Những yêu cầu về thủ tục làm sổ đỏ

Nhu cầu sở hữu nhà đất tăng cao đồng nghĩa với việc thủ tục làm sổ đỏ dần trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách tinh giản thủ tục làm sổ đỏ, góp phần khiến quá trình hoàn thiện giấy tờ của người dân trở nên dễ dàng và gọn ghẽ hơn.

Nhu cầu sở hữu nhà đất tăng cao đồng nghĩa với việc thủ tục làm sổ đỏ dần trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách tinh giản thủ tục làm sổ đỏ, góp phần khiến quá trình hoàn thiện giấy tờ của người dân trở nên dễ dàng và gọn ghẽ hơn.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất

Quy trình thủ tục làm sổ đỏ 

Trong những năm gần đây, quy định về quy trình làm sổ đỏ (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có nhiều thay đổi lớn, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng và các nhà đầu tư trong giao dịch nhà đất.

Cụ thể, theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục làm sổ đỏ được thực hiện qua 4 bước sau đây:

  • Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Dựa vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người dân có nhu cầu làm Sổ đỏ có thể nộp hồ sơ qua những cách sau:

  • Cách 1: Cá nhân và các hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND cấp Xã nơi có đất cần cấp sổ.
  • Cách 2: Ngoài việc nộp hồ sơ tại UBND Xã:
  1. Cá nhân, hộ gia đình có thể nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp Huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Huyện (đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai).
  2. Đối với những địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa, cho phép tiến hành tiếp nhận và trả kết quả thủ tục mua bán nhà đất hành chính thì có thể nộp tại bộ phận một cửa cấp Huyện.
  • Tiếp nhận hồ sơ làm Sổ đỏ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý, giải quyết 02 trường hợp sau trong quá trình tiếp nhận hồ sơ làm Sổ đỏ:

Trường hợp thứ nhất: Hồ sơ Sổ đỏ còn thiếu

  1. Trong trường hợp hồ sơ còn chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ được thông báo và có những hướng dẫn nộp bổ sung trong vòng 3 ngày.

Trường hợp thứ hai: Hồ sơ đã đủ và hợp lệ

  1. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm điền đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận.
  2. Bộ phận hành chính sẽ viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp, trong giấy có ghi rõ ngày hẹn trả kết quả đến người nộp.

 hinh anh nhung yeu cau ve thu tuc lam so do so 1

  • Giải quyết yêu cầu thủ tục làm sổ đỏ:

Khách hàng và các nhà đầu tư nên lưu ý một số điểm dưới đây trong quá trình hồ sơ tiếp nhận được giải quyết:

  1. Khách hàng, nhà đầu tư có nghĩa vụ hoàn thành các khoản phí: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có) khi nhận được thông báo của Chi cục thuế.
  2. Khi hoàn thành xong các khoản phí, người có nhu cầu cấp sổ cần giữ lại hóa đơn, chứng từ để xác nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

(Giấy chứng nhận chỉ được cấp khi cá nhân, hộ gia đình đã hoàn thành các khoản phí, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất)

  • Trả kết quả hồ sơ:

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất chịu trách nhiệm trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi tới UBND cấp Xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp tại cấp Xã

Về thời gian giải quyết thủ tục làm sổ đỏ, khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định:

  1. Không quá 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
  2. Không quá 40 ngày với các xã hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

(Thời gian trên không tính các khoảng thời gian ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian hoàn thành nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lí với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định)

>> Quy trình mua bán nhà đất – những bước cơ bản cần nắm rõ

Những giấy tờ cần trong thủ tục làm sổ đỏ

Khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT sẽ giúp quý khách phần nào giải đáp câu hỏi “làm sổ đỏ cần giấy tờ gì” qua những quy định về một số giấy tờ cần thiết trong thủ tục làm sổ đỏ, cụ thể:

  • Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 4a/ ĐK)
  • Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất: người dân cần nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
  • Trường hợp đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: cần có một trong những giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu là rừng trồng…
  • Sơ đồ tài sản gắn liền với đất (trừ khi giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng)
  • Giấy chứng nhận đã cấp với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
  • Giấy tờ xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính gắn liền với đất (nếu có)

 hinh anh nhung yeu cau ve thu tuc lam so do so 2

Chi phí thực hiện thủ tục làm sổ đỏ

Cuối cùng, để hoàn thành thủ tục làm sổ đỏ, người dân cần thanh toán những khoản phí như sau:

  • Tiền sử dụng đất (nếu có)
  • Lệ phí trước bạ: tính theo công thức Lệ phí trước bạ (Giá 1 m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%, trong đó giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất cho UBND cấp Tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ; diện tích đất chịu lệ phí là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan Thuế.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
  • Phí thẩm định hồ sơ

(Người sử dụng đất có thể bị tính thêm phí đo đạc theo quy trình làm sổ đỏ)

 hinh anh nhung yeu cau ve thu tuc lam so do so 3

Kết

Hy vọng những thông tin mà Vinhomes cung cấp có thể giúp ích cho khách hàng và các nhà đầu tư trong quá trình hoàn thiện thủ tục làm sổ đỏ theo quy định hiện hành.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất

Quy trình thủ tục làm sổ đỏ 

Trong những năm gần đây, quy định về quy trình làm sổ đỏ (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có nhiều thay đổi lớn, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng và các nhà đầu tư trong giao dịch nhà đất.

Cụ thể, theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục làm sổ đỏ được thực hiện qua 4 bước sau đây:

  • Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Dựa vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người dân có nhu cầu làm Sổ đỏ có thể nộp hồ sơ qua những cách sau:

  • Cách 1: Cá nhân và các hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND cấp Xã nơi có đất cần cấp sổ.
  • Cách 2: Ngoài việc nộp hồ sơ tại UBND Xã:
  1. Cá nhân, hộ gia đình có thể nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp Huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Huyện (đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai).
  2. Đối với những địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa, cho phép tiến hành tiếp nhận và trả kết quả thủ tục mua bán nhà đất hành chính thì có thể nộp tại bộ phận một cửa cấp Huyện.
  • Tiếp nhận hồ sơ làm Sổ đỏ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý, giải quyết 02 trường hợp sau trong quá trình tiếp nhận hồ sơ làm Sổ đỏ:

Trường hợp thứ nhất: Hồ sơ Sổ đỏ còn thiếu

  1. Trong trường hợp hồ sơ còn chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ được thông báo và có những hướng dẫn nộp bổ sung trong vòng 3 ngày.

Trường hợp thứ hai: Hồ sơ đã đủ và hợp lệ

  1. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm điền đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận.
  2. Bộ phận hành chính sẽ viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp, trong giấy có ghi rõ ngày hẹn trả kết quả đến người nộp.

 hinh anh nhung yeu cau ve thu tuc lam so do so 1

  • Giải quyết yêu cầu thủ tục làm sổ đỏ:

Khách hàng và các nhà đầu tư nên lưu ý một số điểm dưới đây trong quá trình hồ sơ tiếp nhận được giải quyết:

  1. Khách hàng, nhà đầu tư có nghĩa vụ hoàn thành các khoản phí: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có) khi nhận được thông báo của Chi cục thuế.
  2. Khi hoàn thành xong các khoản phí, người có nhu cầu cấp sổ cần giữ lại hóa đơn, chứng từ để xác nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

(Giấy chứng nhận chỉ được cấp khi cá nhân, hộ gia đình đã hoàn thành các khoản phí, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất)

  • Trả kết quả hồ sơ:

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất chịu trách nhiệm trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi tới UBND cấp Xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp tại cấp Xã

Về thời gian giải quyết thủ tục làm sổ đỏ, khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định:

  1. Không quá 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
  2. Không quá 40 ngày với các xã hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

(Thời gian trên không tính các khoảng thời gian ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian hoàn thành nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lí với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định)

>> Quy trình mua bán nhà đất – những bước cơ bản cần nắm rõ

Những giấy tờ cần trong thủ tục làm sổ đỏ

Khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT sẽ giúp quý khách phần nào giải đáp câu hỏi “làm sổ đỏ cần giấy tờ gì” qua những quy định về một số giấy tờ cần thiết trong thủ tục làm sổ đỏ, cụ thể:

  • Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 4a/ ĐK)
  • Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất: người dân cần nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
  • Trường hợp đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: cần có một trong những giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu là rừng trồng…
  • Sơ đồ tài sản gắn liền với đất (trừ khi giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng)
  • Giấy chứng nhận đã cấp với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
  • Giấy tờ xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính gắn liền với đất (nếu có)

 hinh anh nhung yeu cau ve thu tuc lam so do so 2

Chi phí thực hiện thủ tục làm sổ đỏ

Cuối cùng, để hoàn thành thủ tục làm sổ đỏ, người dân cần thanh toán những khoản phí như sau:

  • Tiền sử dụng đất (nếu có)
  • Lệ phí trước bạ: tính theo công thức Lệ phí trước bạ (Giá 1 m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%, trong đó giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất cho UBND cấp Tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ; diện tích đất chịu lệ phí là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan Thuế.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
  • Phí thẩm định hồ sơ

(Người sử dụng đất có thể bị tính thêm phí đo đạc theo quy trình làm sổ đỏ)

 hinh anh nhung yeu cau ve thu tuc lam so do so 3

Kết

Hy vọng những thông tin mà Vinhomes cung cấp có thể giúp ích cho khách hàng và các nhà đầu tư trong quá trình hoàn thiện thủ tục làm sổ đỏ theo quy định hiện hành.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post