Kinh doanh bất động sản là gì?

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ và khả năng sinh lời hấp dẫn, kinh doanh bất động sản đã và đang trở thành lĩnh vực thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư. Cùng đi tìm lời giải chi tiết cho câu hỏi “kinh doanh bất động sản là gì?”, những nguyên tắc và điều kiện khi kinh doanh bất động sản qua bài viết dưới đây.

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ và khả năng sinh lời hấp dẫn, kinh doanh bất động sản đã và đang trở thành lĩnh vực thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư. Cùng đi tìm lời giải chi tiết cho câu hỏi “kinh doanh bất động sản là gì?”, những nguyên tắc và điều kiện khi kinh doanh bất động sản qua bài viết dưới đây.

Khái niệm kinh doanh bất động sản là gì? 

Ngành kinh doanh bất động sản (hay còn gọi là kinh doanh địa ốc) đã được Pháp luật Việt Nam quy định một bộ luật riêng có tên Luật kinh doanh bất động sản. Theo điều 3, khoản 1 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, việc kinh doanh này được định nghĩa cụ thể như sau: 

“Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động:

  • Xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng
  • Các hình thức cho thuê 
  • Môi giới bất động sản
  • Sàn giao dịch bất động sản
  • Dịch vụ tư vấn bất động sản 
  • Quản lý bất động sản

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 1

Trong đó, những lĩnh vực trên đều có mục đích chung cuối cùng là sinh lợi nhuận, góp phần gia tăng tài sản cho chủ sở hữu. Ngoài ra, luật kinh doanh bất động sản cũng quy định về các loại bất động sản được phép đưa vào kinh doanh, bao gồm:

  • Nhà, công trình xây dựng sẵn của tổ chức, cá nhân
  • Nhà, công trình của tổ chức, cá nhân đang được xây dựng và sẽ hình thành trong tương lai
  • Nhà, công trình xây dựng thuộc tài sản công đã có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Đất được phép chuyển nhượng, cho thuê

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 2

>> Bài viết liên quan: ‘Kiếm bội’ trong mùa Covid với nghề kinh doanh bất động sản Vinhomes

Nguyên tắc kinh doanh bất động sản là gì?

Theo điều 4, Luật kinh doanh bất động sản, các cá nhân/ tổ chức thực hiện kinh doanh địa ốc cần nghiêm túc tuân thủ những quy định như sau:

  • Nguyên tắc bình đẳng: Các tổ chức, cá nhân đều có quyền tự do thỏa thuận trước pháp luật trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thông qua hợp đồng, đồng thời phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 3

  • Tất cả các loại bất động sản muốn đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện dựa theo các khoản mục của Luật này.
  • Chủ thể tham gia kinh doanh bất động sản phải đảm bảo trung thực, công khai, minh bạch.
  • Các đối tượng là cá nhân hoặc tổ chức có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh nhưng phải tuân thủ đúng theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 4

Điều kiện được phép kinh doanh bất động sản là gì?

Bên cạnh những thắc mắc về kinh doanh bất động sản là gì cũng như nguyên tắc trong ngành kinh doanh địa ốc, khách hàng mới tham gia vào thị trường này cần đặc biệt quan tâm đến các điều kiện cần có để được pháp luật công nhận quyền thực hiện, tổ chức hoạt động kinh doanh.

Cá nhân, tổ chức được tham gia kinh doanh địa ốc

Chủ thể thực hiện kinh doanh bất động sản là cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (có vốn pháp định lớn hơn hoặc bằng 20 tỷ đồng), trừ những trường hợp quy mô nhỏ, giao dịch không thường xuyên (chi tiết tại Điều 5 Nghị định 76/2015/NĐ-CP). 

Bên cạnh đó, tất cả các đối tượng tham gia vào hoạt động này đều phải kê khai, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo đúng quy định của pháp luật.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 5

Điều kiện để các loại hình bất động sản được đưa vào kinh doanh địa ốc

  • Nhà, công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân đã được xây dựng sẵn:

Đối với nhóm bất động sản này, điều kiện để được đưa vào kinh doanh cũng giống với điều kiện thực hiện giao dịch. Trong đó, bất động sản cần có đủ các loại giấy tờ pháp lý liên quan như: sổ hồng/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà ở, các công trình có sẵn trong dự án,…

Ngoài ra, bất động sản được kinh doanh còn phải đảm bảo không đang ở trong tình trạng tranh chấp hay đang là tài sản đảm bảo (cầm cố, thế chấp, kê biên nhằm bảo đảm thi hành án,…)

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 6

  • Nhà, công trình đang được xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân:

Tương tự như nhóm trên, nhà hay công trình đang được xây dựng muốn đưa vào kinh doanh bất động sản cũng cần có văn bản xác nhận về quyền sử dụng đất, nhà ở. Ngoài ra, khi tiến hành kinh doanh, chủ sở hữu phải cung cấp thêm hồ sơ dự án xây dựng, bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. Một số trường hợp khác sẽ yêu cầu thêm Giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu việc xây dựng hoàn thành tương ứng theo tiến độ dự án. 

Trong trường hợp dự án là tòa căn hộ chung cư hoặc khu phức hợp, người sử dụng sẽ phải trình biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án cũng cần gửi lên cơ quan quản lý cấp tỉnh văn bản về việc bất động sản của mình đã đủ điều kiện để kinh doanh.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 7

  • Nhà, công trình xây dựng là tài sản công đã có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Điều kiện để kinh doanh bất động sản thuộc tài sản công là Đơn vị sự nghiệp công lập phải lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh và gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, lấy ý kiến thẩm định của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công. 
 
Đối với những đề án có nguyên giá từ 500 tỷ đồng trở lên, dự án kinh doanh đó cần phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TW quản lý) hoặc Thường trực HĐND cấp tỉnh đối với đơn vị thuộc sự quản lý của địa phương.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 8

  • Đất được phép chuyển nhượng, cho thuê

Theo quy định hiện hành, người sử dụng đất chỉ được quyền thực hiện các giao dịch với đất (chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, tặng cho, thừa kế, góp vốn,…) khi có đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất. Bên cạnh đó, mảnh đất được đưa vào kinh doanh trong ngành bất động sản cũng cần đáp ứng các điều kiện như: không xảy ra tranh chấp, không dùng làm tài sản đảm bảo thi hành án,… 

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 9

Kết

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “kinh doanh bất động sản là gì?” và quy định của pháp luật Việt Nam xoay quanh vấn đề này. Để đọc thêm các bài viết có chủ đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng truy cập tại chuyên trang Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Khái niệm kinh doanh bất động sản là gì? 

Ngành kinh doanh bất động sản (hay còn gọi là kinh doanh địa ốc) đã được Pháp luật Việt Nam quy định một bộ luật riêng có tên Luật kinh doanh bất động sản. Theo điều 3, khoản 1 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, việc kinh doanh này được định nghĩa cụ thể như sau: 

“Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động:

  • Xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng
  • Các hình thức cho thuê 
  • Môi giới bất động sản
  • Sàn giao dịch bất động sản
  • Dịch vụ tư vấn bất động sản 
  • Quản lý bất động sản

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 1

Trong đó, những lĩnh vực trên đều có mục đích chung cuối cùng là sinh lợi nhuận, góp phần gia tăng tài sản cho chủ sở hữu. Ngoài ra, luật kinh doanh bất động sản cũng quy định về các loại bất động sản được phép đưa vào kinh doanh, bao gồm:

  • Nhà, công trình xây dựng sẵn của tổ chức, cá nhân
  • Nhà, công trình của tổ chức, cá nhân đang được xây dựng và sẽ hình thành trong tương lai
  • Nhà, công trình xây dựng thuộc tài sản công đã có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Đất được phép chuyển nhượng, cho thuê

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 2

>> Bài viết liên quan: ‘Kiếm bội’ trong mùa Covid với nghề kinh doanh bất động sản Vinhomes

Nguyên tắc kinh doanh bất động sản là gì?

Theo điều 4, Luật kinh doanh bất động sản, các cá nhân/ tổ chức thực hiện kinh doanh địa ốc cần nghiêm túc tuân thủ những quy định như sau:

  • Nguyên tắc bình đẳng: Các tổ chức, cá nhân đều có quyền tự do thỏa thuận trước pháp luật trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thông qua hợp đồng, đồng thời phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 3

  • Tất cả các loại bất động sản muốn đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện dựa theo các khoản mục của Luật này.
  • Chủ thể tham gia kinh doanh bất động sản phải đảm bảo trung thực, công khai, minh bạch.
  • Các đối tượng là cá nhân hoặc tổ chức có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh nhưng phải tuân thủ đúng theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 4

Điều kiện được phép kinh doanh bất động sản là gì?

Bên cạnh những thắc mắc về kinh doanh bất động sản là gì cũng như nguyên tắc trong ngành kinh doanh địa ốc, khách hàng mới tham gia vào thị trường này cần đặc biệt quan tâm đến các điều kiện cần có để được pháp luật công nhận quyền thực hiện, tổ chức hoạt động kinh doanh.

Cá nhân, tổ chức được tham gia kinh doanh địa ốc

Chủ thể thực hiện kinh doanh bất động sản là cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (có vốn pháp định lớn hơn hoặc bằng 20 tỷ đồng), trừ những trường hợp quy mô nhỏ, giao dịch không thường xuyên (chi tiết tại Điều 5 Nghị định 76/2015/NĐ-CP). 

Bên cạnh đó, tất cả các đối tượng tham gia vào hoạt động này đều phải kê khai, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo đúng quy định của pháp luật.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 5

Điều kiện để các loại hình bất động sản được đưa vào kinh doanh địa ốc

  • Nhà, công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân đã được xây dựng sẵn:

Đối với nhóm bất động sản này, điều kiện để được đưa vào kinh doanh cũng giống với điều kiện thực hiện giao dịch. Trong đó, bất động sản cần có đủ các loại giấy tờ pháp lý liên quan như: sổ hồng/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà ở, các công trình có sẵn trong dự án,…

Ngoài ra, bất động sản được kinh doanh còn phải đảm bảo không đang ở trong tình trạng tranh chấp hay đang là tài sản đảm bảo (cầm cố, thế chấp, kê biên nhằm bảo đảm thi hành án,…)

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 6

  • Nhà, công trình đang được xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân:

Tương tự như nhóm trên, nhà hay công trình đang được xây dựng muốn đưa vào kinh doanh bất động sản cũng cần có văn bản xác nhận về quyền sử dụng đất, nhà ở. Ngoài ra, khi tiến hành kinh doanh, chủ sở hữu phải cung cấp thêm hồ sơ dự án xây dựng, bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. Một số trường hợp khác sẽ yêu cầu thêm Giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu việc xây dựng hoàn thành tương ứng theo tiến độ dự án. 

Trong trường hợp dự án là tòa căn hộ chung cư hoặc khu phức hợp, người sử dụng sẽ phải trình biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án cũng cần gửi lên cơ quan quản lý cấp tỉnh văn bản về việc bất động sản của mình đã đủ điều kiện để kinh doanh.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 7

  • Nhà, công trình xây dựng là tài sản công đã có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Điều kiện để kinh doanh bất động sản thuộc tài sản công là Đơn vị sự nghiệp công lập phải lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh và gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, lấy ý kiến thẩm định của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công. 
 
Đối với những đề án có nguyên giá từ 500 tỷ đồng trở lên, dự án kinh doanh đó cần phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TW quản lý) hoặc Thường trực HĐND cấp tỉnh đối với đơn vị thuộc sự quản lý của địa phương.

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 8

  • Đất được phép chuyển nhượng, cho thuê

Theo quy định hiện hành, người sử dụng đất chỉ được quyền thực hiện các giao dịch với đất (chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, tặng cho, thừa kế, góp vốn,…) khi có đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất. Bên cạnh đó, mảnh đất được đưa vào kinh doanh trong ngành bất động sản cũng cần đáp ứng các điều kiện như: không xảy ra tranh chấp, không dùng làm tài sản đảm bảo thi hành án,… 

hinh anh kinh doanh bat dong san la gi so 9

Kết

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “kinh doanh bất động sản là gì?” và quy định của pháp luật Việt Nam xoay quanh vấn đề này. Để đọc thêm các bài viết có chủ đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng truy cập tại chuyên trang Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post