Những thông tin cần nắm rõ khi làm hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà không chỉ là thỏa thuận giao dịch cho thuê mặt bằng nhà ở, hoặc kinh doanh, mà còn có giá trị pháp lý cao nhất khi xảy ra các trường hợp tranh chấp, kiện tụng giữa hai bên ký hợp đồng. Một hợp đồng rõ ràng, minh bạch sẽ giúp giao dịch diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Hợp đồng thuê nhà không chỉ là thỏa thuận giao dịch cho thuê mặt bằng nhà ở, hoặc kinh doanh, mà còn có giá trị pháp lý cao nhất khi xảy ra các trường hợp tranh chấp, kiện tụng giữa hai bên ký hợp đồng. Một hợp đồng rõ ràng, minh bạch sẽ giúp giao dịch diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Tầm quan trọng của hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng dân sự được soạn thảo khi các bên tham gia thỏa thuận giao dịch cho thuê nhà ở, hoặc cho thuê nhà kinh doanh. Mẫu hợp đồng cho thuê nhà chuẩn phải đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên, đồng thời có giá trị pháp lý khi xảy ra các vấn đề cần giải quyết.

Hợp đồng thuê nhà bảo vệ quyền lợi của cả hai bên tham gia

Hợp đồng thuê nhà là văn bản giúp hai bên thuê và cho thuê đảm bảo lợi ích cá nhân thông qua việc liệt kê đầy đủ, minh bạch và rõ ràng những quyền lợi hai bên được hưởng trong quá trình thực hiện giao dịch.

Trong bản hợp đồng sẽ quy định rõ ràng, chính xác những điều đôi bên phải làm và cần làm, nhằm tạo điều kiện có lợi cho cho cả hai phía. Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, văn bản này sẽ có hiệu lực pháp luật bảo vệ các bên liên quan.

hinh anh thong tin can nam ro khi lam hop dong thue nha so 1

Hợp đồng thuê nhà là căn cứ để hai bên thực hiện nghĩa vụ của mình

Hợp đồng thuê nhà đóng vai trò là cam kết ràng buộc các bên phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bản hợp đồng càng mô tả rõ ràng, cụ thể, các điều khoản có tính ràng buộc cao sẽ càng giúp giảm thiểu tỷ lệ xảy ra tranh chấp. 

Hợp đồng thuê nhà được xây dựng dựa vào hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm bộ luật dân sự và luật thương mại. Như vậy, quyền lợi của cả hai bên sẽ được đảm bảo tốt nhất trong trường hợp phía còn lại không làm đúng với thỏa thuận đã ký kết.

Hợp đồng thuê nhà là căn cứ quản lý cho những cơ quan chức năng

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai bên tham gia thuê và cho thuê nhà ở, mặt bằng kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này, cách hiệu quả nhất là tìm đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu hỗ trợ, xử lý. 

Khi đó, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào các điều khoản đã ký kết trên hợp đồng để phân định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên và giải quyết các vấn đề gây mâu thuẫn cũng như bảo vệ quyền lợi cho cả hai phía.

>> Bài viết liên quan: Căn hộ cho thuê – khoản đầu tư sinh lời bền vững

Các điều khoản quy định trong hợp đồng thuê nhà

Điều kiện để hợp đồng thuê nhà ở có hiệu lực

  • Bên cho thuê nhà phải là chính chủ hoặc là người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu.
  • Các bên cho thuê và thuê có đủ năng lực pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
  • Hợp đồng cho thuê nhà cần có đủ các nội dung theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
  • Nhà cho thuê không thuộc đối tượng tranh chấp hay thế chấp ngân hàng, hoặc không được quyền cho thuê theo hợp đồng chủ mà nhà ký với bên thứ 3.

Theo Bộ Luật dân sự 2015 và Luật nhà ở 2014, những quy định về Hợp đồng thuê nhà đã được gộp chung vào mục Hợp đồng thuê tài sản cũng như dẫn chiếu về các Luật chuyên ngành phù hợp.

Hình thức hợp đồng thuê nhà 

Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản và tuân theo mẫu quy định tại Điều 492 Bộ luật dân sự 2005. Theo khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng mặc dù thời hạn thuê nhà có thể nhiều hơn 6 tháng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực và quy định như một loại hợp đồng dân sự. Do đó, các bên tham gia được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Một hợp đồng thuê nhà chuẩn thường có những điều khoản cơ bản như sau:

  • Thông tin các bên tham gia hợp đồng: hợp đồng thuê nhà cần điền đầy đủ các thông tin cơ bản gồm họ và tên của cá nhân, tên tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc cá nhân, chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của bên cho thuê và bên thuê.
  • Chi tiết về nhà ở cho thuê: các thông tin về ngôi nhà trong giao dịch cần được thể hiện chi tiết, rõ ràng: địa chỉ, diện tích, tình trạng nhà và kết cấu ngôi nhà.
  • Thời hạn và thời gian: hợp đồng cần nêu rõ ràng từng thời giao nhà, thời hạn thuê đất và thời gian bắt đầu tính tiền nhà. Tất cả cần được thể hiện bằng ngày cụ thể, chính xác, tránh hiểu lầm về sau.
  • Giá thuê nhà, thời hạn và phương thức thanh toán: hai bên thống nhất giá tiền thuê nhà và ghi rõ trong bản hợp đồng thời hạn thanh toán tiền (một lần cho toàn bộ thời gian thuê hoặc trả tiền thuê theo từng giai đoạn như đã thỏa thuận), thời gian thanh toán (ghi rõ ngày tháng năm), phương thức thanh toán (tiền mặt hoặc chuyển khoản),…
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: các bên tự thỏa thuận, thống nhất theo quy định của pháp luật Dân sự, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và các điều luật khác có liên quan.

Lưu ý: Những người có tên được bên thuê nhà được ghi trong hợp đồng sẽ có quyền và nghĩa vụ tương đương nhau và phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bên cho thuê như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: bản hợp đồng cần ghi rõ ngày, tháng, năm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. 
  • Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà: các bên chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 132 Luật nhà ở năm 2014. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên còn lại biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Các thỏa thuận khác: Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác liên quan nhưng không được trái với pháp luật như:
  1. Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;
  2. Thỏa thuận về tài sản khác trong nhà ở cho thuê;
  3. Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng; 

Lưu ý: Thông thường, điều khoản này được người cho thuê thêm vào hợp đồng và nghiêng hẳn trách nhiệm về phía người đi thuê. Theo đó, khi vi phạm hợp đồng, bên cho thuê chỉ cần trả lại tiền cọc, còn bên đi thuê có khả năng mất cọc, thậm chí phải đền bù thêm tiền hoặc bị thu hồi lại nhà đã thuê. Để không phải chịu thiệt thòi, người thuê nên thỏa thuận kỹ càng và chi tiết cho điều khoản này.

  1. Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp khi có vấn đề tranh chấp xảy ra;
  2. Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.

hinh anh thong tin can nam ro khi lam hop dong thue nha so 2hinh anh thong tin can nam ro khi lam hop dong thue nha so 3

>> Bài viết liên quan: Giải “cơn khát” căn hộ cho thuê tại thị trường phía Đông Hà Nội

Những điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà ở hoặc hợp đồng thuê nhà kinh doanh đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia trong giao dịch thuê – mướn. Do đó, khi ký kết hợp đồng, các bên cần lưu ý một số chi tiết quan trọng dưới đây để tránh xảy ra sơ suất.

Sử dụng bảng mẫu và quy định mới nhất của Nhà nước

Yếu tố đầu tiên cần chú ý trong hợp đồng thuê nhà chính là hình thức bản hợp đồng. Hiện nay, Nhà nước có ban hành mẫu hợp đồng chuẩn, đã được đề cập bên trên. Các bên tham gia nên sử dụng bản mới nhất và tìm hiểu về những quy định cập nhật của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan để thiết lập các điều khoản phù hợp, tuân thủ đúng pháp luật.

Thông tin của các bên tham gia hợp đồng

Với phần thông tin của bên thuê, khách hàng cần kiểm tra cẩn thận, đảm bảo thông tin cá nhân của mình là chính xác. Bởi lẽ, đây là những thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định quyền lợi của người mua trong quá trình thực hiện giao dịch.

Ngoài ra, người thuê nhà cũng cần để ý đến thông tin bên cho thuê. Nhiều trường hợp lừa đảo, giả mạo chủ nhà từng xảy ra do người thuê không chú ý đến tính chính xác trong thông tin cá nhân của bên cho thuê nhà. Nếu người đại diện ký hợp đồng này không phải chủ nhà hoặc người đại diện pháp luật hay ủy quyền của chính chủ nhà, bản hợp đồng thuê nhà sẽ không có giá trị pháp lý.

Đọc kỹ những điều khoản trong hợp đồng thuê nhà

Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng, các bên tham gia cần nắm rõ ràng thông tin về mọi điều khoản, không sử dụng từ ngữ mập mờ, khó hiểu. Bản hợp đồng cũng không được có dấu hiệu gạch xóa, chỉnh sửa. 

Các điều khoản về thời hạn, giá thuê, đặt cọc, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên, các biện pháp chế tài, xử phạt,… phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng thuê – cho thuê. Bên cạnh đó, hai bên cũng cần kiểm tra kỹ càng các tài sản đi kèm ngôi nhà trước khi ký hợp đồng để dễ dàng khấu trừ các khoản hư hỏng, thay mới vào khoản đặt cọc sau khi kết thúc.

Để an toàn hơn, các bên có thể nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư để soạn thảo những điều khoản cần có và nên có trong hợp đồng.

Tranh chấp hoặc thế chấp

Người thuê nhà cần chú ý tìm hiểu các thông tin bàn giao nhà và thông tin liên quan đến tình trạng địa điểm sẽ thuê, để chắc chắn ngôi nhà không bị dính tranh chấp hay thế chấp ngân hàng. Nếu có, căn nhà có thể sẽ bị ngân hàng thu hồi, khiến người thuê nhà “tiền mất, tật mang” và phải trả nhà trước thời hạn. 

Để đảm bảo tính an toàn, người thuê có thể thêm điều khoản này vào trong hợp đồng để làm căn cứ lấy lại tiền nếu có rủi ro xảy ra.

 hinh anh thong tin can nam ro khi lam hop dong thue nha so 4

Tỷ lệ tăng giá tiền thuê

Chủ sở hữu khi cho thuê thường quy định tối đa số phần trăm tăng giá thuê nhà theo các năm, dựa trên sự lạm phát của nền kinh tế. Tuy nhiên, phần trăm tăng giá phải phù hợp với thỏa thuận và theo tùy từng trường hợp giao dịch. 

Để đảm bảo an toàn, người thuê nhà nên thỏa thuận giữ nguyên giá tiền thuê trong một khoảng thời gian nhất định hoặc đưa ra một con số phù hợp theo tính toán trước để đảm bảo không bị thiệt thòi.

Chi phí liên quan

Các chi phí điện, nước, dịch vụ internet, truyền hình, vệ sinh,… đều phải được đề cập rõ ràng trong hợp đồng. Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa, thay mới trang thiết bị cũng cần được quy về nghĩa vụ của một bên cụ thể để tránh xảy ra bất mãn và tranh chấp.

>> Bài viết liên quan: Tìm hiểu về luật kinh doanh bất động sản

Kết

Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và thiệt hại về quyền lợi trong quá trình giao dịch, khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn trọng trước khi ký kết hợp đồng thuê nhà ở hoặc thuê mặt bằng kinh doanh.

Quý khách hàng muốn tìm hiểu về thị trường địa ốc, kiến thức bất động sản và các thông tin pháp lý liên quan có thể truy cập tại đây.

Xem thêm: 

Tầm quan trọng của hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng dân sự được soạn thảo khi các bên tham gia thỏa thuận giao dịch cho thuê nhà ở, hoặc cho thuê nhà kinh doanh. Mẫu hợp đồng cho thuê nhà chuẩn phải đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên, đồng thời có giá trị pháp lý khi xảy ra các vấn đề cần giải quyết.

Hợp đồng thuê nhà bảo vệ quyền lợi của cả hai bên tham gia

Hợp đồng thuê nhà là văn bản giúp hai bên thuê và cho thuê đảm bảo lợi ích cá nhân thông qua việc liệt kê đầy đủ, minh bạch và rõ ràng những quyền lợi hai bên được hưởng trong quá trình thực hiện giao dịch.

Trong bản hợp đồng sẽ quy định rõ ràng, chính xác những điều đôi bên phải làm và cần làm, nhằm tạo điều kiện có lợi cho cho cả hai phía. Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, văn bản này sẽ có hiệu lực pháp luật bảo vệ các bên liên quan.

hinh anh thong tin can nam ro khi lam hop dong thue nha so 1

Hợp đồng thuê nhà là căn cứ để hai bên thực hiện nghĩa vụ của mình

Hợp đồng thuê nhà đóng vai trò là cam kết ràng buộc các bên phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bản hợp đồng càng mô tả rõ ràng, cụ thể, các điều khoản có tính ràng buộc cao sẽ càng giúp giảm thiểu tỷ lệ xảy ra tranh chấp. 

Hợp đồng thuê nhà được xây dựng dựa vào hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm bộ luật dân sự và luật thương mại. Như vậy, quyền lợi của cả hai bên sẽ được đảm bảo tốt nhất trong trường hợp phía còn lại không làm đúng với thỏa thuận đã ký kết.

Hợp đồng thuê nhà là căn cứ quản lý cho những cơ quan chức năng

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai bên tham gia thuê và cho thuê nhà ở, mặt bằng kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này, cách hiệu quả nhất là tìm đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu hỗ trợ, xử lý. 

Khi đó, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào các điều khoản đã ký kết trên hợp đồng để phân định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên và giải quyết các vấn đề gây mâu thuẫn cũng như bảo vệ quyền lợi cho cả hai phía.

>> Bài viết liên quan: Căn hộ cho thuê – khoản đầu tư sinh lời bền vững

Các điều khoản quy định trong hợp đồng thuê nhà

Điều kiện để hợp đồng thuê nhà ở có hiệu lực

  • Bên cho thuê nhà phải là chính chủ hoặc là người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu.
  • Các bên cho thuê và thuê có đủ năng lực pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
  • Hợp đồng cho thuê nhà cần có đủ các nội dung theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
  • Nhà cho thuê không thuộc đối tượng tranh chấp hay thế chấp ngân hàng, hoặc không được quyền cho thuê theo hợp đồng chủ mà nhà ký với bên thứ 3.

Theo Bộ Luật dân sự 2015 và Luật nhà ở 2014, những quy định về Hợp đồng thuê nhà đã được gộp chung vào mục Hợp đồng thuê tài sản cũng như dẫn chiếu về các Luật chuyên ngành phù hợp.

Hình thức hợp đồng thuê nhà 

Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản và tuân theo mẫu quy định tại Điều 492 Bộ luật dân sự 2005. Theo khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng mặc dù thời hạn thuê nhà có thể nhiều hơn 6 tháng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực và quy định như một loại hợp đồng dân sự. Do đó, các bên tham gia được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Một hợp đồng thuê nhà chuẩn thường có những điều khoản cơ bản như sau:

  • Thông tin các bên tham gia hợp đồng: hợp đồng thuê nhà cần điền đầy đủ các thông tin cơ bản gồm họ và tên của cá nhân, tên tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc cá nhân, chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của bên cho thuê và bên thuê.
  • Chi tiết về nhà ở cho thuê: các thông tin về ngôi nhà trong giao dịch cần được thể hiện chi tiết, rõ ràng: địa chỉ, diện tích, tình trạng nhà và kết cấu ngôi nhà.
  • Thời hạn và thời gian: hợp đồng cần nêu rõ ràng từng thời giao nhà, thời hạn thuê đất và thời gian bắt đầu tính tiền nhà. Tất cả cần được thể hiện bằng ngày cụ thể, chính xác, tránh hiểu lầm về sau.
  • Giá thuê nhà, thời hạn và phương thức thanh toán: hai bên thống nhất giá tiền thuê nhà và ghi rõ trong bản hợp đồng thời hạn thanh toán tiền (một lần cho toàn bộ thời gian thuê hoặc trả tiền thuê theo từng giai đoạn như đã thỏa thuận), thời gian thanh toán (ghi rõ ngày tháng năm), phương thức thanh toán (tiền mặt hoặc chuyển khoản),…
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: các bên tự thỏa thuận, thống nhất theo quy định của pháp luật Dân sự, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và các điều luật khác có liên quan.

Lưu ý: Những người có tên được bên thuê nhà được ghi trong hợp đồng sẽ có quyền và nghĩa vụ tương đương nhau và phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bên cho thuê như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: bản hợp đồng cần ghi rõ ngày, tháng, năm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. 
  • Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà: các bên chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 132 Luật nhà ở năm 2014. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên còn lại biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Các thỏa thuận khác: Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác liên quan nhưng không được trái với pháp luật như:
  1. Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;
  2. Thỏa thuận về tài sản khác trong nhà ở cho thuê;
  3. Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng; 

Lưu ý: Thông thường, điều khoản này được người cho thuê thêm vào hợp đồng và nghiêng hẳn trách nhiệm về phía người đi thuê. Theo đó, khi vi phạm hợp đồng, bên cho thuê chỉ cần trả lại tiền cọc, còn bên đi thuê có khả năng mất cọc, thậm chí phải đền bù thêm tiền hoặc bị thu hồi lại nhà đã thuê. Để không phải chịu thiệt thòi, người thuê nên thỏa thuận kỹ càng và chi tiết cho điều khoản này.

  1. Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp khi có vấn đề tranh chấp xảy ra;
  2. Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.

hinh anh thong tin can nam ro khi lam hop dong thue nha so 2hinh anh thong tin can nam ro khi lam hop dong thue nha so 3

>> Bài viết liên quan: Giải “cơn khát” căn hộ cho thuê tại thị trường phía Đông Hà Nội

Những điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà ở hoặc hợp đồng thuê nhà kinh doanh đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia trong giao dịch thuê – mướn. Do đó, khi ký kết hợp đồng, các bên cần lưu ý một số chi tiết quan trọng dưới đây để tránh xảy ra sơ suất.

Sử dụng bảng mẫu và quy định mới nhất của Nhà nước

Yếu tố đầu tiên cần chú ý trong hợp đồng thuê nhà chính là hình thức bản hợp đồng. Hiện nay, Nhà nước có ban hành mẫu hợp đồng chuẩn, đã được đề cập bên trên. Các bên tham gia nên sử dụng bản mới nhất và tìm hiểu về những quy định cập nhật của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan để thiết lập các điều khoản phù hợp, tuân thủ đúng pháp luật.

Thông tin của các bên tham gia hợp đồng

Với phần thông tin của bên thuê, khách hàng cần kiểm tra cẩn thận, đảm bảo thông tin cá nhân của mình là chính xác. Bởi lẽ, đây là những thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định quyền lợi của người mua trong quá trình thực hiện giao dịch.

Ngoài ra, người thuê nhà cũng cần để ý đến thông tin bên cho thuê. Nhiều trường hợp lừa đảo, giả mạo chủ nhà từng xảy ra do người thuê không chú ý đến tính chính xác trong thông tin cá nhân của bên cho thuê nhà. Nếu người đại diện ký hợp đồng này không phải chủ nhà hoặc người đại diện pháp luật hay ủy quyền của chính chủ nhà, bản hợp đồng thuê nhà sẽ không có giá trị pháp lý.

Đọc kỹ những điều khoản trong hợp đồng thuê nhà

Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng, các bên tham gia cần nắm rõ ràng thông tin về mọi điều khoản, không sử dụng từ ngữ mập mờ, khó hiểu. Bản hợp đồng cũng không được có dấu hiệu gạch xóa, chỉnh sửa. 

Các điều khoản về thời hạn, giá thuê, đặt cọc, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên, các biện pháp chế tài, xử phạt,… phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng thuê – cho thuê. Bên cạnh đó, hai bên cũng cần kiểm tra kỹ càng các tài sản đi kèm ngôi nhà trước khi ký hợp đồng để dễ dàng khấu trừ các khoản hư hỏng, thay mới vào khoản đặt cọc sau khi kết thúc.

Để an toàn hơn, các bên có thể nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư để soạn thảo những điều khoản cần có và nên có trong hợp đồng.

Tranh chấp hoặc thế chấp

Người thuê nhà cần chú ý tìm hiểu các thông tin bàn giao nhà và thông tin liên quan đến tình trạng địa điểm sẽ thuê, để chắc chắn ngôi nhà không bị dính tranh chấp hay thế chấp ngân hàng. Nếu có, căn nhà có thể sẽ bị ngân hàng thu hồi, khiến người thuê nhà “tiền mất, tật mang” và phải trả nhà trước thời hạn. 

Để đảm bảo tính an toàn, người thuê có thể thêm điều khoản này vào trong hợp đồng để làm căn cứ lấy lại tiền nếu có rủi ro xảy ra.

 hinh anh thong tin can nam ro khi lam hop dong thue nha so 4

Tỷ lệ tăng giá tiền thuê

Chủ sở hữu khi cho thuê thường quy định tối đa số phần trăm tăng giá thuê nhà theo các năm, dựa trên sự lạm phát của nền kinh tế. Tuy nhiên, phần trăm tăng giá phải phù hợp với thỏa thuận và theo tùy từng trường hợp giao dịch. 

Để đảm bảo an toàn, người thuê nhà nên thỏa thuận giữ nguyên giá tiền thuê trong một khoảng thời gian nhất định hoặc đưa ra một con số phù hợp theo tính toán trước để đảm bảo không bị thiệt thòi.

Chi phí liên quan

Các chi phí điện, nước, dịch vụ internet, truyền hình, vệ sinh,… đều phải được đề cập rõ ràng trong hợp đồng. Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa, thay mới trang thiết bị cũng cần được quy về nghĩa vụ của một bên cụ thể để tránh xảy ra bất mãn và tranh chấp.

>> Bài viết liên quan: Tìm hiểu về luật kinh doanh bất động sản

Kết

Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và thiệt hại về quyền lợi trong quá trình giao dịch, khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn trọng trước khi ký kết hợp đồng thuê nhà ở hoặc thuê mặt bằng kinh doanh.

Quý khách hàng muốn tìm hiểu về thị trường địa ốc, kiến thức bất động sản và các thông tin pháp lý liên quan có thể truy cập tại đây.

Xem thêm: 

Post a Comment

Previous Post Next Post