Tổng quan về Thanh Hóa – Quy hoạch Thanh Hóa
Thanh Hóa là thành phố nằm giữa miền Bắc và miền Trung, là nơi giao nhau giữa các tỉnh và thành phố. Thanh Hóa có vị trí địa lý:
- Hướng Đông: tiếp giáp với huyện Hoằng Hóa, tiếp giáp với Biển Đông với chiều dài 102km.
- Hướng Tây: tiếp giáp huyện Đông Sơn, tiếp giáp với Hủa Phăn của nước Lào với biên giới dài 192km.
- Hướng Nam: tiếp giáp với huyện Quảng Xương, thành phố Sầm Sơn và tỉnh Nghệ An.
- Hướng Bắc: tiếp giáp với huyện Thiệu Hóa và huyện Hoằng Hóa, tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình.
Quy hoạch Thanh Hóa cho thấy đây một thành phố lớn về diện tích và dân số, là 1 trong 3 thành phố lớn nhất của Bắc Trung Bộ cùng với thành phố Vinh và Huế. Thanh Hóa là nơi chuyển tiếp, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với các tuyến đường tiếp nối các tỉnh Bắc Lào và vùng kinh tế Trung Bộ. Bên cạnh đó, nơi đây sở hữu hệ thống giao thông trải dài như đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh.
Thanh Hóa là thành phố trẻ có tỷ lệ đô thị hóa hàng đầu với sự phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực, hệ thống đô thị hóa lâu đời tạo nên vùng trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa. Bên cạnh đó, Thanh Hóa có điều kiện khí hậu thuận lợi phát triển Nông- Lâm – Ngư Nghiệp. Đặc biệt nơi đây có nguồn tài nguyên rừng khá đa dạng.
>>> Đọc thêm: Thị trường bất động sản Thanh Hóa khan hiếm dự án đẳng cấp
Thông tin mới nhất về quy hoạch Thanh Hóa
Thanh Hóa đã được công nhận là đô thị loại 1 nên UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra đề án quy hoạch Thanh Hóa nhằm xây dựng và phát triển Thanh Hóa thành 1 thành phố toàn diện, định hướng đây sẽ trở thành một nơi chủ chốt của một trong những trung tâm tài chính, du lịch, khoa học, công nghệ của phía Bắc, dẫn đầu về quốc phòng, an ninh, trở thành thành phố thông minh hiện đại có nguồn thu nhập cao.
UBND đã phê duyệt và chủ trương các dự án như:
- Lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất Hoằng Hóa đến năm 2030.
- Phê duyệt kế hoạch nhà ở toàn thành phố Thanh Hóa với số diện tích bình quân toàn tỉnh đạt 28,6 m2 sàn/người (trong đó: tại đô thị đạt 35,0 m2 sàn/người, nông thôn đạt 24,3 m2 sàn/người). Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư chiếm tỷ lệ 53.6%.
- Phê duyệt quản lý cơ sở hạ tầng trong khu vực, đề án khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng, phương án bảo vệ các khoáng sản tài nguyên thiên nhiên,…
Quy hoạch Thanh Hóa về giao thông
Thanh Hóa là khu vực có hệ thống giao thông, giao lưu quan trọng. Vì vậy UBND luôn chú trọng vào việc xã hội hóa, nâng cấp các hạ tầng giao thông, tập trung xây dựng nâng cao các khu vực nông thôn, đẩy mạnh cải tạo hạ tầng các khu dân cư cũ, dân cư mới. Ngoài ra Thanh Hóa là thành phố có tiềm năng lớn về du lịch với nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên đa dạng như bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, động Hồ Công, đền Độc Cước. Chính vì vậy, chủ trương quy hoạch Thanh Hóa sẽ xây dựng, mở rộng các tuyến đường khu sinh thái để tạo cơ hội phát triển nơi đây thành khu du lịch cho vùng.
Ngoài ra Thanh Hóa còn là nơi cầu nối, tiếp giáp với các tỉnh với nhau, có các con đường giao thương quan trọng như đường sắt Xuyên Việt, tuyến đường 1A,… là vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có hệ thống sông ngòi lưu thông Bắc Nam, các tuyến bay Sao Vàng. Bên cạnh đó, nơi đây còn là nơi tiếp giáp với ranh giới nhiều nước khác nên hiện tại UBND thành phố đang có dự tính quy hoạch Thanh Hóa mở thêm sân bay để dễ dàng hơn trong việc giao thương và phát triển hàng du lịch.
Quy hoạch Thanh Hóa về đô thị – hạ tầng
Thanh Hóa có địa hình đa dạng là đồng bằng rộng nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung. Đây được xem là khu vực được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất với chủ trương xây dựng khu trung tâm thương mại, khu công nghiệp Bắc Sông Mã. Thanh Hoá còn là khu vực vừa có tài nguyên rừng vừa có tài nguyên biển, nên các nhà lãnh đạo đã chủ trương phát triển nơi đây thành khu sinh thái với không gian thiên nhiên.
Thông tin quy hoạch Thanh Hóa thu hút nguồn đầu tư nước ngoài dự tính lên đến 60 nguồn đầu tư. UBND đã thông qua và ký duyệt cho 19 dự án đầu tư, tiêu biểu như nhà đầu tư tập đoàn Foxconn, Millennium Energy (Hoa Kỳ), Aeon (Nhật Bản),… nâng cấp khu vực Thanh Hóa thành nơi sốt thị trường cho các nhà đầu tư bất động sản. Dự án này còn có sự tham gia của nhà đầu tư bất động sản lớn như Vinhomes với dự án Vinhomes Star City – “châu Âu thu nhỏ” giữa lòng xứ Thanh.
Kết:
Với nhiều nguồn tài nguyên và diện tích chưa khai thác, Thanh Hóa hứa hẹn là nơi đầu tư tiềm năng mà các nhà bất động sản cần tìm đến.
Để lại thông tin
Xem thêm: