Các loại thuế cần đóng khi kinh doanh phòng trọ theo quy định mới nhất bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường và thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu áp dụng). Việc đóng thuế là nghĩa vụ pháp lý quan trọng để đảm bảo tuân thủ và đóng góp cho ngân sách quốc gia. Quy định mới nhất về các loại thuế này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh doanh phòng trọ.
phong nguyen87@
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An trả lời:
Thứ nhất: Hoạt động cho thuê nhà trọ cần đăng ký kinh doanh
Cho thuê nhà trọ là hoạt động kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh không cần đăng ký theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Nên gia đình bạn sẽ phải thực hiện đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề cho thuê nhà trọ của mình không phụ thuộc vào quy mô và doanh thu bao nhiêu
Cho thuê nhà trọ đăng ký kinh doanh dưới hình thức nào? Hình thức hộ kinh doanh
Quy định về hộ kinh doanh theo NĐ 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh
1. Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Các loại thuế khi hộ kinh doanh cá thể cần nộp
Tại khoản 25, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 có quy định như sau: “Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế”.
Căn cứ vào quy định này nếu kinh doanh nhà trọ có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở lên thì sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng. Điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định sau:
“c) Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
Các loại thuế phải đóng khi cho thuê nhà, phòng trọ hiện nay:
+Thuế môn bài
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí môn bài như sau:
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
+Thuế giá trị gia tăng: thuế tính theo từng tháng chủ nhà trọ cho thuê.
Theo Khoản 2 Phần Phụ Lục Bảng danh mục ngành nghề Thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ: tỷ lệ 5%
Vậy Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x 5%
+Thuế thu nhập cá nhân
Tại điểm d khoản 2 và điểm b khoản 4 điều 6 Theo Nghị định Số 12/2015/NĐ-CP quy định về Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh:
2. Doanh thu tính thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế, trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
d) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế xác định theo doanh thu trả tiền một lần;
4. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%.
Như vậy, thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x 5%