Phong cách thiết kế tối giản trở thành định nghĩa mới của sự sang trọng

Khi cuộc sống ngày càng đủ đầy hiện đại, con người lại có xu hướng mong muốn ít đi, suy nghĩ đơn giản hơn để giữ cho tâm hồn luôn thư thái. Lối sống này đã hình thành nên phong cách thiết kế tối giản, phổ biến nhất trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, thời trang và kiến trúc nội thất. Vậy phong cách này có nguồn gốc từ đâu và bao gồm những đặc trưng gì, quý khách hàng có thể tìm hiểu qua bài viết sau.

Khi cuộc sống ngày càng đủ đầy hiện đại, con người lại có xu hướng mong muốn ít đi, suy nghĩ đơn giản hơn để giữ cho tâm hồn luôn thư thái. Lối sống này đã hình thành nên phong cách thiết kế tối giản, phổ biến nhất trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, thời trang và kiến trúc nội thất. Vậy phong cách này có nguồn gốc từ đâu và bao gồm những đặc trưng gì, quý khách hàng có thể tìm hiểu qua bài viết sau.

Phong cách thiết kế tối giản là gì?

Định nghĩa phong cách thiết kế tối giản

Phong cách thiết kế tối giản (Minimalism) ra đời nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chỉ bằng những yếu tố thiết yếu. Mục tiêu tổng quát của lối thiết kế này là loại bỏ tất cả đồ dùng không cần thiết, đồng thời tối giản hóa hoa văn, đường nét và chi tiết trang trí của chúng mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng tối đa. 

Nguồn gốc của phong cách thiết kế tối giản

Minimalism xuất phát từ phong trào nghệ thuật phương Tây sau Thế chiến thứ 2 và phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn 1960 – 1970. 

Cha đẻ của phong cách thiết kế tối giản là Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – kiến trúc sư đại tài người Đức. Ông đặt nền móng cho trào lưu này bằng cách tiên phong kiến tạo những không gian cô đọng, tinh tế, sử dụng chủ yếu mặt phẳng, đường thẳng và đường vuông góc,…

Tinh thần tối giản cũng được thể hiện rất súc tích qua câu châm ngôn huyền thoại “Less is more” của Ludwig Mies van der Rohe. Theo ông, sự tinh giản vẫn có thể truyền tải giá trị nội dung qua những điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo. 

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 1

Thiết kế theo phong cách tối giản được giới chuyên gia đánh giá là nhánh quan trọng của phong cách đương đại, đại diện cho sự chối bỏ nếp sống hào nhoáng trong hình thức nhưng nghèo nàn về nội dung. 

Phong cách thiết kế tối giản trong kiến trúc và nội thất

Thiết kế nội thất tối giản vô cùng thịnh hành ở Châu Âu và Nhật Bản – những khu vực và quốc gia đề cao cuộc sống phóng khoáng, tự do, ít mưu lợi vật chất. Kiến trúc phong cách này có khả năng tối ưu diện tích, tạo lập đường nét khúc chiết, nâng cao tầm quan trọng của sự đơn giản.

Trong đó, ánh sáng tự nhiên được xem là một phần tất yếu của thiết kế nhà ở tối giản. Ánh sáng tự nhiên không chỉ hạn chế được những yếu tố trang trí dư thừa, chật chội mà còn làm nổi bật lên đường nét, họa tiết của từng đồ vật, đảm bảo bức tranh tổng thể của căn nhà đạt hiệu ứng thẩm mỹ tối đa. 

Những đặc điểm này đã khẳng định không gian sống lành mạnh, thông thoáng mới là “linh hồn” của công trình, tạo nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay những phụ kiện trang trí cầu kì. 

 hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 2

Tuy nhiên, theo quan điểm của một số người, loại hình Minimalism không mang nhiều tính nghệ thuật mà chỉ đem lại sự đơn điệu và khô cứng, đôi khi là sơ sài. Nếu chỉ nhìn bề ngoài của phong cách thiết kế này, chúng ta rất dễ có những quan điểm trái chiều như vậy. 

Vì vậy, để cảm nhận được nét đẹp thanh tao khác biệt của xu hướng thiết kế tối giản, gia chủ cần thấu hiểu giá trị đích thực mà nó hướng đến, sự suy tư về một lối sống “tĩnh” ẩn sau những chi tiết được tinh giản đến tối đa.

Trả lời súc tích nhất cho câu hỏi “Phong cách thiết kế tối giản là gì?” chính là dựa vào ba yếu tố cơ bản không gian sống phong cách tối giản là hình dáng, màu sắc và chất liệu của mỗi đồ nội thất. Ngoài ra, ngôi nhà cũng được phân chia thành từng khu vực cụ thể, đồ dùng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, đúng trật tự để gợi lên tinh thần tối giản đặc trưng.

Phong cách thiết kế tối giản định hình tiêu chuẩn mới của sự sang trọng

Hướng tới không gian hơn là tập trung phô bày địa vị, tiền tài của gia chủ chính là giá trị cốt lõi của phong cách thiết kế tối giản. Sự tối giản mang đến cho gia chủ khí chất nguyên bản, thể hiện cả một phong cách sống khiêm nhường, phá cách. 

Giờ đây, sự sang trọng được toát ra từ ngôi nhà như một lời tự sự sâu lắng, giá trị thẩm mỹ của gia đình được cài cắm một cách ý nhị, mang đậm dấu ấn cá nhân chứ không còn là một kiểu thậm xưng hào nhoáng.

 hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 3

Các nhà thiết kế cho rằng, điều xa xỉ nhất với con người hiện nay chính là thời gian và sự thư thái – những điều khó có thể kiếm tìm trong guồng quay tất bật, hối hả của cuộc sống và những mối quan hệ xã hội phức tạp đan xen. Như vậy, nét đẹp duyên dáng, hài hòa của sự đơn giản mới chính là đại diện cho nhu cầu sống mới với một tinh thần tràn ngập phóng khoáng và tự do.

Bên cạnh đó, tính sang trọng còn được tạo lập qua bố cục chặt chẽ, những khoảng mở tràn ngập ánh sáng cùng điểm nhấn đắt giá từ chất liệu và cách phối hợp màu sắc. Không chỉ vậy, sự tiết chế đặc trưng của nội thất tối giản cũng trở thành tấm màng lọc, giúp tôn lên và làm nổi bật những gì tinh túy nhất.

>> Cùng thảo luận: Phong cách thiết kế tối giản Minimalism: tối giản, tinh tế hay đơn điệu, cứng nhắc?

Những yếu tố chủ đạo làm nên phong cách thiết kế tối giản 

Tổng thể không gian được tinh giản trong phong cách thiết kế tối giản

Minimalism tập trung vào thành phần cốt lõi, tối giản đến mức tối đa nhằm giữ được những không gian trống hoàn hảo, thông thoáng, tạo ra nét tinh tế và lịch lãm. Điều này gần như đi ngược lại hoàn toàn so với những phong cách thiết kế truyền thống là tạo nên sự đa dạng về nội thất.

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 4

Phong cách tối giản luôn đề cao việc tiết chế về số lượng các sản phẩm nội thất. Thay vì sử dụng nhiều món đồ với những công dụng khác nhau, chủ nhà nên thay thế bằng một vài nội thất thông minh tích hợp đa công năng để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho gia đình. Ngoài ra, các họa tiết cũng được đơn giản hóa hoặc hạn chế ở mức tối đa, tránh làm mất sự hài hòa trong kiến trúc tối giản. 

Cá tính, sở thích của gia chủ sẽ được thể hiện qua các chi tiết trang trí như tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm hay những vật dụng cá nhân gần gũi. Tuy nhiên, nếu gia chủ có nhiều đồ vật muốn trưng bày thì tủ, kệ treo tường sẽ giúp lưu trữ hiệu quả mà vẫn đảm bảo nhiều không gian nền trống.

 hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 7

Các chất liệu cao cấp cần được vận dụng và chọn lọc cẩn thận nhằm mục đích sử dụng lâu dài. Da, lụa là, nhung gấm, đồ sơn mài, đá marble và gỗ nguyên khối phải đảm bảo gia công tỉ mỉ, không đánh véc-ni lộ liễu. Vật liệu kim loại thường nghiêng về chất lì – matte, không sáng bóng theo kiểu cổ điển, mang đến vẻ tối giản hài hòa, dễ chịu. 

Màu sắc tinh tế, hài hòa của phong cách thiết kế tối giản

Màu sắc được ứng dụng phổ biến trong thiết kế tối giản là tone trung tính hoặc gam trầm như xám, beige, trắng xanh đá, đỏ đất hoặc đen. Đây là cách khiến đồ nội thất tương tác hiệu quả với ánh sáng, khơi dậy xúc cảm bình yên và tạo cảm giác sang trọng hơn cho không gian. 

Việc hạn chế màu sắc giúp không gian tổng thể nhất quán, hướng sự tập trung vào kiến trúc. Dải màu trung tính lan tỏa rộng khắp và kết hợp hài hoà không chỉ mở rộng diện tích mà còn làm nổi bật chiều sâu và bề mặt.

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 5

Thông thường, kiến trúc nội thất tối giản chỉ sử dụng tối đa ba màu với quy tắc tỷ lệ vàng 60-30-10, cụ thể: 60% màu chủ đạo, 30% trang trí và 10% tạo điểm nhấn. Ví dụ, nếu chủ nhà chọn màu sơn nền chủ đạo là màu ghi xám thì đồ nội thất như sofa, tủ rượu, kệ tivi nên có sắc đen tương phản. Các vật dụng trang trí gồm thảm và gối ôm màu cam, đỏ đô sẽ khiến không gian Minimalism thêm hiện đại, sang trọng mà không kém phần năng động, tươi mới.

Một mẹo nhỏ sử dụng màu sắc khi thiết kế nhà theo phong cách tối giản đó là: nhóm tất cả các vật dụng trong ngôi nhà lại với nhau theo nhóm màu sắc của chúng. Gối ôm, quần áo, sách báo hay các vật dụng trang trí khi đặt cạnh nhau sẽ tạo nên những phân vùng màu sắc cực kỳ thú vị và có chủ đích.

Ánh sáng trong phong cách thiết kế tối giản 

Trong phong cách thiết kế tối giản, ánh sáng được xem là thành phần đem lại “sinh khí” cho toàn bộ những kiến tạo trong không gian. Việc hạn chế màu sắc và số lượng đồ nội thất trong căn nhà sẽ được khắc phục bằng cách tận dụng ánh sáng hợp lý, tạo nên hiệu ứng thị giác ấn tượng và hoàn hảo. 

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 6

Khi thiết kế nguồn sáng cho ngôi nhà, việc sử dụng ánh sáng tự nhiên được ưu tiên như một điểm nhấn trang trí mạnh mẽ cho từng khu vực. Chúng tạo ra hiệu ứng bóng đổ độc đáo, giúp tôn lên hình khối và đường nét sắc sảo cho các đồ vật trong nhà. 

Bên cạnh đó, hệ thống đèn nhân tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc, hình dạng và thành phần trang trí nội thất. Các mặt phẳng như tường, sàn nhà sẽ trở nên nổi bật nếu biết cách tập trung ánh sáng lên những yếu tố này. Chúng tạo nên bề mặt thống nhất, bố cục chặt chẽ với không gian tổng thể đẹp mắt, ấm áp và sạch sẽ. 

>> Tham khảo Phong cách thiết kế Nhật Bản – vẻ đẹp của sự tối giản

Phong cách thiết kế tối giản cho căn hộ Vinhomes – hưởng trọn không gian sống đẳng cấp, tiện nghi

Trong thời đại mới, khi chuẩn sống sang trọng dần hướng về những gì nguyên bản nhất, tập trung vào tối ưu không gian và chức năng tiện nghi, phong cách thiết kế tối giản cũng dần được cộng đồng cư dân tinh hoa Vinhomes ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi. 

Dưới đây là hình ảnh căn hộ mẫu hiện đại, đẳng cấp tại dự án Vinhomes Ocean Park được thiết kế theo xu hướng này, mời Quý khách hàng tham khảo:

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 8hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 9 hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 10

>> Tham khảo thiết kế căn hộ studio 30m2 tối giản – xu hướng mới cho người trẻ

Kết 

Như vậy, phong cách thiết kế tối giản chính là giải pháp tối ưu để hướng đến nhu cầu tiện nghi, sự thanh thản, phóng khoáng và tự do trong lối sống hiện đại. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc, giúp chủ nhà hoàn thiện không gian nhà ở phù hợp với sở thích của bản thân và gia đình.

Xem thêm: 

Phong cách thiết kế tối giản là gì?

Định nghĩa phong cách thiết kế tối giản

Phong cách thiết kế tối giản (Minimalism) ra đời nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chỉ bằng những yếu tố thiết yếu. Mục tiêu tổng quát của lối thiết kế này là loại bỏ tất cả đồ dùng không cần thiết, đồng thời tối giản hóa hoa văn, đường nét và chi tiết trang trí của chúng mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng tối đa. 

Nguồn gốc của phong cách thiết kế tối giản

Minimalism xuất phát từ phong trào nghệ thuật phương Tây sau Thế chiến thứ 2 và phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn 1960 – 1970. 

Cha đẻ của phong cách thiết kế tối giản là Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – kiến trúc sư đại tài người Đức. Ông đặt nền móng cho trào lưu này bằng cách tiên phong kiến tạo những không gian cô đọng, tinh tế, sử dụng chủ yếu mặt phẳng, đường thẳng và đường vuông góc,…

Tinh thần tối giản cũng được thể hiện rất súc tích qua câu châm ngôn huyền thoại “Less is more” của Ludwig Mies van der Rohe. Theo ông, sự tinh giản vẫn có thể truyền tải giá trị nội dung qua những điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo. 

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 1

Thiết kế theo phong cách tối giản được giới chuyên gia đánh giá là nhánh quan trọng của phong cách đương đại, đại diện cho sự chối bỏ nếp sống hào nhoáng trong hình thức nhưng nghèo nàn về nội dung. 

Phong cách thiết kế tối giản trong kiến trúc và nội thất

Thiết kế nội thất tối giản vô cùng thịnh hành ở Châu Âu và Nhật Bản – những khu vực và quốc gia đề cao cuộc sống phóng khoáng, tự do, ít mưu lợi vật chất. Kiến trúc phong cách này có khả năng tối ưu diện tích, tạo lập đường nét khúc chiết, nâng cao tầm quan trọng của sự đơn giản.

Trong đó, ánh sáng tự nhiên được xem là một phần tất yếu của thiết kế nhà ở tối giản. Ánh sáng tự nhiên không chỉ hạn chế được những yếu tố trang trí dư thừa, chật chội mà còn làm nổi bật lên đường nét, họa tiết của từng đồ vật, đảm bảo bức tranh tổng thể của căn nhà đạt hiệu ứng thẩm mỹ tối đa. 

Những đặc điểm này đã khẳng định không gian sống lành mạnh, thông thoáng mới là “linh hồn” của công trình, tạo nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay những phụ kiện trang trí cầu kì. 

 hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 2

Tuy nhiên, theo quan điểm của một số người, loại hình Minimalism không mang nhiều tính nghệ thuật mà chỉ đem lại sự đơn điệu và khô cứng, đôi khi là sơ sài. Nếu chỉ nhìn bề ngoài của phong cách thiết kế này, chúng ta rất dễ có những quan điểm trái chiều như vậy. 

Vì vậy, để cảm nhận được nét đẹp thanh tao khác biệt của xu hướng thiết kế tối giản, gia chủ cần thấu hiểu giá trị đích thực mà nó hướng đến, sự suy tư về một lối sống “tĩnh” ẩn sau những chi tiết được tinh giản đến tối đa.

Trả lời súc tích nhất cho câu hỏi “Phong cách thiết kế tối giản là gì?” chính là dựa vào ba yếu tố cơ bản không gian sống phong cách tối giản là hình dáng, màu sắc và chất liệu của mỗi đồ nội thất. Ngoài ra, ngôi nhà cũng được phân chia thành từng khu vực cụ thể, đồ dùng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, đúng trật tự để gợi lên tinh thần tối giản đặc trưng.

Phong cách thiết kế tối giản định hình tiêu chuẩn mới của sự sang trọng

Hướng tới không gian hơn là tập trung phô bày địa vị, tiền tài của gia chủ chính là giá trị cốt lõi của phong cách thiết kế tối giản. Sự tối giản mang đến cho gia chủ khí chất nguyên bản, thể hiện cả một phong cách sống khiêm nhường, phá cách. 

Giờ đây, sự sang trọng được toát ra từ ngôi nhà như một lời tự sự sâu lắng, giá trị thẩm mỹ của gia đình được cài cắm một cách ý nhị, mang đậm dấu ấn cá nhân chứ không còn là một kiểu thậm xưng hào nhoáng.

 hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 3

Các nhà thiết kế cho rằng, điều xa xỉ nhất với con người hiện nay chính là thời gian và sự thư thái – những điều khó có thể kiếm tìm trong guồng quay tất bật, hối hả của cuộc sống và những mối quan hệ xã hội phức tạp đan xen. Như vậy, nét đẹp duyên dáng, hài hòa của sự đơn giản mới chính là đại diện cho nhu cầu sống mới với một tinh thần tràn ngập phóng khoáng và tự do.

Bên cạnh đó, tính sang trọng còn được tạo lập qua bố cục chặt chẽ, những khoảng mở tràn ngập ánh sáng cùng điểm nhấn đắt giá từ chất liệu và cách phối hợp màu sắc. Không chỉ vậy, sự tiết chế đặc trưng của nội thất tối giản cũng trở thành tấm màng lọc, giúp tôn lên và làm nổi bật những gì tinh túy nhất.

>> Cùng thảo luận: Phong cách thiết kế tối giản Minimalism: tối giản, tinh tế hay đơn điệu, cứng nhắc?

Những yếu tố chủ đạo làm nên phong cách thiết kế tối giản 

Tổng thể không gian được tinh giản trong phong cách thiết kế tối giản

Minimalism tập trung vào thành phần cốt lõi, tối giản đến mức tối đa nhằm giữ được những không gian trống hoàn hảo, thông thoáng, tạo ra nét tinh tế và lịch lãm. Điều này gần như đi ngược lại hoàn toàn so với những phong cách thiết kế truyền thống là tạo nên sự đa dạng về nội thất.

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 4

Phong cách tối giản luôn đề cao việc tiết chế về số lượng các sản phẩm nội thất. Thay vì sử dụng nhiều món đồ với những công dụng khác nhau, chủ nhà nên thay thế bằng một vài nội thất thông minh tích hợp đa công năng để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho gia đình. Ngoài ra, các họa tiết cũng được đơn giản hóa hoặc hạn chế ở mức tối đa, tránh làm mất sự hài hòa trong kiến trúc tối giản. 

Cá tính, sở thích của gia chủ sẽ được thể hiện qua các chi tiết trang trí như tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm hay những vật dụng cá nhân gần gũi. Tuy nhiên, nếu gia chủ có nhiều đồ vật muốn trưng bày thì tủ, kệ treo tường sẽ giúp lưu trữ hiệu quả mà vẫn đảm bảo nhiều không gian nền trống.

 hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 7

Các chất liệu cao cấp cần được vận dụng và chọn lọc cẩn thận nhằm mục đích sử dụng lâu dài. Da, lụa là, nhung gấm, đồ sơn mài, đá marble và gỗ nguyên khối phải đảm bảo gia công tỉ mỉ, không đánh véc-ni lộ liễu. Vật liệu kim loại thường nghiêng về chất lì – matte, không sáng bóng theo kiểu cổ điển, mang đến vẻ tối giản hài hòa, dễ chịu. 

Màu sắc tinh tế, hài hòa của phong cách thiết kế tối giản

Màu sắc được ứng dụng phổ biến trong thiết kế tối giản là tone trung tính hoặc gam trầm như xám, beige, trắng xanh đá, đỏ đất hoặc đen. Đây là cách khiến đồ nội thất tương tác hiệu quả với ánh sáng, khơi dậy xúc cảm bình yên và tạo cảm giác sang trọng hơn cho không gian. 

Việc hạn chế màu sắc giúp không gian tổng thể nhất quán, hướng sự tập trung vào kiến trúc. Dải màu trung tính lan tỏa rộng khắp và kết hợp hài hoà không chỉ mở rộng diện tích mà còn làm nổi bật chiều sâu và bề mặt.

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 5

Thông thường, kiến trúc nội thất tối giản chỉ sử dụng tối đa ba màu với quy tắc tỷ lệ vàng 60-30-10, cụ thể: 60% màu chủ đạo, 30% trang trí và 10% tạo điểm nhấn. Ví dụ, nếu chủ nhà chọn màu sơn nền chủ đạo là màu ghi xám thì đồ nội thất như sofa, tủ rượu, kệ tivi nên có sắc đen tương phản. Các vật dụng trang trí gồm thảm và gối ôm màu cam, đỏ đô sẽ khiến không gian Minimalism thêm hiện đại, sang trọng mà không kém phần năng động, tươi mới.

Một mẹo nhỏ sử dụng màu sắc khi thiết kế nhà theo phong cách tối giản đó là: nhóm tất cả các vật dụng trong ngôi nhà lại với nhau theo nhóm màu sắc của chúng. Gối ôm, quần áo, sách báo hay các vật dụng trang trí khi đặt cạnh nhau sẽ tạo nên những phân vùng màu sắc cực kỳ thú vị và có chủ đích.

Ánh sáng trong phong cách thiết kế tối giản 

Trong phong cách thiết kế tối giản, ánh sáng được xem là thành phần đem lại “sinh khí” cho toàn bộ những kiến tạo trong không gian. Việc hạn chế màu sắc và số lượng đồ nội thất trong căn nhà sẽ được khắc phục bằng cách tận dụng ánh sáng hợp lý, tạo nên hiệu ứng thị giác ấn tượng và hoàn hảo. 

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 6

Khi thiết kế nguồn sáng cho ngôi nhà, việc sử dụng ánh sáng tự nhiên được ưu tiên như một điểm nhấn trang trí mạnh mẽ cho từng khu vực. Chúng tạo ra hiệu ứng bóng đổ độc đáo, giúp tôn lên hình khối và đường nét sắc sảo cho các đồ vật trong nhà. 

Bên cạnh đó, hệ thống đèn nhân tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc, hình dạng và thành phần trang trí nội thất. Các mặt phẳng như tường, sàn nhà sẽ trở nên nổi bật nếu biết cách tập trung ánh sáng lên những yếu tố này. Chúng tạo nên bề mặt thống nhất, bố cục chặt chẽ với không gian tổng thể đẹp mắt, ấm áp và sạch sẽ. 

>> Tham khảo Phong cách thiết kế Nhật Bản – vẻ đẹp của sự tối giản

Phong cách thiết kế tối giản cho căn hộ Vinhomes – hưởng trọn không gian sống đẳng cấp, tiện nghi

Trong thời đại mới, khi chuẩn sống sang trọng dần hướng về những gì nguyên bản nhất, tập trung vào tối ưu không gian và chức năng tiện nghi, phong cách thiết kế tối giản cũng dần được cộng đồng cư dân tinh hoa Vinhomes ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi. 

Dưới đây là hình ảnh căn hộ mẫu hiện đại, đẳng cấp tại dự án Vinhomes Ocean Park được thiết kế theo xu hướng này, mời Quý khách hàng tham khảo:

hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 8hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 9 hinh anh phong cach thiet ke toi gian dinh nghia moi cua su sang trong so 10

>> Tham khảo thiết kế căn hộ studio 30m2 tối giản – xu hướng mới cho người trẻ

Kết 

Như vậy, phong cách thiết kế tối giản chính là giải pháp tối ưu để hướng đến nhu cầu tiện nghi, sự thanh thản, phóng khoáng và tự do trong lối sống hiện đại. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc, giúp chủ nhà hoàn thiện không gian nhà ở phù hợp với sở thích của bản thân và gia đình.

Xem thêm: 

Post a Comment

Previous Post Next Post