôn
  • ODT:  Đất ở tại đô thị
  • TSC:  Đất xây dựng các trụ sở cơ quan
  • DTS:  Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
  • DVH:  Đất xây dựng cơ sở văn hóa
  • DYT:   Đất xây dựng cơ sở y tế
  • DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
  • DTT:  Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
  • DKH:  Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
  • DXH:  Đất phục vụ xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
  • DNG:  Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
  • DSK:  Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
  • CQP:  Đất quốc phòng
  • CAN:  Đất an ninh
  • SKK:  Đất khu công nghiệp
  • SKT:  Đất khu chế xuất
  • SKN:  Đất cụm công nghiệp
  • SKC:  Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
  • TMD:  Đất thương mại, dịch vụ
  • SKS:  Đất sử dụng phục vụ các hoạt động khoáng sản
  • SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
  • DGT: Đất giao thông
  • DTL: Đất thủy lợi
  • DNL: Đất công trình năng lượng
  • DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông
  • DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng
  • DKV: Đất dành cho khu vui chơi, giải trí công cộng
  • DCH: Đất chợ
  • DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa
  • DDL: Đất danh lam thắng cảnh
  • DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải
  • DCK: Đất công trình công cộng khác
  • TON: Đất cơ sở tôn giáo
  • TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng
  • NTD: Đất dành cho việc xây nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
  • SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
  • MNC: Đất sở hữu mặt nước chuyên dùng
  • PNK: Đất phi nông nghiệp khác

Nhóm đất chưa sử dụng:

  • BCS: Đất bằng chưa sử dụng
  • DCS: Đất đồi núi chưa được đưa vào sử dụng
  • NCS: Núi đá không có rừng cây

Thủ tục làm sổ đỏ 

Theo quy định hiện hành, việc cấp sổ đỏ cho người dân được chia thành 2 trường hợp: Cấp sổ đỏ lần đầu và cấp đổi sổ đỏ (hay đăng ký biến động đất đai). Đối với trường hợp cấp sổ đỏ lần đầu, thủ tục làm sổ đỏ bao gồm các quy trình như sau: 

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người có nhu cầu cấp sổ đỏ lần đầu cần chuẩn bị hồ sơ làm sổ đỏ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký để được cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về tài sản gắn liền với đất.
  • Chứng từ cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…);
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh thư hoặc căn cước công dân;
  • Giấy tờ minh chứng miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)…
  1. Hộ gia đình hoặc cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
  2. Hồ sơ có thể được nộp tại Bộ phận một cửa nếu địa phương đã thành lập Bộ phận một cửa 

Bước 2: Bộ phận có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, viết phiếu hẹn trả kết quả cho người dân. 

Bước 3: Hồ sơ sử dụng để cấp sổ đỏ được chuyển đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 4: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thẩm định hồ sơ, xác minh tình hình khi cần thiết. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân xã, huyện có nhiệm vụ thẩm tra, xác nhận tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất vào đơn xin cấp sổ đỏ. 

– Theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, người đang sử dụng đất phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Nếu không, người này phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn lấy thông tin về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, sự phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được xét duyệt; công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày.
– Khi đủ điều kiện thì chủ sở hữu viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và giấy chứng nhận được trình chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện ký.

Bước 5: Hồ sơ được kiểm tra bởi Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất. Trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xác nhận rõ ràng còn đối với trường hợp không đủ điều kiện sẽ có ý kiến trình bày. 

Bước 6: Kết quả sẽ được chuyển về Bộ phận trả cho người sử dụng đất hoặc trả về Ủy ban nhân dân xã, từ đó trao trả lại cho người sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp để đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Kết

Hy vọng bài viết trên từ Vinhomes đã giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về sổ đỏ cũng như quy trình thủ tục để được cấp sổ đỏ khi tham gia mua bán nhà ở.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Thông tin chung về sổ đỏ

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là loại giấy tờ đánh dấu quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất. Sổ đỏ được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.

Sổ đỏ được cấp cho các khu vực ngoài thành phố, phổ cập cho rất nhiều những loại đất khác nhau như: đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp, đất làm muối và làm nhà ở tại nông thôn.

Đa số đối tượng được cấp sổ đỏ là các hộ gia đình. Vì thế, trường hợp chuyển nhượng bất động sản nhà ở cần sự tham gia ký kết của các thành viên trên 18 tuổi trong gia đình.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so do so 1

Điều kiện để được cấp sổ đỏ 

Theo Luật đất đai năm 2003, các điều kiện về thủ tục làm sổ đỏ bao gồm: 

  • Đối tượng có nhu cầu cấp sổ là chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê hoặc muốn thuê đất nông nghiệp. Hoạt động này nhằm phục vụ các mục đích công của địa phương như xã, thị trấn…
  • Đối tượng thuộc nhóm những người được thuê, giao đất nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ kể từ ngày 15/10/1993.
  • người được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, được tặng đất
  • người nhận đất để thu hồi nợ qua việc kết thúc nhận hợp đồng thế chấp, bảo lãnh.
  • tổ chức do các bên góp vốn tạo thành chung quyền sử dụng đất.
  • Đối tượng được trao quyền dùng đất theo quyết định của Tòa án nhân dân cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác.
  • Người trúng thầu trong đấu giá đất đai cũng có quyền được xin cấp sổ đỏ.
  • Đối tượng được quyền sử dụng đất do Nhà nước thanh lý, hóa giá cùng với đất ở giai đoạn trước đó.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so do so 2

Thông tin trên sổ đỏ

Sổ đỏ gồm bốn trang được in trên nền họa tiết trống đồng màu hồng cánh sen và một trang bổ sung nền trắng, trong đó có những nội dung như sau:

  • Trang 1 của sổ đỏ gồm:

Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ được in màu đỏ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” 
Mục “Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số seri phát hành Giấy chứng nhận in màu đen gồm hai chữ cái tiếng Việt và sáu chữ số. Nếu cá nhân trong nước là chủ sở hữu thì được ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó là họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. 
Giấy tờ nhân thân gồm Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; ngoài ra chủ thể có thể sử dụng Giấy khai sinh trong trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Dấu nổi cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Trang 2 của sổ đỏ gồm:

Mục “Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” ghi thông tin về nhà ở, thửa đất, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất, cây lâu năm và mục ghi chú nêu rõ các hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chưa có bản đồ địa chính, ghi nợ, ghi chú được miễn, được giảm nghĩa vụ tài chính…
Ngày/tháng/năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận.

  1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu thì sổ đỏ phải đảm bảo có đầy đủ chữ ký và con dấu là của UBND cấp huyện; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CH….. (hai chữ cái (CH là cấp huyện) và năm chữ số).
  2. Trường hợp cấp đổi, cấp lại, cấp khi chuyển nhượng quyền thì chữ ký và con dấu là của Sở Tài nguyên và Môi trường; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CS….. (hai chữ cái (CS là cấp Sở) và năm chữ số).
  • Trang 3 của sổ đỏ gồm:

Mục “Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” cùng với “Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.
Sơ đồ thửa đất để cung cấp thông tin chi tiết về thửa đất như: Hình dạng thửa đất; chiều dài các cạnh thửa đất; số thửa hoặc tên công trình giáp ranh;… Đối với loại hình nhà ở thì sơ đồ nhà ở cho thấy vị trí, hình dáng, kích thước mặt bằng xây dựng tầng trệt tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao quanh nhà; tương tự đối với các công trình xây dựng khác.
Trường hợp đăng ký biến động đất đai, nội dung trên Giấy chứng nhận cần ghi rõ xác nhận thay đổi.

  • Trang 4 của sổ đỏ gồm:

Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; 
Một số lưu ý với người được cấp Giấy chứng nhận
Mã vạch để thuận tiện quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Mã vạch có cấu trúc: MV = MX.MN.ST, trong đó: MX là mã của xã nơi có thửa đất (5 số), MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận (hai số sau cùng là năm ký cấp Giấy chứng nhận) và ST là sáu số thứ tự lưu trữ của hồ sơ. 

  • Trang bổ sung của sổ đỏ gồm các nội dung:

Tiêu đề “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”.
Số hiệu thửa đất.
Số phát hành Giấy chứng nhận.
Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Mục “Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” tương tự trang 4

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so do so 3

>> Chú ý về Thủ tục mua bán nhà đất cần biết

Ký hiệu trên sổ đỏ

Theo Thông 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014, các loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính được quy định ký hiệu trên sổ đỏ như sau:
 
Nhóm đất nông nghiệp:

  • LUC: Đất chuyên trồng lúa nước
  • LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
  • LUN: Đất lúa nương
  • BHK: Đất bằng trồng các loại cây hàng năm khác
  • NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
  • CLN: Đất trồng cây lâu năm
  • RSX: Đất rừng sản xuất
  • RPH: Đất rừng phòng hộ
  • RDD: Đất rừng đặc dụng
  • NTS: Đất nuôi trồng thủy sản
  • LMU: Đất làm muối
  • NKH: Đất nông nghiệp khác

Nhóm Đất phi nông nghiệp:

  • ONT:  Đất ở tại nông thôn
  • ODT:  Đất ở tại đô thị
  • TSC:  Đất xây dựng các trụ sở cơ quan
  • DTS:  Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
  • DVH:  Đất xây dựng cơ sở văn hóa
  • DYT:   Đất xây dựng cơ sở y tế
  • DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
  • DTT:  Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
  • DKH:  Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
  • DXH:  Đất phục vụ xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
  • DNG:  Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
  • DSK:  Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
  • CQP:  Đất quốc phòng
  • CAN:  Đất an ninh
  • SKK:  Đất khu công nghiệp
  • SKT:  Đất khu chế xuất
  • SKN:  Đất cụm công nghiệp
  • SKC:  Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
  • TMD:  Đất thương mại, dịch vụ
  • SKS:  Đất sử dụng phục vụ các hoạt động khoáng sản
  • SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
  • DGT: Đất giao thông
  • DTL: Đất thủy lợi
  • DNL: Đất công trình năng lượng
  • DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông
  • DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng
  • DKV: Đất dành cho khu vui chơi, giải trí công cộng
  • DCH: Đất chợ
  • DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa
  • DDL: Đất danh lam thắng cảnh
  • DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải
  • DCK: Đất công trình công cộng khác
  • TON: Đất cơ sở tôn giáo
  • TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng
  • NTD: Đất dành cho việc xây nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
  • SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
  • MNC: Đất sở hữu mặt nước chuyên dùng
  • PNK: Đất phi nông nghiệp khác

Nhóm đất chưa sử dụng:

  • BCS: Đất bằng chưa sử dụng
  • DCS: Đất đồi núi chưa được đưa vào sử dụng
  • NCS: Núi đá không có rừng cây

Thủ tục làm sổ đỏ 

Theo quy định hiện hành, việc cấp sổ đỏ cho người dân được chia thành 2 trường hợp: Cấp sổ đỏ lần đầu và cấp đổi sổ đỏ (hay đăng ký biến động đất đai). Đối với trường hợp cấp sổ đỏ lần đầu, thủ tục làm sổ đỏ bao gồm các quy trình như sau: 

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người có nhu cầu cấp sổ đỏ lần đầu cần chuẩn bị hồ sơ làm sổ đỏ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký để được cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về tài sản gắn liền với đất.
  • Chứng từ cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…);
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh thư hoặc căn cước công dân;
  • Giấy tờ minh chứng miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)…
  1. Hộ gia đình hoặc cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
  2. Hồ sơ có thể được nộp tại Bộ phận một cửa nếu địa phương đã thành lập Bộ phận một cửa 

Bước 2: Bộ phận có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, viết phiếu hẹn trả kết quả cho người dân. 

Bước 3: Hồ sơ sử dụng để cấp sổ đỏ được chuyển đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 4: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thẩm định hồ sơ, xác minh tình hình khi cần thiết. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân xã, huyện có nhiệm vụ thẩm tra, xác nhận tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất vào đơn xin cấp sổ đỏ. 

– Theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, người đang sử dụng đất phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Nếu không, người này phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn lấy thông tin về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, sự phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được xét duyệt; công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày.
– Khi đủ điều kiện thì chủ sở hữu viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và giấy chứng nhận được trình chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện ký.

Bước 5: Hồ sơ được kiểm tra bởi Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất. Trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xác nhận rõ ràng còn đối với trường hợp không đủ điều kiện sẽ có ý kiến trình bày. 

Bước 6: Kết quả sẽ được chuyển về Bộ phận trả cho người sử dụng đất hoặc trả về Ủy ban nhân dân xã, từ đó trao trả lại cho người sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp để đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Kết

Hy vọng bài viết trên từ Vinhomes đã giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về sổ đỏ cũng như quy trình thủ tục để được cấp sổ đỏ khi tham gia mua bán nhà ở.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm

Post a Comment

Previous Post Next Post