Kiến trúc Champa và những dấu ấn đặc biệt

Kiến trúc Champa là tổng thể các công trình kiến trúc của người Chăm Pa, được hình thành từ chất liệu gạch nung, có màu đỏ sẫm kết hợp với dạng khối hình trụ, vuông,… đặc trưng. Đa số, những công trình đền hay tháp của người Chăm thường dùng để thờ các vị thần khác nhau.

Kiến trúc Champa là tổng thể các công trình kiến trúc của người Chăm Pa, được hình thành từ chất liệu gạch nung, có màu đỏ sẫm kết hợp với dạng khối hình trụ, vuông,… đặc trưng. Đa số, những công trình đền hay tháp của người Chăm thường dùng để thờ các vị thần khác nhau.

Lịch sử kiến trúc Champa

Kiến trúc Champa được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ VII và kéo dài cho tới những năm cuối cùng của thế kỷ thứ XVII, kiến trúc này được xây dựng chủ yếu ở các đền và tháp bằng gạch, vô cùng cổ kính và thiêng liêng.

hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 1

Cho tới ngày nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hơn 20 cụm các di tích kiến trúc Champa còn sót lại cùng nhiều phế tích khác nhau. Đặc biệt, các di tích này đã để lại những giá trị vô cùng sâu sắc và lưu truyền tới hiện tại. Bởi vậy, những thành quả từ việc nghiên cứu về kiến trúc Champa luôn nhận được rất nhiều những đánh giá cao, tiêu biểu phải kể đến đó là Thánh địa Mỹ Sơn một trong những di tích phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 

>>> Đọc tham khảo: Sự trở lại của kiến trúc Indochine – dấu ấn vượt thời gian

Đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Champa

Vật liệu sử dụng trong kiến trúc Champa được mệnh danh là “bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”. Theo nghiên cứu của các nhà kiến trúc sư, các tòa tháp đều được xây dựng bằng gạch màu đỏ cam hoặc đỏ sẫm, nung trước với độ xốp lớn, sau đó được tiến hành xây dựng không có mạch vữa. Đặc biệt, các chi tiết điêu khắc đều được thực hiện một cách tỉ mỉ, chỉnh chu trực tiếp trên nền gạch.

hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 2

Những ngôi tháp này có kích thước chiều cao rất lớn, có thể gấp hai đến ba lần chiều rộng của thân tháp. Hơn nữa, phần ngọn tháp sẽ được thiết kế theo hình dáng thu nhỏ dần về phía trên đỉnh. Đa số, những công trình kiến trúc Champa đều quay ra cửa chính là hướng Đông, còn lại là các phần chạm khắc được bố trí xen kẽ cửa giả với khu vực cửa chính. Khi nghiên cứu thiết kế bố cục tháp Champa, các nhà khảo cổ cho rằng bố cục được mô tả với hai dạng chính, cụ thể: 

Thứ nhất, bố cục có một tháp trung tâm, hay còn gọi là một Kalan. Ngoài ra, tháp trung tâm được xây dựng làm nơi thờ thần Siva, đây là tháp theo nguyên mẫu với đặc trưng là bộ biểu tượng cho sinh thực khí của nữ thần Shakti trong Ấn Độ giáo và Linga trong đối tác nam tính. 

hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 3

Thứ hai, bố cục thiết kế theo bộ ba song hành, hay còn gọi là ba Kalan. Đây là dạng kiến trúc có 3 ngôi tháp được xây dựng theo các hướng Bắc – Nam cùng quay về hướng Đông. Mỗi Kalan thờ một vị thần khác nhau như sau: Kalan hướng Nam thờ thần Brahma, Klan giữa thờ thần Siva; Klan hướng Bắc thờ thần Vishnu. Trong đó, Kalan giữa thờ thần Siva sẽ thường được xây dựng lớn hơn cho thấy văn hoá lựa chọn thần chủ Siva của người Champa.

Các công trình kiến trúc Champa nổi tiếng 

  • Tháp Po Sah Inư 

Ngôi tháp Po Sah Inư nằm trên đồi Bà Nài của thành phố Phan Thiết, cách trung tâm Phan Thiết khoảng 8km đi về hướng Đông Bắc. Đây là nhóm các di tích đền thờ Ấn Độ Giáo còn tồn tại cho đến nay. Tháp được làm từ gạch nung đỏ, sau đó khắc đẽo mềm mại nhờ sự phác họa của nhà thiết kế. Khi đi vào tháp, khách tham quan sẽ cảm nhận được vẻ đẹp sang trọng, đơn sơ và mộc mạc.

 hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 4

Po Sah Inư tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Hòa Lai từ thế kỷ thứ IX. Mặc dù, tháp có kích thước không lớn nhưng vẫn cho thấy được những tinh hoa độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc người Chăm cổ.

  • Tháp Po Nagar 

Công trình kiến trúc Champa nổi tiếng tiếp theo là tháp Po Nagar, được đặt tại cửa sông chính của Thành phố Nha Trang.

hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 5

Po Nagar là tên của ngọn tháp lớn nhất cao hơn 23m, nằm trên đỉnh đồi cao khoảng 12m so với mực nước biển. Po Nagar cũng chính là tên của nữ vương – một vị thần được sinh ra từ mây trời và bọt biển. 

  • Tháp Po Rome

Một ngôi tháp trong kiến trúc Champa có tên là Po Rome  được đặt tại vị trí tại làng Hậu Sanh của xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi tháp này có chiều cao khoảng 9 m, trước cổng có dạng tiền sảnh, bên trong tháp có thờ tượng của vua Po Rome cao 1,3 m. Bên cạnh đó, tháp còn có bức tượng bán thân nữ được chạm khắc nhẹ nhàng và uyển chuyển. Bức tượng này được người Chăm Pa gọi là tượng của hoàng hậu Po Bia Scan.

 hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 6

Kết: 

Kiến trúc Chăm Pa  là một trong những nền kiến trúc có giá trị lớn trên thế giới, và được lưu giữ cho tới ngày nay. Bài viết trên do Vinhomes chia sẻ nhằm giúp Quý khách hiểu rõ hơn về công trình kiến trúc đặc biệt này.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Lịch sử kiến trúc Champa

Kiến trúc Champa được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ VII và kéo dài cho tới những năm cuối cùng của thế kỷ thứ XVII, kiến trúc này được xây dựng chủ yếu ở các đền và tháp bằng gạch, vô cùng cổ kính và thiêng liêng.

hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 1

Cho tới ngày nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hơn 20 cụm các di tích kiến trúc Champa còn sót lại cùng nhiều phế tích khác nhau. Đặc biệt, các di tích này đã để lại những giá trị vô cùng sâu sắc và lưu truyền tới hiện tại. Bởi vậy, những thành quả từ việc nghiên cứu về kiến trúc Champa luôn nhận được rất nhiều những đánh giá cao, tiêu biểu phải kể đến đó là Thánh địa Mỹ Sơn một trong những di tích phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 

>>> Đọc tham khảo: Sự trở lại của kiến trúc Indochine – dấu ấn vượt thời gian

Đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Champa

Vật liệu sử dụng trong kiến trúc Champa được mệnh danh là “bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”. Theo nghiên cứu của các nhà kiến trúc sư, các tòa tháp đều được xây dựng bằng gạch màu đỏ cam hoặc đỏ sẫm, nung trước với độ xốp lớn, sau đó được tiến hành xây dựng không có mạch vữa. Đặc biệt, các chi tiết điêu khắc đều được thực hiện một cách tỉ mỉ, chỉnh chu trực tiếp trên nền gạch.

hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 2

Những ngôi tháp này có kích thước chiều cao rất lớn, có thể gấp hai đến ba lần chiều rộng của thân tháp. Hơn nữa, phần ngọn tháp sẽ được thiết kế theo hình dáng thu nhỏ dần về phía trên đỉnh. Đa số, những công trình kiến trúc Champa đều quay ra cửa chính là hướng Đông, còn lại là các phần chạm khắc được bố trí xen kẽ cửa giả với khu vực cửa chính. Khi nghiên cứu thiết kế bố cục tháp Champa, các nhà khảo cổ cho rằng bố cục được mô tả với hai dạng chính, cụ thể: 

Thứ nhất, bố cục có một tháp trung tâm, hay còn gọi là một Kalan. Ngoài ra, tháp trung tâm được xây dựng làm nơi thờ thần Siva, đây là tháp theo nguyên mẫu với đặc trưng là bộ biểu tượng cho sinh thực khí của nữ thần Shakti trong Ấn Độ giáo và Linga trong đối tác nam tính. 

hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 3

Thứ hai, bố cục thiết kế theo bộ ba song hành, hay còn gọi là ba Kalan. Đây là dạng kiến trúc có 3 ngôi tháp được xây dựng theo các hướng Bắc – Nam cùng quay về hướng Đông. Mỗi Kalan thờ một vị thần khác nhau như sau: Kalan hướng Nam thờ thần Brahma, Klan giữa thờ thần Siva; Klan hướng Bắc thờ thần Vishnu. Trong đó, Kalan giữa thờ thần Siva sẽ thường được xây dựng lớn hơn cho thấy văn hoá lựa chọn thần chủ Siva của người Champa.

Các công trình kiến trúc Champa nổi tiếng 

  • Tháp Po Sah Inư 

Ngôi tháp Po Sah Inư nằm trên đồi Bà Nài của thành phố Phan Thiết, cách trung tâm Phan Thiết khoảng 8km đi về hướng Đông Bắc. Đây là nhóm các di tích đền thờ Ấn Độ Giáo còn tồn tại cho đến nay. Tháp được làm từ gạch nung đỏ, sau đó khắc đẽo mềm mại nhờ sự phác họa của nhà thiết kế. Khi đi vào tháp, khách tham quan sẽ cảm nhận được vẻ đẹp sang trọng, đơn sơ và mộc mạc.

 hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 4

Po Sah Inư tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Hòa Lai từ thế kỷ thứ IX. Mặc dù, tháp có kích thước không lớn nhưng vẫn cho thấy được những tinh hoa độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc người Chăm cổ.

  • Tháp Po Nagar 

Công trình kiến trúc Champa nổi tiếng tiếp theo là tháp Po Nagar, được đặt tại cửa sông chính của Thành phố Nha Trang.

hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 5

Po Nagar là tên của ngọn tháp lớn nhất cao hơn 23m, nằm trên đỉnh đồi cao khoảng 12m so với mực nước biển. Po Nagar cũng chính là tên của nữ vương – một vị thần được sinh ra từ mây trời và bọt biển. 

  • Tháp Po Rome

Một ngôi tháp trong kiến trúc Champa có tên là Po Rome  được đặt tại vị trí tại làng Hậu Sanh của xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi tháp này có chiều cao khoảng 9 m, trước cổng có dạng tiền sảnh, bên trong tháp có thờ tượng của vua Po Rome cao 1,3 m. Bên cạnh đó, tháp còn có bức tượng bán thân nữ được chạm khắc nhẹ nhàng và uyển chuyển. Bức tượng này được người Chăm Pa gọi là tượng của hoàng hậu Po Bia Scan.

 hinh anh kien truc champa va nhung dau an dac biet so 6

Kết: 

Kiến trúc Chăm Pa  là một trong những nền kiến trúc có giá trị lớn trên thế giới, và được lưu giữ cho tới ngày nay. Bài viết trên do Vinhomes chia sẻ nhằm giúp Quý khách hiểu rõ hơn về công trình kiến trúc đặc biệt này.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post