Những thông tin quan trọng về sổ hồng đồng sở hữu

Sổ hồng là tên gọi ngắn gọn của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Căn cứ vào chủ thể được cấp quyền, sổ hồng được chia ra làm 2 loại là sổ hồng riêng và sổ hồng đồng sở hữu. Bài viết dưới đây đưa thông tin chi tiết về mẫu sổ hồng đồng sở hữu hay còn được gọi với cái tên sổ hồng chung.

Sổ hồng là tên gọi ngắn gọn của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Căn cứ vào chủ thể được cấp quyền, sổ hồng được chia ra làm 2 loại là sổ hồng riêng và sổ hồng đồng sở hữu. Bài viết dưới đây đưa thông tin chi tiết về mẫu sổ hồng đồng sở hữu hay còn được gọi với cái tên sổ hồng chung.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Khái niệm sổ hồng đồng sở hữu

Khác với sổ hồng riêng, chủ thể của sổ hồng đồng sở hữu gồm 2 người trở lên – không có quan hệ vợ chồng hay con cái. Sổ được chia thành nhiều bản có giá trị tương đương nhau, mỗi bản được cấp riêng cho cá nhân có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên bìa sổ hồng đồng sở hữu có thêm nội dung: “Cùng sử dụng đất với…”. Dưới đây là hình ảnh của mẫu sổ hồng đồng sở hữu được ban hành:

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 1

Trong trường hợp các chủ thể yêu cầu, Giấy chứng nhận được cấp chung, trao cho người đại diện và phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất.

Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, sổ hồng chung được Nhà nước cấp và công nhận, áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,… theo Nghị định Chính phủ số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT. 

 hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 2

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục mua bán nhà đất cần biết

Thuận lợi và hạn chế của sổ hồng đồng sở hữu

Thuận lợi của sổ hồng đồng sở hữu

Do tính phức tạp về vấn đề pháp lý cũng như sự e ngại của người mua, giá nhà đất đồng sở hữu thường thấp hơn nhiều so với nhà đất được cấp sổ hồng riêng. Điều này tạo cơ hội cho những người có thu nhập trung bình hoặc thấp muốn sở hữu nhà ở, đất đai nhưng lại không đủ năng lực về tài chính. Sổ hồng chung đồng sở hữu sẽ giúp họ có quyền sở hữu nhà ở cùng một số tài sản khác gắn liền với đất.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 3

Sổ hồng đồng sở hữu còn giải quyết được tình trạng không đủ diện tích đất tối thiểu khi tách thửa. Trường hợp những người dân sở hữu mảnh đất diện tích nhỏ hơn quy định tách thửa có thể cùng gộp đất để xin sổ hồng. Ngoài ra, mẫu sổ hồng đồng sở hữu còn giúp hạn chế rủi ro cho những người mua đất giấy tay.

Hạn chế của sổ hồng đồng sở hữu

Như đã đề cập ở trên, sổ hồng đồng sở hữu liên quan nhiều đến các vấn đề pháp luật. Khi thực hiện các giao dịch hay thủ tục, cần có sự đồng ý của tất cả các bên sở hữu nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Do đó, giấy tờ giao dịch cũng mất nhiều thời gian xử lý. Điều này trực tiếp gây ra tâm lý e ngại của khách hàng, khiến chủ sở hữu sổ hồng chung khó khăn trong việc tìm kiếm người mua khi cần chuyển nhượng.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 4

Hơn nữa, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam không chấp nhận cho vay thế chấp với sổ hồng đồng sở hữu. Do đó, chủ sổ nếu có nhu cầu thì chỉ có thể vay dưới hình thức tín chấp với lãi suất cao hơn, thời hạn vay ngắn và mọi thủ tục vay đề cần tất cả các chủ sở hữu đứng tên trên sổ đồng ý.

 hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 5

Thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu

Sau khi cân nhắc kỹ về ưu và nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu, nếu khách hàng quyết định làm sổ chung, cách tốt nhất là thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Điều đó đồng nghĩa là người dân cần đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất/ sở hữu nhà ở tại các điểm công chứng tại địa phương.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 6

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Bản dự thảo hợp đồng: Trong đó ghi rõ nội dung: anh A chuyển nhượng một phần quyền sử dụng nhà đất cho anh B và để anh B trở thành đồng chủ sử dụng/sở hữu nhà đất. Sau khi đăng ký sang tên, hai người cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.

 hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 7

  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan

Theo trình tự công chứng chi tiết được quy định rõ tại Điều 40, chương V, Luật Công chứng năm 2014, người dân nên xem xét và tìm hiểu kỹ các nội dung để tránh được những sai sót hay hiểu lầm không đáng có khi thực hiện thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu.

Kết 

Thông qua bài viết, mong rằng Quý khách đã hiểu thêm về sổ hồng đồng sở hữu. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm hiểu thông tin về thị trường và các sản phẩm bất động sản, Quý khách vui lòng truy cập tại chuyên trang Vinhomes

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Khái niệm sổ hồng đồng sở hữu

Khác với sổ hồng riêng, chủ thể của sổ hồng đồng sở hữu gồm 2 người trở lên – không có quan hệ vợ chồng hay con cái. Sổ được chia thành nhiều bản có giá trị tương đương nhau, mỗi bản được cấp riêng cho cá nhân có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên bìa sổ hồng đồng sở hữu có thêm nội dung: “Cùng sử dụng đất với…”. Dưới đây là hình ảnh của mẫu sổ hồng đồng sở hữu được ban hành:

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 1

Trong trường hợp các chủ thể yêu cầu, Giấy chứng nhận được cấp chung, trao cho người đại diện và phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất.

Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, sổ hồng chung được Nhà nước cấp và công nhận, áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,… theo Nghị định Chính phủ số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT. 

 hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 2

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục mua bán nhà đất cần biết

Thuận lợi và hạn chế của sổ hồng đồng sở hữu

Thuận lợi của sổ hồng đồng sở hữu

Do tính phức tạp về vấn đề pháp lý cũng như sự e ngại của người mua, giá nhà đất đồng sở hữu thường thấp hơn nhiều so với nhà đất được cấp sổ hồng riêng. Điều này tạo cơ hội cho những người có thu nhập trung bình hoặc thấp muốn sở hữu nhà ở, đất đai nhưng lại không đủ năng lực về tài chính. Sổ hồng chung đồng sở hữu sẽ giúp họ có quyền sở hữu nhà ở cùng một số tài sản khác gắn liền với đất.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 3

Sổ hồng đồng sở hữu còn giải quyết được tình trạng không đủ diện tích đất tối thiểu khi tách thửa. Trường hợp những người dân sở hữu mảnh đất diện tích nhỏ hơn quy định tách thửa có thể cùng gộp đất để xin sổ hồng. Ngoài ra, mẫu sổ hồng đồng sở hữu còn giúp hạn chế rủi ro cho những người mua đất giấy tay.

Hạn chế của sổ hồng đồng sở hữu

Như đã đề cập ở trên, sổ hồng đồng sở hữu liên quan nhiều đến các vấn đề pháp luật. Khi thực hiện các giao dịch hay thủ tục, cần có sự đồng ý của tất cả các bên sở hữu nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Do đó, giấy tờ giao dịch cũng mất nhiều thời gian xử lý. Điều này trực tiếp gây ra tâm lý e ngại của khách hàng, khiến chủ sở hữu sổ hồng chung khó khăn trong việc tìm kiếm người mua khi cần chuyển nhượng.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 4

Hơn nữa, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam không chấp nhận cho vay thế chấp với sổ hồng đồng sở hữu. Do đó, chủ sổ nếu có nhu cầu thì chỉ có thể vay dưới hình thức tín chấp với lãi suất cao hơn, thời hạn vay ngắn và mọi thủ tục vay đề cần tất cả các chủ sở hữu đứng tên trên sổ đồng ý.

 hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 5

Thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu

Sau khi cân nhắc kỹ về ưu và nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu, nếu khách hàng quyết định làm sổ chung, cách tốt nhất là thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Điều đó đồng nghĩa là người dân cần đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất/ sở hữu nhà ở tại các điểm công chứng tại địa phương.

hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 6

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Bản dự thảo hợp đồng: Trong đó ghi rõ nội dung: anh A chuyển nhượng một phần quyền sử dụng nhà đất cho anh B và để anh B trở thành đồng chủ sử dụng/sở hữu nhà đất. Sau khi đăng ký sang tên, hai người cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.

 hinh anh nhung thong tin quan trong ve so hong dong so huu so 7

  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan

Theo trình tự công chứng chi tiết được quy định rõ tại Điều 40, chương V, Luật Công chứng năm 2014, người dân nên xem xét và tìm hiểu kỹ các nội dung để tránh được những sai sót hay hiểu lầm không đáng có khi thực hiện thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu.

Kết 

Thông qua bài viết, mong rằng Quý khách đã hiểu thêm về sổ hồng đồng sở hữu. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm hiểu thông tin về thị trường và các sản phẩm bất động sản, Quý khách vui lòng truy cập tại chuyên trang Vinhomes

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post