Tôi có bán căn nhà với giá là 850 triệu đồng. Bên mua đã đặt cọc và hẹn tôi một tuần sau sẽ đi công chứng, đồng thời đưa hết số tiền còn lại cho tôi.
Nhưng đã hơn tháng nay mà bên mua vẫn chưa đến như đã hẹn. Tôi có thể lấy luôn số tiền cọc và bán nhà cho người khác không? Nguyễn Thị Nguyệt (hẻm 888 Lạc Long Quân, quận Tân Bình)
Luật sư PHẠM CAO THÁI trả lời: Theo quy định tại Điều 358 Bộ
luật Dân sự thì đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền,
hoặc kim khí quý, đá quý, hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài
sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp
đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản
đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa
vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng
dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt
cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho
bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài
sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, bà cần liên hệ với bên mua nhà để có xác nhận chắc chắn họ
không mua nhà nữa. Lúc đó bà mới có thể bán nhà cho người khác và không
phải trả lại tiền cọc.
2. Chứng cứ vay tiền
Tôi cho người chị chồng vay hơn 1 tỉ đồng nhưng không ghi giấy tờ
gì. Tuy nhiên, mỗi lần mượn tiền chị ấy đều nhắn tin qua lại với tôi và
tôi có lưu đầy đủ. Nay chị ấy không trả lãi hằng tháng cho tôi nữa và có
ý định "xù" nợ. Vậy tôi có thể coi những tin nhắn đó là chứng cứ mượn
nợ để nộp cho tòa án hay không?
Bà Ty (Quận 12)
Luật sư CHÂU XI trả lời: Theo Điều 82, 83 Bộ luật Tố tụng dân
sự thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Các tài liệu đọc
được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự; lời
khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm
định tại chỗ; tập quán; kết quả định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp
luật có quy định.
Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính
hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Các tài liệu nghe được, nhìn được
được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất
xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm,
thu hình đó…
Bà có thể nộp những tin nhắn trên để tòa án xem xét, giải quyết.