Kiến trúc Ấn Độ - nền kiến trúc giàu bản sắc văn hoá

Nằm ở phía nam Châu Á, Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền văn hoá, lịch sử phát triển lâu dài rực rỡ nhất thế giới. Ngoài ra, đây còn là một vùng đất tâm linh màu mỡ, chính vì thế, nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ các tôn giáo như: Ấn Độ giáo, Phật giáo,… tạo nên một nền nghệ thuật về kiến trúc có một không hai.

Nằm ở phía nam Châu Á, Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền văn hoá, lịch sử phát triển lâu dài rực rỡ nhất thế giới. Ngoài ra, đây còn là một vùng đất tâm linh màu mỡ, chính vì thế, nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ các tôn giáo như: Ấn Độ giáo, Phật giáo,… tạo nên một nền nghệ thuật về kiến trúc có một không hai.

Lịch sử về kiến trúc Ấn độ

Thời hoàng kim của Ấn Độ bắt đầu từ những năm 3000 trước công nguyên bên dòng sông Hằng thiêng liêng. Đây là một quốc gia có lịch sử lâu đời và cũng là mảnh đất vô cùng màu mỡ đối với văn hoá tâm linh, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật kiến trúc nơi đây.

Hiện nay ở Ấn Độ có hai nền nghệ thuật kiến trúc lớn nhất là: Kiến trúc Ấn Độ giáo và kiến trúc Phật Giáo. Hai nghệ thuật kiến trúc này có điểm nào đặc biệt? Hãy cùng Vinhomes tìm hiểu.

hinh anh kien truc an do nen kien truc giau ban sac van hoa so 1

Kiến trúc Ấn Độ giáo

Kiến trúc Ấn Độ Giáo nổi bật bởi các ngôi đền ngoài trời thay thế cho các chùa chiền ẩn trong hang động mang màu sắc huyền bí khác. Kiến trúc đền thờ tại Ấn Độ thường được tạo nên bởi đá núi lửa nguyên khối. 

Đến đây, du khách sẽ phải ngạc nhiên với những đền thờ được xây bằng gạch cùng những tòa tháp vô cùng đồ sộ khác. Ở miền nam Ấn Độ, các đền thờ còn được điêu khắc tam quan ở các bức tường bao quanh điện thờ hoặc được trang trí với nhiều tác phẩm nghệ thuật vô cùng nổi tiếng khác.

Kiến trúc Phật giáo

Phật giáo luôn là đề tài phong phú cho mọi khía cạnh của cuộc sống từ học thuật đến kiến trúc. Đặc biệt, trong nền nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ, Phật giáo có sự ảnh hưởng vô cùng sâu sắc.

Kiến trúc Phật giáo tại Ấn Độ có hai loại hình chủ yếu. Loại hình thứ nhất là nơi thờ phụng các thánh tích (Xá lợi) của Phật. Nơi đây còn được gọi là Stupa, thường mang hình dáng là các tháp được trang trí công phu tạo nên cảm giác huyền bí cho du khách khi đến đây.

Loại hình thứ hai là các chùa, chiền – nơi thờ phụng các bức tượng Phật và cũng là nơi để các nhà tu hành ở lại và thiền tịnh. Tiêu biểu nhất chính là Chùa Hang Ajanta và Stupa Sanchi. Các đền thờ ở Ấn Độ thường được xây dựng và trang trí một cách vô cùng trang nghiêm, lộng lẫy. Đặc biệt, người Ấn có phong tục dát vàng cho các ngôi đền, chùa, điều này chắc chắn sẽ làm du khách phải choáng ngợp khi lần đầu đặt chân đến đây.

>> Bài đọc thêm: Sự trở lại của kiến trúc Indochine – dấu ấn vượt thời gian

Nét đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Ấn độ

Đặc trưng của nền kiến trúc Ấn Độ chính là sử dụng các loại đá cứng như đá hoa cương để xây dựng các công trình kiến trúc. Đây là loại đá đẹp và có thể điêu khắc nên các hình dạng đẹp và vô cùng sắc nét.

Điểm đặc trưng thứ hai trong nền kiến trúc Ấn Độ chính là việc xây dựng các hành lang vô cùng rộng lớn. Những dãy hành lang rộng rãi như một quảng trường kết hợp cùng những hàng cột đá to cao tới mức đồ sộ là điều mà du khách sẽ thường xuyên bắt gặp khi tham quan nơi đây.

Đặc trưng thứ ba là các công trình kiến trúc tại Ấn Độ luôn có những hình dạng điêu khắc vô cùng công phu và đẹp mắt. Tại bất cứ đền thờ, ngôi chùa nào, du khách cũng sẽ dễ dàng nhận ra những hình ảnh thần linh, ảnh anh hùng dân gian,… được điêu khắc một cách tỉ mỉ trên các bức tường, những cây cột,…

hinh anh kien truc an do nen kien truc giau ban sac van hoa so 2

Chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc Ấn độ nổi tiếng 

Đặc trưng kiến trúc Ấn Độ – Đền Taj Mahal

Đến với Ấn Độ, đền Taj Mahal là địa điểm không thể nào bỏ qua đối với khách tham quan. Ngôi đền này là biểu tượng của một tình yêu buồn giữa vua Sa Gia Han và người vợ trẻ của mình.

Đền Taj Mahal được thiết kế và xây dựng theo hình thức kiến trúc đặc trưng nhất của Hồi Giáo với những vật liệu lấp lánh đầy màu sắc như đá quý, cẩm thạch,… Chính những viên đá ấy đã tạo nên một không gian phản chiếu được màu sắc của đất trời xung quanh ngôi đền theo từng thời điểm đặc biệt trong ngày.

hinh anh kien truc an do nen kien truc giau ban sac van hoa so 3

Kiến trúc Ấn Độ nổi bật nhất – Đền Vàng ( Harmandir Sahib)

Đền Vàng là một trong những biểu tượng tâm linh của bất cứ tín đồ đạo Sikh nào trên khắp thế giới. Ngôi đền được xây dựng năm 1574 và được các tín đồ dùng đến 100kg vàng ròng để dát lên bề mặt ngoài của đền và các mái vòm của thánh đường để tỏ lòng thành kính đến với vị thánh của họ.

Bên cạnh đó, một điểm đặc biệt là xung quanh Đền Vàng không có bất kỳ một công trình kiến trúc nào được xây dựng với độ cao vượt qua các thành đường. Điều này càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của đền Harmandir Sahib và sự huyền bí của những âm thanh cầu nguyện và tiếng chuông vang vọng trong không gian.

Kết

Kiến trúc Ấn Độ luôn mang đậm màu sắc tâm linh của một trong những nền văn hoá lâu đời nhất thế giới. Đến đây, du khách sẽ phải bất ngờ trước những ngôi đền rộng lớn, xa hoa được dát vàng hoặc với các hoa văn chạm khắc tỉ mỉ. 

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Lịch sử về kiến trúc Ấn độ

Thời hoàng kim của Ấn Độ bắt đầu từ những năm 3000 trước công nguyên bên dòng sông Hằng thiêng liêng. Đây là một quốc gia có lịch sử lâu đời và cũng là mảnh đất vô cùng màu mỡ đối với văn hoá tâm linh, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật kiến trúc nơi đây.

Hiện nay ở Ấn Độ có hai nền nghệ thuật kiến trúc lớn nhất là: Kiến trúc Ấn Độ giáo và kiến trúc Phật Giáo. Hai nghệ thuật kiến trúc này có điểm nào đặc biệt? Hãy cùng Vinhomes tìm hiểu.

hinh anh kien truc an do nen kien truc giau ban sac van hoa so 1

Kiến trúc Ấn Độ giáo

Kiến trúc Ấn Độ Giáo nổi bật bởi các ngôi đền ngoài trời thay thế cho các chùa chiền ẩn trong hang động mang màu sắc huyền bí khác. Kiến trúc đền thờ tại Ấn Độ thường được tạo nên bởi đá núi lửa nguyên khối. 

Đến đây, du khách sẽ phải ngạc nhiên với những đền thờ được xây bằng gạch cùng những tòa tháp vô cùng đồ sộ khác. Ở miền nam Ấn Độ, các đền thờ còn được điêu khắc tam quan ở các bức tường bao quanh điện thờ hoặc được trang trí với nhiều tác phẩm nghệ thuật vô cùng nổi tiếng khác.

Kiến trúc Phật giáo

Phật giáo luôn là đề tài phong phú cho mọi khía cạnh của cuộc sống từ học thuật đến kiến trúc. Đặc biệt, trong nền nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ, Phật giáo có sự ảnh hưởng vô cùng sâu sắc.

Kiến trúc Phật giáo tại Ấn Độ có hai loại hình chủ yếu. Loại hình thứ nhất là nơi thờ phụng các thánh tích (Xá lợi) của Phật. Nơi đây còn được gọi là Stupa, thường mang hình dáng là các tháp được trang trí công phu tạo nên cảm giác huyền bí cho du khách khi đến đây.

Loại hình thứ hai là các chùa, chiền – nơi thờ phụng các bức tượng Phật và cũng là nơi để các nhà tu hành ở lại và thiền tịnh. Tiêu biểu nhất chính là Chùa Hang Ajanta và Stupa Sanchi. Các đền thờ ở Ấn Độ thường được xây dựng và trang trí một cách vô cùng trang nghiêm, lộng lẫy. Đặc biệt, người Ấn có phong tục dát vàng cho các ngôi đền, chùa, điều này chắc chắn sẽ làm du khách phải choáng ngợp khi lần đầu đặt chân đến đây.

>> Bài đọc thêm: Sự trở lại của kiến trúc Indochine – dấu ấn vượt thời gian

Nét đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Ấn độ

Đặc trưng của nền kiến trúc Ấn Độ chính là sử dụng các loại đá cứng như đá hoa cương để xây dựng các công trình kiến trúc. Đây là loại đá đẹp và có thể điêu khắc nên các hình dạng đẹp và vô cùng sắc nét.

Điểm đặc trưng thứ hai trong nền kiến trúc Ấn Độ chính là việc xây dựng các hành lang vô cùng rộng lớn. Những dãy hành lang rộng rãi như một quảng trường kết hợp cùng những hàng cột đá to cao tới mức đồ sộ là điều mà du khách sẽ thường xuyên bắt gặp khi tham quan nơi đây.

Đặc trưng thứ ba là các công trình kiến trúc tại Ấn Độ luôn có những hình dạng điêu khắc vô cùng công phu và đẹp mắt. Tại bất cứ đền thờ, ngôi chùa nào, du khách cũng sẽ dễ dàng nhận ra những hình ảnh thần linh, ảnh anh hùng dân gian,… được điêu khắc một cách tỉ mỉ trên các bức tường, những cây cột,…

hinh anh kien truc an do nen kien truc giau ban sac van hoa so 2

Chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc Ấn độ nổi tiếng 

Đặc trưng kiến trúc Ấn Độ – Đền Taj Mahal

Đến với Ấn Độ, đền Taj Mahal là địa điểm không thể nào bỏ qua đối với khách tham quan. Ngôi đền này là biểu tượng của một tình yêu buồn giữa vua Sa Gia Han và người vợ trẻ của mình.

Đền Taj Mahal được thiết kế và xây dựng theo hình thức kiến trúc đặc trưng nhất của Hồi Giáo với những vật liệu lấp lánh đầy màu sắc như đá quý, cẩm thạch,… Chính những viên đá ấy đã tạo nên một không gian phản chiếu được màu sắc của đất trời xung quanh ngôi đền theo từng thời điểm đặc biệt trong ngày.

hinh anh kien truc an do nen kien truc giau ban sac van hoa so 3

Kiến trúc Ấn Độ nổi bật nhất – Đền Vàng ( Harmandir Sahib)

Đền Vàng là một trong những biểu tượng tâm linh của bất cứ tín đồ đạo Sikh nào trên khắp thế giới. Ngôi đền được xây dựng năm 1574 và được các tín đồ dùng đến 100kg vàng ròng để dát lên bề mặt ngoài của đền và các mái vòm của thánh đường để tỏ lòng thành kính đến với vị thánh của họ.

Bên cạnh đó, một điểm đặc biệt là xung quanh Đền Vàng không có bất kỳ một công trình kiến trúc nào được xây dựng với độ cao vượt qua các thành đường. Điều này càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của đền Harmandir Sahib và sự huyền bí của những âm thanh cầu nguyện và tiếng chuông vang vọng trong không gian.

Kết

Kiến trúc Ấn Độ luôn mang đậm màu sắc tâm linh của một trong những nền văn hoá lâu đời nhất thế giới. Đến đây, du khách sẽ phải bất ngờ trước những ngôi đền rộng lớn, xa hoa được dát vàng hoặc với các hoa văn chạm khắc tỉ mỉ. 

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post