Những thông tin cần biết về hợp đồng đặt cọc mua nhà

Đặt cọc là một trong những thủ tục phổ biến trong giao dịch bất động sản. Tuy nhiên khái niệm về hợp đồng đặt cọc mua nhà vẫn chưa được phổ cập đến tất cả mọi người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về loại hợp đồng này.

Đặt cọc là một trong những thủ tục phổ biến trong giao dịch bất động sản. Tuy nhiên khái niệm về hợp đồng đặt cọc mua nhà vẫn chưa được phổ cập đến tất cả mọi người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về loại hợp đồng này.

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì?

Theo khoản 1, điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một trong hai bên giao dịch giao cho bên còn lại một khoản tiền nhất định hoặc đồ vật có giá trị tương ứng (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong thời hạn đã thỏa thuận để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Do đó, hợp đồng đặt cọc mua nhà có thể được xem là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa 2 bên (bên đặt cọc và bên nhận cọc).

Tuy hợp đồng đặt cọc nhà có thể được chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản trong thời hạn giao dịch, người làm hợp đồng vẫn cần đảm bảo đủ những nội dung sau:

  • Thông tin đầy đủ của 2 bên tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng
  • Đối tượng của hợp đồng (tài sản cọc)
  • Thời hạn đặt cọc

 hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 1

  • Mục đích đặt cọc và cách xử lý tiền cọc.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
  • Phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
  • Cam đoan và xác nhận của từng bên.

hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 2

Về lý thuyết, sự tồn tại của hợp đồng đặt cọc mua nhà ngầm xác nhận ý muốn của 2 bên trong giao dịch là thật và sẽ không xuất hiện thay đổi lớn trong các quyết định đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong thực tế, giao dịch bất động sản luôn chứa đựng không ít các rủi ro, người dân cần hết sức thận trọng khi tiến hành làm hợp đồng đặt cọc nhà.

>> Bài viết liên quan Những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà trả góp nên nằm lòng

6 lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà

Dưới đây là những điều khách hàng cần cân nhắc kỹ trước, trong và sau khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

  • Xác minh tính hợp pháp của ngôi nhà

Đầu tiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, bên mua cần chắc chắn rằng ngôi nhà đã được công nhận quyền sở hữu hợp pháp bằng cách yêu cầu bên bán cung cấp các loại giấy tờ mua nhà như sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Điều kiện cần của một căn nhà tốt là không vướng vào tranh chấp hoặc là đối tượng đảm bảo của một giao dịch nào khác như thế chấp, bảo lãnh, ủy quyền,… để tránh rủi ro có thể dẫn đến mất cả tiền lẫn nhà của bên đặt cọc.

hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 3

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về bên nhận cọc

Tương tự như bên mua, thông tin về bên bán nhà cũng cần được xác minh kỹ càng trước khi tiến hành làm hợp đồng đặt cọc mua nhà. Cá nhân nhận đặt cọc phải là người đủ tuổi, có đầy đủ năng lực và trách nhiệm hành vi dân sự, có đầy đủ giấy tờ minh chứng quyền sở hữu ngôi nhà được giao dịch. Trong trường hợp người tham gia ký kết hợp đồng không phải chủ nhân trực tiếp, thủ tục giao dịch cần có giấy ủy quyền hợp lệ theo đúng quy định của Pháp luật.

  • Xác định rõ ràng mục đích đặt cọc

Mục đích đặt cọc là một khoản mục trong hợp đồng đặt cọc mua nhà. Tiền cọc có thể dùng để bảo đảm việc giao kết hợp đồng hay thực hiện hợp đồng hoặc cả hai. Những nội dung này đều cần được quy định một cách rõ ràng và cụ thể trong nội dung hợp đồng đặt cọc nhà. Bởi lẽ, việc một bên giao một khoản tiền hoặc tài sản cho bên kia không đồng nghĩa với việc hai bên cùng đảm bảo thỏa thuận đặt cọc có hiệu lực vì khoản tiền đó có thể được quy vào tiền trả trước.

hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 4>

Ở phần nội dung này, hai bên liên quan cũng cần thỏa thuận và thiết lập những phương án xử lý tiền cọc khi hợp đồng được ký kết thành công, các bên có thể lựa chọn chuyển đổi tiền cọc thành tiền thực hiện hợp đồng, được hoàn trả hay giữ nguyên đến khi kết thúc hợp đồng,…

  • Minh bạch khoản bồi thường, phạt vi phạm

Việc phạt vi phạm hợp đồng xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện đúng những quy định đã thống nhất trong hợp đồng đặt cọc mua nhà. Mức phạt vi phạm hợp đồng phụ thuộc vào thỏa thuận sẵn có của các bên. Trong trường hợp đã thỏa thuận trước ở hợp đồng, theo quy định tại Điều 418, Bộ Luật Dân sự 2015, ngoài tiền phạt vi phạm, bên nhận cọc còn phải trả cho phía đặt cọc tiền bồi thường. 

  • Sử dụng người làm chứng

Tuy pháp luật không quy định về việc công chứng khi tiến hành hợp đồng đặt cọc mua nhà, khách hàng vẫn nên thực hiện để củng cố tính pháp lý cho văn bản hợp đồng. Đối tượng làm chứng phải là người không có liên quan hay bất kỳ mối quan hệ gì với hai bên giao dịch nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Ngoài ra, thông tin, chữ ký và lời xác nhận của người làm chứng trung gian cũng cần được thể hiện rõ trên hợp đồng.

hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 5

  • Công chứng hợp đồng

Nếu không thể tìm được người làm chứng đủ yêu cầu, 2 bên có thể đem văn bản hợp đồng đặt cọc mua nhà đi chứng thực tại các Văn phòng công chứng hoặc Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận công chứng. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra, nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đã hợp lệ, Văn phòng công chứng sẽ trả lại kết quả trong khoảng từ 2 đến 10 ngày đối với những giao dịch có nội dung phức tạp.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà hiện nay

Dưới đây là hình ảnh mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mà Quý khách hàng có thể tham khảo:

 hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 6

Kết

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được phần nào thắc mắc của Quý khách hàng về hợp đồng đặt cọc mua nhà. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến thị trường và các giao dịch bất động sản, Quý khách vui lòng truy cập chuyên trang tại Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì?

Theo khoản 1, điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một trong hai bên giao dịch giao cho bên còn lại một khoản tiền nhất định hoặc đồ vật có giá trị tương ứng (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong thời hạn đã thỏa thuận để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Do đó, hợp đồng đặt cọc mua nhà có thể được xem là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa 2 bên (bên đặt cọc và bên nhận cọc).

Tuy hợp đồng đặt cọc nhà có thể được chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản trong thời hạn giao dịch, người làm hợp đồng vẫn cần đảm bảo đủ những nội dung sau:

  • Thông tin đầy đủ của 2 bên tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng
  • Đối tượng của hợp đồng (tài sản cọc)
  • Thời hạn đặt cọc

 hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 1

  • Mục đích đặt cọc và cách xử lý tiền cọc.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
  • Phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
  • Cam đoan và xác nhận của từng bên.

hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 2

Về lý thuyết, sự tồn tại của hợp đồng đặt cọc mua nhà ngầm xác nhận ý muốn của 2 bên trong giao dịch là thật và sẽ không xuất hiện thay đổi lớn trong các quyết định đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong thực tế, giao dịch bất động sản luôn chứa đựng không ít các rủi ro, người dân cần hết sức thận trọng khi tiến hành làm hợp đồng đặt cọc nhà.

>> Bài viết liên quan Những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà trả góp nên nằm lòng

6 lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà

Dưới đây là những điều khách hàng cần cân nhắc kỹ trước, trong và sau khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

  • Xác minh tính hợp pháp của ngôi nhà

Đầu tiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, bên mua cần chắc chắn rằng ngôi nhà đã được công nhận quyền sở hữu hợp pháp bằng cách yêu cầu bên bán cung cấp các loại giấy tờ mua nhà như sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Điều kiện cần của một căn nhà tốt là không vướng vào tranh chấp hoặc là đối tượng đảm bảo của một giao dịch nào khác như thế chấp, bảo lãnh, ủy quyền,… để tránh rủi ro có thể dẫn đến mất cả tiền lẫn nhà của bên đặt cọc.

hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 3

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về bên nhận cọc

Tương tự như bên mua, thông tin về bên bán nhà cũng cần được xác minh kỹ càng trước khi tiến hành làm hợp đồng đặt cọc mua nhà. Cá nhân nhận đặt cọc phải là người đủ tuổi, có đầy đủ năng lực và trách nhiệm hành vi dân sự, có đầy đủ giấy tờ minh chứng quyền sở hữu ngôi nhà được giao dịch. Trong trường hợp người tham gia ký kết hợp đồng không phải chủ nhân trực tiếp, thủ tục giao dịch cần có giấy ủy quyền hợp lệ theo đúng quy định của Pháp luật.

  • Xác định rõ ràng mục đích đặt cọc

Mục đích đặt cọc là một khoản mục trong hợp đồng đặt cọc mua nhà. Tiền cọc có thể dùng để bảo đảm việc giao kết hợp đồng hay thực hiện hợp đồng hoặc cả hai. Những nội dung này đều cần được quy định một cách rõ ràng và cụ thể trong nội dung hợp đồng đặt cọc nhà. Bởi lẽ, việc một bên giao một khoản tiền hoặc tài sản cho bên kia không đồng nghĩa với việc hai bên cùng đảm bảo thỏa thuận đặt cọc có hiệu lực vì khoản tiền đó có thể được quy vào tiền trả trước.

hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 4>

Ở phần nội dung này, hai bên liên quan cũng cần thỏa thuận và thiết lập những phương án xử lý tiền cọc khi hợp đồng được ký kết thành công, các bên có thể lựa chọn chuyển đổi tiền cọc thành tiền thực hiện hợp đồng, được hoàn trả hay giữ nguyên đến khi kết thúc hợp đồng,…

  • Minh bạch khoản bồi thường, phạt vi phạm

Việc phạt vi phạm hợp đồng xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện đúng những quy định đã thống nhất trong hợp đồng đặt cọc mua nhà. Mức phạt vi phạm hợp đồng phụ thuộc vào thỏa thuận sẵn có của các bên. Trong trường hợp đã thỏa thuận trước ở hợp đồng, theo quy định tại Điều 418, Bộ Luật Dân sự 2015, ngoài tiền phạt vi phạm, bên nhận cọc còn phải trả cho phía đặt cọc tiền bồi thường. 

  • Sử dụng người làm chứng

Tuy pháp luật không quy định về việc công chứng khi tiến hành hợp đồng đặt cọc mua nhà, khách hàng vẫn nên thực hiện để củng cố tính pháp lý cho văn bản hợp đồng. Đối tượng làm chứng phải là người không có liên quan hay bất kỳ mối quan hệ gì với hai bên giao dịch nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Ngoài ra, thông tin, chữ ký và lời xác nhận của người làm chứng trung gian cũng cần được thể hiện rõ trên hợp đồng.

hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 5

  • Công chứng hợp đồng

Nếu không thể tìm được người làm chứng đủ yêu cầu, 2 bên có thể đem văn bản hợp đồng đặt cọc mua nhà đi chứng thực tại các Văn phòng công chứng hoặc Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận công chứng. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra, nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đã hợp lệ, Văn phòng công chứng sẽ trả lại kết quả trong khoảng từ 2 đến 10 ngày đối với những giao dịch có nội dung phức tạp.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà hiện nay

Dưới đây là hình ảnh mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mà Quý khách hàng có thể tham khảo:

 hinh anh nhung thong tin can biet ve hop dong dat coc mua nha so 6

Kết

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được phần nào thắc mắc của Quý khách hàng về hợp đồng đặt cọc mua nhà. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến thị trường và các giao dịch bất động sản, Quý khách vui lòng truy cập chuyên trang tại Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post