Những lưu ý về thủ tục chuyển hộ khẩu

Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và điều kiện sống ngày càng được cải thiện, người dân Việt Nam thường lựa chọn chuyển dịch nơi ở để lựa chọn được môi trường phù hợp. Khi đó, công dân cần trang bị những hiểu biết cơ bản về thủ tục chuyển hộ khẩu để quy trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và điều kiện sống ngày càng được cải thiện, người dân Việt Nam thường lựa chọn chuyển dịch nơi ở để lựa chọn được môi trường phù hợp. Khi đó, công dân cần trang bị những hiểu biết cơ bản về thủ tục chuyển hộ khẩu để quy trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Khi nào cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu?

Hộ khẩu là phương thức quản lý nhân khẩu phổ biến tại Việt Nam. Sổ hộ khẩu là giấy tờ quan trọng, giúp cơ quan chức năng tại địa phương xác định và quản lý nơi thường trú của công dân. Khi được cấp chứng nhận thường trú tại nơi sống, công dân sẽ được hưởng các quyền lợi tại khu vực đó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cư dân có ý định sinh sống tại các thành phố lớn.

Theo Luật Cư trú mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, thủ tục xóa tên tại nơi ở cũ đã bị bãi bỏ, người dân khi chuyển đi nơi khác được quyền trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới.

Theo Điều 23 Luật cư trú năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2013, người dân đã đăng ký thường trú khi thay đổi chỗ ở hay chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, nếu đủ điều kiện đăng ký thường trú, người đó cần làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú trong thời hạn 12 tháng. 

Trường hợp quá thời hạn 12 tháng kể từ khi chuyển sang chỗ ở mới, cá nhân, hộ gia đình không thực hiện thủ tục đăng ký thường trú sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng theo quy định của pháp luật.

hinh anh nhung luu y ve thu tuc chuyen ho khau so 1

Cụ thể, theo quy định của pháp luật Việt Nam, những đối tượng cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu liên tỉnh bao gồm:

  • Công dân định cư ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc tỉnh mà mình đang sinh sống.
  • Công dân chuyển nơi ở đến ngoài phạm vi thị xã, huyện, quận của thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mình đang sinh sống.

Trong khi đó, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu:

  • Công dân trúng tuyển vào trường Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, được yêu cầu sinh sống tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể.
  • Công dân là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng thuộc tỉnh khác nơi đặt hộ khẩu thường trú.
  • Công dân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh thành khác.
  • Phạm nhân đang trong quá trình chấp hành hình phạt tù, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc hoặc thuộc đối tượng bị quản chế,… tại tỉnh thành khác.

>> Tham khảo: Lưu ý quan trọng về các loại giấy tờ khi mua nhà

Hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển hộ khẩu

Khi thuộc các trường hợp cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu, người dân cần tiến hành theo các bước sau đây:
 
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục chuyển hộ khẩu bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
  • Bản khai nhân khẩu
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

hinh anh nhung luu y ve thu tuc chuyen ho khau so 2hinh anh nhung luu y ve thu tuc chuyen ho khau so 3

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục chuyển hộ khẩu:

  • Trường hợp đăng ký thường trú tại tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, người dân gửi hồ sơ về cơ quan Công an quận, huyện, thị xã của thành phố đó.
  • Trường hợp đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, thẩm quyền đăng ký chuyển đổi hộ khẩu thường trú thuộc về Công an xã, thị trấn thuộc tỉnh. 

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thủ tục chuyển hộ khẩu

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiến hành kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật và có thể yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ liên quan để đối chiếu nếu cần. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan sẽ viết phiếu hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người tiếp nhận cần hướng dẫn người dân thực hiện và hoàn chỉnh theo quy định pháp luật. Ngoài ra, khi người nộp chuyển hồ sơ đến cơ quan không thuộc thẩm quyền giải quyết, công dân phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền phù hợp để được tiến hành làm thủ tục chuyển hộ khẩu.

Bước 4: Xử lý hồ sơ, thủ tục chuyển hộ khẩu và trả kết quả

Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an sẽ cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ, người dân cần ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu để cơ quan Công an tại nơi chuyển đến mới thu lại sổ hộ khẩu cũ. Nếu chỉ chuyển cá nhân hoặc một số người trong hộ, sổ hộ khẩu mới cần ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi những nội dung cơ bản sau: Thông tin chi tiết của những người chuyển đi, địa chỉ nơi chuyển đến,…

Nếu hồ sơ xin chuyển hộ khẩu có vấn đề về thông tin hoặc tính pháp lý và không được đồng ý cấp mới, cơ quan quản lý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do về việc không đủ điều kiện cấp sổ hộ khẩu cho người yêu cầu.

Lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu

Thủ tục chuyển hộ khẩu tương đối phổ biến và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi:

  • Trường hợp cá nhân, hộ gia đình chuyển hộ khẩu từ địa phương khác nằm ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn đó thì người dân cần có sẵn giấy chuyển hộ khẩu do cơ quan Công an nơi cư trú trước đó cấp.
  • Trường hợp sau khi tách khẩu, người dân có chỗ ở hợp pháp trong cùng xã, thị trấn thuộc huyện, đồng thời có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu thì cần chuẩn bị thêm sổ hộ khẩu gia đình bản gốc.
  • Trường hợp cá nhân có nhu cầu tách khẩu bắt buộc phải xem xét ý kiến của chủ hộ và bộ hồ sơ cần chuẩn bị thêm văn bản đồng ý của chủ hộ về việc tách hộ khẩu cùng chỗ ở hợp pháp.

Kết

Hy vọng bài viết trên từ Vinhomes có thể trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho Quý khách hàng trong quá trình chuyển dịch sang nơi ở mới, giúp việc thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu diễn ra nhanh gọn và dễ dàng hơn.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Khi nào cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu?

Hộ khẩu là phương thức quản lý nhân khẩu phổ biến tại Việt Nam. Sổ hộ khẩu là giấy tờ quan trọng, giúp cơ quan chức năng tại địa phương xác định và quản lý nơi thường trú của công dân. Khi được cấp chứng nhận thường trú tại nơi sống, công dân sẽ được hưởng các quyền lợi tại khu vực đó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cư dân có ý định sinh sống tại các thành phố lớn.

Theo Luật Cư trú mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, thủ tục xóa tên tại nơi ở cũ đã bị bãi bỏ, người dân khi chuyển đi nơi khác được quyền trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới.

Theo Điều 23 Luật cư trú năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2013, người dân đã đăng ký thường trú khi thay đổi chỗ ở hay chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, nếu đủ điều kiện đăng ký thường trú, người đó cần làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú trong thời hạn 12 tháng. 

Trường hợp quá thời hạn 12 tháng kể từ khi chuyển sang chỗ ở mới, cá nhân, hộ gia đình không thực hiện thủ tục đăng ký thường trú sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng theo quy định của pháp luật.

hinh anh nhung luu y ve thu tuc chuyen ho khau so 1

Cụ thể, theo quy định của pháp luật Việt Nam, những đối tượng cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu liên tỉnh bao gồm:

  • Công dân định cư ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc tỉnh mà mình đang sinh sống.
  • Công dân chuyển nơi ở đến ngoài phạm vi thị xã, huyện, quận của thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mình đang sinh sống.

Trong khi đó, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu:

  • Công dân trúng tuyển vào trường Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, được yêu cầu sinh sống tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể.
  • Công dân là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng thuộc tỉnh khác nơi đặt hộ khẩu thường trú.
  • Công dân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh thành khác.
  • Phạm nhân đang trong quá trình chấp hành hình phạt tù, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc hoặc thuộc đối tượng bị quản chế,… tại tỉnh thành khác.

>> Tham khảo: Lưu ý quan trọng về các loại giấy tờ khi mua nhà

Hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển hộ khẩu

Khi thuộc các trường hợp cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu, người dân cần tiến hành theo các bước sau đây:
 
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục chuyển hộ khẩu bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
  • Bản khai nhân khẩu
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

hinh anh nhung luu y ve thu tuc chuyen ho khau so 2hinh anh nhung luu y ve thu tuc chuyen ho khau so 3

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục chuyển hộ khẩu:

  • Trường hợp đăng ký thường trú tại tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, người dân gửi hồ sơ về cơ quan Công an quận, huyện, thị xã của thành phố đó.
  • Trường hợp đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, thẩm quyền đăng ký chuyển đổi hộ khẩu thường trú thuộc về Công an xã, thị trấn thuộc tỉnh. 

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thủ tục chuyển hộ khẩu

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiến hành kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật và có thể yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ liên quan để đối chiếu nếu cần. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan sẽ viết phiếu hẹn cho người đến nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người tiếp nhận cần hướng dẫn người dân thực hiện và hoàn chỉnh theo quy định pháp luật. Ngoài ra, khi người nộp chuyển hồ sơ đến cơ quan không thuộc thẩm quyền giải quyết, công dân phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền phù hợp để được tiến hành làm thủ tục chuyển hộ khẩu.

Bước 4: Xử lý hồ sơ, thủ tục chuyển hộ khẩu và trả kết quả

Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an sẽ cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ, người dân cần ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu để cơ quan Công an tại nơi chuyển đến mới thu lại sổ hộ khẩu cũ. Nếu chỉ chuyển cá nhân hoặc một số người trong hộ, sổ hộ khẩu mới cần ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi những nội dung cơ bản sau: Thông tin chi tiết của những người chuyển đi, địa chỉ nơi chuyển đến,…

Nếu hồ sơ xin chuyển hộ khẩu có vấn đề về thông tin hoặc tính pháp lý và không được đồng ý cấp mới, cơ quan quản lý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do về việc không đủ điều kiện cấp sổ hộ khẩu cho người yêu cầu.

Lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu

Thủ tục chuyển hộ khẩu tương đối phổ biến và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi:

  • Trường hợp cá nhân, hộ gia đình chuyển hộ khẩu từ địa phương khác nằm ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn đó thì người dân cần có sẵn giấy chuyển hộ khẩu do cơ quan Công an nơi cư trú trước đó cấp.
  • Trường hợp sau khi tách khẩu, người dân có chỗ ở hợp pháp trong cùng xã, thị trấn thuộc huyện, đồng thời có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu thì cần chuẩn bị thêm sổ hộ khẩu gia đình bản gốc.
  • Trường hợp cá nhân có nhu cầu tách khẩu bắt buộc phải xem xét ý kiến của chủ hộ và bộ hồ sơ cần chuẩn bị thêm văn bản đồng ý của chủ hộ về việc tách hộ khẩu cùng chỗ ở hợp pháp.

Kết

Hy vọng bài viết trên từ Vinhomes có thể trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho Quý khách hàng trong quá trình chuyển dịch sang nơi ở mới, giúp việc thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu diễn ra nhanh gọn và dễ dàng hơn.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post