Mặt bằng Shophouse có gì đặc biệt?

Sản phẩm Shophouse liên tục gia tăng sức nóng trên thị trường bất động sản nhờ quy hoạch thông minh, thiết kế độc đáo và tiềm năng sinh lời vượt trội. Cùng khám phá thông tin chi tiết về mặt bằng Shophouse cũng như ưu điểm của loại hình này qua bài viết dưới đây.

Sản phẩm Shophouse liên tục gia tăng sức nóng trên thị trường bất động sản nhờ quy hoạch thông minh, thiết kế độc đáo và tiềm năng sinh lời vượt trội. Cùng khám phá thông tin chi tiết về mặt bằng Shophouse cũng như ưu điểm của loại hình này qua bài viết dưới đây.

Ưu điểm nổi bật của mặt bằng shophouse

Tổng quan về Shophouse

Shophouse còn được gọi với các tên khác như nhà phố thương mại hoặc căn hộ kinh doanh. Đây là mô hình bất động sản kiểu mới, kết hợp giữa căn hộ để ở và địa điểm kinh doanh thương mại. Loại hình Shophouse ngày càng trở nên phổ biến tại các khu đô thị sầm uất trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

Tại Việt Nam, thị trường Shophouse chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc ở mức 149% trong giai đoạn 2015-2020, cao gấp khoảng ba lần tốc độ tăng trưởng của nhóm sản phẩm second home (ngôi nhà thứ hai) chỉ dừng ở mức 52%. Mô hình Shophouse được chia thành 2 loại hình cơ bản: Shophouse khối đế và Shophouse thấp tầng.

Trong đó, Shophouse khối đế (Shophouse chân đế) là loại hình căn hộ được đặt tại tầng trệt hoặc tầng 1 của các toà chung cư, tạo thành khu dịch vụ phân tầng và có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm.

Các căn Shophouse thấp tầng thường được quy hoạch thành một dãy liền kề tại các tuyến phố sầm uất hoặc khu vực cung cấp dịch vụ thương mại. Loại căn hộ này được cấp quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài theo quy định của Luật đất đai.

Khám phá những ưu điểm vượt trội của Shophouse

  • Vị trí đắc địa: 

Được quy hoạch và phát triển tại vị trí “vàng” – nơi có mật độ cư dân cao và đa phần hướng ra mặt đường lớn, gần các tuyến đường giao thông trọng điểm, Shophouse có thể tiếp cận với nguồn khách tiềm năng dồi dào, hỗ trợ tối đa quá trình kinh doanh cũng như tạo điều kiện để chủ sở hữu tối ưu hóa nguồn doanh thu.

Ngoài ra, mặt bằng Shophouse thường được quy hoạch tại các khu đô thị lớn. Tại Hà Nội, những dãy shophouse sầm uất, thời thượng có thể được bắt gặp tại những dự án mang thương hiệu Vinhomes như Vinhomes Ocean Park hay Vinhomes Smart City. Điều này góp phần mang đến cho chủ sở hữu cuộc sống tiện nghi, đủ đầy khi dễ dàng di chuyển đến các công trình tiện ích đi kèm của dự án như trung tâm thương mại, công viên, sân thể thao,…

Hinh anh mat bang shophouse co gi dac biet so 1

  • Đa dạng mục đích sử dụng:

Sở hữu ưu thế vượt trội về vị trí và lối thiết kế thông minh, mặt bằng căn hộ Shophouse không chỉ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn phù hợp trở thành không gian để hoạt động kinh doanh, buôn bán.

Bên cạnh đó, hưởng lợi từ tọa độ vàng được bao quanh bởi các trục đường sầm uất, loại hình bất động sản này có thể đáp ứng những tiêu chí đặc thù để sử dụng làm văn phòng đại diện cho các công ty, doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu có thể tối ưu hóa nguồn thu nhập hàng tháng của mình bằng cách cho thuê căn hộ Shophouse.

>> Tổng hợp thông tin Tổng quan về Shophouse khối đế

Kinh nghiệm đầu tư trên mặt bằng Shophouse

  • Phân tích tính thanh khoản

Tính thanh quản của loại hình Shophouse được giới đầu tư đánh giá cao do số lượng hữu hạn trong các dự án và sở hữu chức năng “kép” – vừa để ở, vừa kinh doanh buôn bán. 

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên lưu ý lựa chọn các căn Shophouse nằm tại mặt tiền đẹp, tiếp giáp với các trục đường lớn, mạng lưới giao thông thuận tiện hoặc nơi có mật độ qua lại đông đúc để đảm bảo tính thanh khoản cũng như tiếp cận được lượng khách hàng lớn.

Hinh anh mat bang shophouse co gi dac biet so 3

  • Đánh giá tiềm năng kinh doanh

Trước khi quyết định đầu tư, chủ nhân căn Shophouse nên chú trọng lựa chọn loại hình sản phẩm dịch vụ phù hợp để phát triển kinh doanh. Trong đó, những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cư dân dự án và cộng đồng khách hàng xung quanh như thời trang, nhà hàng, quán cafe,… sẽ đảm bảo được tính cạnh tranh cao hơn.

  • Lưu ý về thủ tục pháp lý

Không chỉ cần tìm hiểu các kinh nghiệm đầu tư, giấy tờ và thủ tục pháp lý cũng là bước quan trọng mà khách mua Shophouse phải đặc biệt quan tâm. Một số loại giấy tờ phổ biến trong giao dịch Shophouse bao gồm:

  • Thỏa thuận giá mua bán căn hộ shophouse
  • Cam kết thời gian bàn giao căn hộ shophouse
  • Quy định gia hạn căn hộ Shophouse
  • Quy định về điều khoản điều kiện và mặt hàng dịch vụ được phép kinh doanh tại căn hộ shophouse
  • Điều kiện bàn giao (nội ngoại thất, vật liệu,…)
  • Thỏa thuận giá quản lý vận hành, phí điện nước, dịch vụ,…

Gợi ý thiết kế mặt bằng shophouse

Lựa chọn Concept cửa hàng phù hợp với mặt bằng Shophouse

Concept cửa hàng là sự kết hợp giữa không gian, ánh sáng và âm nhạc được phối hợp hài hòa với nhau. Kiến trúc của căn Shophouse chính là điểm nhấn làm nổi bật lên ý tưởng sản phẩm và phong cách người bán.

Ví dụ, chủ sở hữu muốn thiết kế shophouse kinh doanh thời trang lựa chọn nội thất có tường gạch, vẽ graffiti hoặc tranh tường để thu hút khách hàng mục tiêu là quyết định hợp lý. Tuy nhiên, thiết kế mặt bằng Shophouse theo phong cách này lại không phù hợp với những cửa hàng quần áo sang trọng, hướng đến tính thanh lịch, tối giản.

Thiết kế không gian bán hàng trên mặt bằng Shophouse

Một cửa hàng được thiết kế hoàn hảo cần đáp ứng không gian rộng rãi để khách hàng thoải mái tham quan. Ngoài ra, việc bày biện các sản phẩm trên bục, bệ cần cân bằng với không gian trống xung quanh để khách hàng thuận tiện di chuyển mà không gặp trở ngại. Cùng với khu vực trưng bày, những khu vực riêng tư như phòng thay đồ nhân viên, WC và kho hàng cũng cần được chú trọng.

Hinh anh mat bang shophouse co gi dac biet so 2

Kết

Sở hữu nhiều ưu điểm như thiết kế thông minh và vị trí thuận lợi, mặt bằng Shophouse không chỉ mang đến nguồn lợi nhuận ổn định mà còn mở ra không gian sống lý tưởng cho chủ sở hữu, trở thành dòng sản phẩm thu hút đầu tư nhất nhì thị trường.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Ưu điểm nổi bật của mặt bằng shophouse

Tổng quan về Shophouse

Shophouse còn được gọi với các tên khác như nhà phố thương mại hoặc căn hộ kinh doanh. Đây là mô hình bất động sản kiểu mới, kết hợp giữa căn hộ để ở và địa điểm kinh doanh thương mại. Loại hình Shophouse ngày càng trở nên phổ biến tại các khu đô thị sầm uất trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

Tại Việt Nam, thị trường Shophouse chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc ở mức 149% trong giai đoạn 2015-2020, cao gấp khoảng ba lần tốc độ tăng trưởng của nhóm sản phẩm second home (ngôi nhà thứ hai) chỉ dừng ở mức 52%. Mô hình Shophouse được chia thành 2 loại hình cơ bản: Shophouse khối đế và Shophouse thấp tầng.

Trong đó, Shophouse khối đế (Shophouse chân đế) là loại hình căn hộ được đặt tại tầng trệt hoặc tầng 1 của các toà chung cư, tạo thành khu dịch vụ phân tầng và có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm.

Các căn Shophouse thấp tầng thường được quy hoạch thành một dãy liền kề tại các tuyến phố sầm uất hoặc khu vực cung cấp dịch vụ thương mại. Loại căn hộ này được cấp quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài theo quy định của Luật đất đai.

Khám phá những ưu điểm vượt trội của Shophouse

  • Vị trí đắc địa: 

Được quy hoạch và phát triển tại vị trí “vàng” – nơi có mật độ cư dân cao và đa phần hướng ra mặt đường lớn, gần các tuyến đường giao thông trọng điểm, Shophouse có thể tiếp cận với nguồn khách tiềm năng dồi dào, hỗ trợ tối đa quá trình kinh doanh cũng như tạo điều kiện để chủ sở hữu tối ưu hóa nguồn doanh thu.

Ngoài ra, mặt bằng Shophouse thường được quy hoạch tại các khu đô thị lớn. Tại Hà Nội, những dãy shophouse sầm uất, thời thượng có thể được bắt gặp tại những dự án mang thương hiệu Vinhomes như Vinhomes Ocean Park hay Vinhomes Smart City. Điều này góp phần mang đến cho chủ sở hữu cuộc sống tiện nghi, đủ đầy khi dễ dàng di chuyển đến các công trình tiện ích đi kèm của dự án như trung tâm thương mại, công viên, sân thể thao,…

Hinh anh mat bang shophouse co gi dac biet so 1

  • Đa dạng mục đích sử dụng:

Sở hữu ưu thế vượt trội về vị trí và lối thiết kế thông minh, mặt bằng căn hộ Shophouse không chỉ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn phù hợp trở thành không gian để hoạt động kinh doanh, buôn bán.

Bên cạnh đó, hưởng lợi từ tọa độ vàng được bao quanh bởi các trục đường sầm uất, loại hình bất động sản này có thể đáp ứng những tiêu chí đặc thù để sử dụng làm văn phòng đại diện cho các công ty, doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu có thể tối ưu hóa nguồn thu nhập hàng tháng của mình bằng cách cho thuê căn hộ Shophouse.

>> Tổng hợp thông tin Tổng quan về Shophouse khối đế

Kinh nghiệm đầu tư trên mặt bằng Shophouse

  • Phân tích tính thanh khoản

Tính thanh quản của loại hình Shophouse được giới đầu tư đánh giá cao do số lượng hữu hạn trong các dự án và sở hữu chức năng “kép” – vừa để ở, vừa kinh doanh buôn bán. 

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên lưu ý lựa chọn các căn Shophouse nằm tại mặt tiền đẹp, tiếp giáp với các trục đường lớn, mạng lưới giao thông thuận tiện hoặc nơi có mật độ qua lại đông đúc để đảm bảo tính thanh khoản cũng như tiếp cận được lượng khách hàng lớn.

Hinh anh mat bang shophouse co gi dac biet so 3

  • Đánh giá tiềm năng kinh doanh

Trước khi quyết định đầu tư, chủ nhân căn Shophouse nên chú trọng lựa chọn loại hình sản phẩm dịch vụ phù hợp để phát triển kinh doanh. Trong đó, những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cư dân dự án và cộng đồng khách hàng xung quanh như thời trang, nhà hàng, quán cafe,… sẽ đảm bảo được tính cạnh tranh cao hơn.

  • Lưu ý về thủ tục pháp lý

Không chỉ cần tìm hiểu các kinh nghiệm đầu tư, giấy tờ và thủ tục pháp lý cũng là bước quan trọng mà khách mua Shophouse phải đặc biệt quan tâm. Một số loại giấy tờ phổ biến trong giao dịch Shophouse bao gồm:

  • Thỏa thuận giá mua bán căn hộ shophouse
  • Cam kết thời gian bàn giao căn hộ shophouse
  • Quy định gia hạn căn hộ Shophouse
  • Quy định về điều khoản điều kiện và mặt hàng dịch vụ được phép kinh doanh tại căn hộ shophouse
  • Điều kiện bàn giao (nội ngoại thất, vật liệu,…)
  • Thỏa thuận giá quản lý vận hành, phí điện nước, dịch vụ,…

Gợi ý thiết kế mặt bằng shophouse

Lựa chọn Concept cửa hàng phù hợp với mặt bằng Shophouse

Concept cửa hàng là sự kết hợp giữa không gian, ánh sáng và âm nhạc được phối hợp hài hòa với nhau. Kiến trúc của căn Shophouse chính là điểm nhấn làm nổi bật lên ý tưởng sản phẩm và phong cách người bán.

Ví dụ, chủ sở hữu muốn thiết kế shophouse kinh doanh thời trang lựa chọn nội thất có tường gạch, vẽ graffiti hoặc tranh tường để thu hút khách hàng mục tiêu là quyết định hợp lý. Tuy nhiên, thiết kế mặt bằng Shophouse theo phong cách này lại không phù hợp với những cửa hàng quần áo sang trọng, hướng đến tính thanh lịch, tối giản.

Thiết kế không gian bán hàng trên mặt bằng Shophouse

Một cửa hàng được thiết kế hoàn hảo cần đáp ứng không gian rộng rãi để khách hàng thoải mái tham quan. Ngoài ra, việc bày biện các sản phẩm trên bục, bệ cần cân bằng với không gian trống xung quanh để khách hàng thuận tiện di chuyển mà không gặp trở ngại. Cùng với khu vực trưng bày, những khu vực riêng tư như phòng thay đồ nhân viên, WC và kho hàng cũng cần được chú trọng.

Hinh anh mat bang shophouse co gi dac biet so 2

Kết

Sở hữu nhiều ưu điểm như thiết kế thông minh và vị trí thuận lợi, mặt bằng Shophouse không chỉ mang đến nguồn lợi nhuận ổn định mà còn mở ra không gian sống lý tưởng cho chủ sở hữu, trở thành dòng sản phẩm thu hút đầu tư nhất nhì thị trường.

Để lại thông tin tại đây.

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post