Sự dịch chuyển từ ‘tổ ấm’ vào khu căn hộ của giới trẻ Thanh Hóa

Kinh tế phát triển mạnh mẽ, mức sống người dân được cải thiện khiến nhu cầu tận hưởng môi trường sống chất lượng ngày một tăng, trong đó, các gia đình trẻ đặc biệt ưa chuộng các căn hộ cao tầng bởi sự tiện nghi và văn minh.

Kinh tế phát triển mạnh mẽ, mức sống người dân được cải thiện khiến nhu cầu tận hưởng môi trường sống chất lượng ngày một tăng, trong đó, các gia đình trẻ đặc biệt ưa chuộng các căn hộ cao tầng bởi sự tiện nghi và văn minh.

Ưu tiên phát triển phân khúc căn hộ trong chiến lược nhà ở

Xây dựng và phát triển chung cư là yếu tố trọng tâm trong kế hoạch phát triển nhà ở của nhiều quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu nhất trong khu vực là Hàn Quốc. Xuất phát điểm từ những tòa nhà cao tầng đầu tiên được xây dựng vào những năm 1950, tỷ lệ căn hộ của quốc gia này không ngừng đi lên, tăng từ mức 13,5% (năm 1985) lên đến 53% (năm 2005) và hiện nay vào khoảng 80% tổng số khu nhà ở tại xứ sở kim chi. Mặt khác, ở quốc gia láng giềng là Nhật Bản, căn hộ thường dành cho những người có thu nhập cao.

Chung cư chiếm ưu thế so với nhà riêng là thực tế được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Tại Canada, trong tháng 3 năm nay, số lượng nhà ở mới tăng cao kỷ lục, trong khi nhà mặt đất biệt lập chỉ chiếm 19%, sụt giảm khi so sánh với mức 24% cùng kỳ năm ngoái. Trong vòng 10 năm qua, tại các khu vực Toronto, Montreal, Vancouver và Ottawa, 60% nhà xây mới là căn hộ chung cư, trong khi nhà mặt đất biệt lập chỉ chiếm 25%.

Hinh anh su dich chuyen tu to am vao khu can ho cua gioi tre Thanh Hoa so 1

Phát triển không gian nhà ở theo chiều cao là giải pháp tốt nhất nhằm mở rộng nguồn cung khi quỹ đất ở các quốc gia đang ngày càng hạn hẹp và số lượng gia đình trẻ thuộc tầng lớp trung lưu có dấu hiệu gia tăng. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Từ năm 2011, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ nhà ở chung cư tại các đô thị đặc biệt đạt trên 90%, đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%. Tỷ lệ này phải đạt trên 40% đối với đô thị loại III. Trên thực tế, tính tới năm ngoái, diện tích các sàn căn hộ đã đạt mức 41 triệu m2, dù chưa đáp ứng đúng như kỳ vọng, song cũng đã tăng 142% so với 10 năm trước.

Nguồn cung tăng là động lực thúc đẩy sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu lựa chọn nhà ở. Số lượng hộ gia định dọn về căn hộ chung cư để sinh sống tại các đô thị lớn tăng gần 1,6 lần trên phạm vi cả nước trong vòng 10 năm qua. Số lượng dân cư tại các tòa nhà cao tầng gia tăng đột biến tại các thành phố lớn, tiêu biểu là TP.HCM (tăng 67%), Hà Nội (tăng 53%) và Đà Nẵng (tăng 56%). Mặc dù chậm hơn song các địa phương như Thanh Hóa cũng bắt đầu chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng này.

Người dân săn đón căn hộ cao cấp ở đô thị Thanh Hóa

Sự bứt phá là điều mà nhiều chuyên gia đánh giá về thị trường bất động sản Thanh Hóa trong những năm qua. Dấu hiệu đầu tiên là sự góp mặt của nhiều “ông lớn” bất động sản nội, như Vingroup, Sun Group,  Eurowindown, T&T,… với những dự án hàng trăm, hàng tỉ USD. Nhiều dự án trong số đó được đẩy nhanh tiến độ thi công, và không ít sản phẩm đã chính thức trình làng.

Thị trường bất động sản tại cửa ngõ Bắc Trung Bộ ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, thuộc đủ mọi phân khúc bởi nguồn vốn đổ về Thanh Hóa chưa có dấu hiệu ngừng lại. Cảng hàng không Thọ Xuân được định hướng nâng cấp trở thành sân bay quốc tế; đường cao tốc nối sang Ninh Bình đẩy nhanh tiến độ và hạ tầng ngày một hoàn thiện là nền tảng để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp. Sau các doanh nghiệp lớn là cuộc “kéo quân” của các nhà đầu tư thứ cấp từ khắp mọi nơi, liên thông bất động sản Thanh Hóa với các tỉnh, thiết lập những nấc thang giá trị mới cho thị trường.

Vào khoảng đầu năm nay, Thanh Hóa trở thành tâm điểm số 1 giữa những điểm nóng về tăng giá bất động sản, nhất là với phân khúc đất nền, có thời điểm tăng theo phương thẳng đứng. Tuy nhiên, ngay khi “cơn sóng” đó qua đi, người ta đã nhìn thấy những dấu hiệu của bong bóng, hay thậm chí cả những chiêu trò thổi giá, trục lợi. Nhưng các sản phẩm căn hộ lại khác: chẳng tăng “chóng mặt” nhưng cũng chưa từng giảm giá. Mức duy trì ổn định đó cho thấy nhu cầu thực tế trên thị trường mà nguồn cung hiện đang không đáp ứng kịp, nhất là phân khúc căn hộ cao cấp.

Anh Tô Nam, nhân viên của một công ty môi giới bất động sản phân tích: “Ngoài khách hàng xứ Thanh, các nhà đầu tư từ Hải Phòng, Hà Nội quan tâm tới thị trường ngày một nhiều, tiêu chuẩn ngày càng cao. Tuy nhiên, sản phẩm để chào hàng của chúng tôi thực sự là chưa đa dạng theo nhu cầu của khách. Thanh Hóa cần thêm nhiều căn hộ có tiện ích không thua kém gì các thành phố lớn mới theo đúng được nhịp của thị trường”. Ngay tại thành phố Thanh Hóa, các dự án nhà ở cao tầng hạng sang vẫn còn thưa thớt, dù cho đây là thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước với hơn 500 nghìn dân. Việc tăng tỷ lệ nhà ở thương mại nói chung của địa phương này cũng chưa thực hiện được một nửa mục tiêu đặt ra.

Những hạn chế trên được kỳ vọng sẽ thay đổi và cải thiện trong ngưỡng 10 năm tới. Cụ thể, chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xác định dành hơn 10 nghìn ha đất cho phát triển hơn 100 nghìn căn nhà ở thương mại. Tất nhiên, chủ yếu trong số này sẽ là căn hộ cao tầng. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và nhu cầu chọn không gian sống trong tương lai.

Tính đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người ở Thanh Hóa dự kiến sẽ đạt 5.200 USD trở lên (tương đương 120 triệu đồng/người). Mức sống được nâng cao đặt ra bài toán cho thị trường bất động sản, làm thế nào để có các sản phẩm xứng tầm mang tính cạnh tranh. Những dự án có hệ thống tiện ích nội khu phong phú đáp ứng trọn vẹn mọi nhu cầu của cuộc sống, bên cạnh các tiêu chí an toàn, an ninh chuyên nghiệp sẽ luôn được ưa chuộng. Cộng đồng người dân xứ Thanh, nhất là gia đình trẻ ở tầng lớp trung lưu đang mong mỏi các doanh nghiệp lớn tung ra căn hộ “hàng hiệu” để được thỏa sức trải nghiệm các tiêu chuẩn sống văn minh, thời thượng.
 

Ưu tiên phát triển phân khúc căn hộ trong chiến lược nhà ở

Xây dựng và phát triển chung cư là yếu tố trọng tâm trong kế hoạch phát triển nhà ở của nhiều quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu nhất trong khu vực là Hàn Quốc. Xuất phát điểm từ những tòa nhà cao tầng đầu tiên được xây dựng vào những năm 1950, tỷ lệ căn hộ của quốc gia này không ngừng đi lên, tăng từ mức 13,5% (năm 1985) lên đến 53% (năm 2005) và hiện nay vào khoảng 80% tổng số khu nhà ở tại xứ sở kim chi. Mặt khác, ở quốc gia láng giềng là Nhật Bản, căn hộ thường dành cho những người có thu nhập cao.

Chung cư chiếm ưu thế so với nhà riêng là thực tế được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Tại Canada, trong tháng 3 năm nay, số lượng nhà ở mới tăng cao kỷ lục, trong khi nhà mặt đất biệt lập chỉ chiếm 19%, sụt giảm khi so sánh với mức 24% cùng kỳ năm ngoái. Trong vòng 10 năm qua, tại các khu vực Toronto, Montreal, Vancouver và Ottawa, 60% nhà xây mới là căn hộ chung cư, trong khi nhà mặt đất biệt lập chỉ chiếm 25%.

Hinh anh su dich chuyen tu to am vao khu can ho cua gioi tre Thanh Hoa so 1

Phát triển không gian nhà ở theo chiều cao là giải pháp tốt nhất nhằm mở rộng nguồn cung khi quỹ đất ở các quốc gia đang ngày càng hạn hẹp và số lượng gia đình trẻ thuộc tầng lớp trung lưu có dấu hiệu gia tăng. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Từ năm 2011, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ nhà ở chung cư tại các đô thị đặc biệt đạt trên 90%, đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%. Tỷ lệ này phải đạt trên 40% đối với đô thị loại III. Trên thực tế, tính tới năm ngoái, diện tích các sàn căn hộ đã đạt mức 41 triệu m2, dù chưa đáp ứng đúng như kỳ vọng, song cũng đã tăng 142% so với 10 năm trước.

Nguồn cung tăng là động lực thúc đẩy sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu lựa chọn nhà ở. Số lượng hộ gia định dọn về căn hộ chung cư để sinh sống tại các đô thị lớn tăng gần 1,6 lần trên phạm vi cả nước trong vòng 10 năm qua. Số lượng dân cư tại các tòa nhà cao tầng gia tăng đột biến tại các thành phố lớn, tiêu biểu là TP.HCM (tăng 67%), Hà Nội (tăng 53%) và Đà Nẵng (tăng 56%). Mặc dù chậm hơn song các địa phương như Thanh Hóa cũng bắt đầu chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng này.

Người dân săn đón căn hộ cao cấp ở đô thị Thanh Hóa

Sự bứt phá là điều mà nhiều chuyên gia đánh giá về thị trường bất động sản Thanh Hóa trong những năm qua. Dấu hiệu đầu tiên là sự góp mặt của nhiều “ông lớn” bất động sản nội, như Vingroup, Sun Group,  Eurowindown, T&T,… với những dự án hàng trăm, hàng tỉ USD. Nhiều dự án trong số đó được đẩy nhanh tiến độ thi công, và không ít sản phẩm đã chính thức trình làng.

Thị trường bất động sản tại cửa ngõ Bắc Trung Bộ ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, thuộc đủ mọi phân khúc bởi nguồn vốn đổ về Thanh Hóa chưa có dấu hiệu ngừng lại. Cảng hàng không Thọ Xuân được định hướng nâng cấp trở thành sân bay quốc tế; đường cao tốc nối sang Ninh Bình đẩy nhanh tiến độ và hạ tầng ngày một hoàn thiện là nền tảng để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp. Sau các doanh nghiệp lớn là cuộc “kéo quân” của các nhà đầu tư thứ cấp từ khắp mọi nơi, liên thông bất động sản Thanh Hóa với các tỉnh, thiết lập những nấc thang giá trị mới cho thị trường.

Vào khoảng đầu năm nay, Thanh Hóa trở thành tâm điểm số 1 giữa những điểm nóng về tăng giá bất động sản, nhất là với phân khúc đất nền, có thời điểm tăng theo phương thẳng đứng. Tuy nhiên, ngay khi “cơn sóng” đó qua đi, người ta đã nhìn thấy những dấu hiệu của bong bóng, hay thậm chí cả những chiêu trò thổi giá, trục lợi. Nhưng các sản phẩm căn hộ lại khác: chẳng tăng “chóng mặt” nhưng cũng chưa từng giảm giá. Mức duy trì ổn định đó cho thấy nhu cầu thực tế trên thị trường mà nguồn cung hiện đang không đáp ứng kịp, nhất là phân khúc căn hộ cao cấp.

Anh Tô Nam, nhân viên của một công ty môi giới bất động sản phân tích: “Ngoài khách hàng xứ Thanh, các nhà đầu tư từ Hải Phòng, Hà Nội quan tâm tới thị trường ngày một nhiều, tiêu chuẩn ngày càng cao. Tuy nhiên, sản phẩm để chào hàng của chúng tôi thực sự là chưa đa dạng theo nhu cầu của khách. Thanh Hóa cần thêm nhiều căn hộ có tiện ích không thua kém gì các thành phố lớn mới theo đúng được nhịp của thị trường”. Ngay tại thành phố Thanh Hóa, các dự án nhà ở cao tầng hạng sang vẫn còn thưa thớt, dù cho đây là thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước với hơn 500 nghìn dân. Việc tăng tỷ lệ nhà ở thương mại nói chung của địa phương này cũng chưa thực hiện được một nửa mục tiêu đặt ra.

Những hạn chế trên được kỳ vọng sẽ thay đổi và cải thiện trong ngưỡng 10 năm tới. Cụ thể, chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xác định dành hơn 10 nghìn ha đất cho phát triển hơn 100 nghìn căn nhà ở thương mại. Tất nhiên, chủ yếu trong số này sẽ là căn hộ cao tầng. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và nhu cầu chọn không gian sống trong tương lai.

Tính đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người ở Thanh Hóa dự kiến sẽ đạt 5.200 USD trở lên (tương đương 120 triệu đồng/người). Mức sống được nâng cao đặt ra bài toán cho thị trường bất động sản, làm thế nào để có các sản phẩm xứng tầm mang tính cạnh tranh. Những dự án có hệ thống tiện ích nội khu phong phú đáp ứng trọn vẹn mọi nhu cầu của cuộc sống, bên cạnh các tiêu chí an toàn, an ninh chuyên nghiệp sẽ luôn được ưa chuộng. Cộng đồng người dân xứ Thanh, nhất là gia đình trẻ ở tầng lớp trung lưu đang mong mỏi các doanh nghiệp lớn tung ra căn hộ “hàng hiệu” để được thỏa sức trải nghiệm các tiêu chuẩn sống văn minh, thời thượng.
 

Post a Comment

Previous Post Next Post