Trường mẫu giáo 3 tầng tại Nhật Bản có khả năng chống chịu và ngăn chặn thiên tai. Với cấu trúc và kỹ thuật xây dựng bền vững, trường mẫu giáo này đặc biệt có khả năng chống đến 8.5 độ Richter và chịu được lực đẩy từ lũ lụt và sóng thần. Đây là một giải pháp đáng khen ngợi trong việc bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ thiên tai và tạo ra môi trường an toàn để học tập và phát triển.
Trường mẫu giáo 3 tầng được thiết kế nằm trong khu đô thị đông dân cư ở Katsushika, Nhật Bản.
Theo hiện trạng ban đầu là một ngôi trường đã xuống cấp đang được xây dựng lại. Ngôi trường được thiết kế hướng đến lịch sử và môi trường cũng như đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của xã hội hiện đại.
Giải pháp mà kiến trúc sư đưa ra đáp ứng 4 yếu tố chức năng đan xen, phù hợp với cộng đồng và tồn tại được trong nhiều năm sau.
Đó là một ngôi nhà nơi trẻ em có thể tự do vui chơi; một công viên nơi tất cả các học sinh có thể vận động cơ thể và phát triển trí óc; một trường học nơi các em có thể học cách trân trọng giá trị của cuộc sống và thực phẩm; một pháo đài có thể bảo vệ các em khỏi lũ lụt và những thảm họa thiên tai khác xảy ra thường xuyên hàng năm.
Với kết cấu bê tông bao gồm các tấm bê tông và các trụ tường hướng tâm nên có thể chịu được áp lực nước. Tòa nhà cao 13m, 3 tầng, các phòng học được bố trí tại tầng 2, cao hơn mặt đất 3,7m để chống ngập nước. Phần tường ngoài được xây kiên cố ba mặt, bao bọc chính giữa là mặt sân để đảm bảo sự riêng tư và giảm tiếng ồn từ bên trong khu dân cư đông đúc. Mặt thứ tư của tòa nhà hình chữ C hướng ra phía công viên liền kề.
Mặt tiền của tòa nhà được chia thành những phần phù hợp với quy mô của các công trình công cộng xung quanh. Phía Bắc, tầng 1 của tòa nhà được lùi vào để mở rộng các con đường hẹp nhằm giảm nguy cơ ùn tắc từ các phương tiện lưu thông và tai nạn trong giờ cao điểm.
Hơn nữa ngôi trường được thiết kế phù hợp việc tham gia giao thông của trẻ bên trong như một số nơi có lối đi vòng nên có thể chạy qua tòa nhà, nơi trẻ có thể tham gia vui chơi; một số lối đi khác dành cho những trường hợp khẩn cấp, sơ tán như hỏa hoạn, lũ lụt.
Đặc biệt với hình dạng thiết kế đường dốc xoắn ốc khi kết hợp với cầu thang rộng dài đến mái vừa tạo nên không gian lưu trú trong trường hợp khẩn cấp vừa có thể điều chính độ cao của trần.
Tầng 2 được bố trí ghế bậc có thể chứa từ 200 đến 300 người trong trường hợp khẩn cấp, đủ cho 165 học sinh, giáo viên và thành viên cộng đồng trong thời gian chờ cứu hộ.
Ngôi trường được thiết kế không những có khả năng ngăn chặn thiên tai mà còn là nơi vui chơi cởi mở với cộng đồng thông qua công viên liền kề, mà vẫn tôn trọng các giá trị hiện hữu của khu dân cư và cảnh quang xung quanh. Kiến trúc sư chia sẻ, chúng tôi cố gắng đạt đến sự cân bằng về hình thức và màu sắc của thiết kế cũng như tính linh hoạt, để đảm bảo tòa nhà có thể ứng phó với thảm họa thiên nhiên cũng như những thay đổi xã hội lâu dài, một diện mạo không quá trẻ con và có sự kết hợp giữa chất lượng và sức mạnh.