Khám phá nét đặc trưng trong kiến trúc Trung Quốc

Cùng với sự chuyển mình không ngừng của xã hội, những công trình kiến trúc Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi. Những di tích, dấu ấn để lại từ hơn 6500 năm trước đã cho thấy ngay từ thời đó các kiến trúc sư đã biết vận dụng những kĩ thuật khoa học tân tiến vào việc xây dựng.

Cùng với sự chuyển mình không ngừng của xã hội, những công trình kiến trúc Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi. Những di tích, dấu ấn để lại từ hơn 6500 năm trước đã cho thấy ngay từ thời đó các kiến trúc sư đã biết vận dụng những kĩ thuật khoa học tân tiến vào việc xây dựng.

Lịch sử phát triển của kiến trúc Trung Quốc

Đời Hạ, Thương, Chu, kiến trúc Trung Quốc đã xuất hiện kết cấu xây nhà bọc xung quanh sân ở giữa. Vào thời này, kỹ thuật đầm đất và sử dụng gỗ trong xây dựng đã phát triển vượt trội nhờ sự xuất hiện của các công cụ bằng đồng, sắt. Kinh đô được vây xung quanh bởi tường thành bằng đất nện, lấy cung điện nhiều bậc thềm làm chính.

Đến đời Tần và đời Hán, việc thống nhất đất nước tạo điều kiện cho giao thông phát triển thuận lợi. Theo đó, kỹ thuật xây dựng cũng phát triển nhờ có sự giao lưu giữa các địa phương. Đời Tấn và Nam Bắc Triều, cách thức xây dựng của dân tộc và nước ngoài đã được dung hợp vào kỹ thuật. Cũng trong thời kỳ đó, Đạo giáo và Phật giáo phát triển, các kiến trúc tôn giáo cũng bắt đầu xuất hiện. 

Đời Đường, kiến trúc Trung Quốc đạt đến sự tinh vi và thuần thục rất cao. Việc chế tạo ngói tráng men (lưu ly ngoã) đã xuất hiện từ đời Nam Bắc Triều, vào thời Đường đã được cải tiến và sử dụng rộng rãi hơn.

Đời Tống là thời kỳ kỹ thuật xây dựng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Từ phong cách trang trọng và giản dị của đời Đường, kiến trúc đã chuyển mình với sự hoa lệ và cầu kỳ của đời Tống. Tác phẩm Doanh Tạo Pháp Thức của Lý Giới cũng xuất hiện vào đời này. Đây có thể xem là sách giáo khoa về kỹ thuật xây dựng thời cổ, với nội dung chi tiết về toàn bộ quá trình xây dựng, thao tác đo đạc nền móng, tính toán vật liệu, thi công,… 

Nghề làm gạch phát triển vào đời Minh và Thanh. Gạch được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng ở thời này, từ nhà ở của dân đến đền đài, thành quách, cầu đường.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 1

>> Khám phá: Sự trở lại của kiến trúc Indochine – dấu ấn vượt thời gian

Đặc điểm của kiến trúc Trung Quốc

Đặc điểm chung của kiến trúc Trung Quốc là thiết kế và xây dựng với nguyên liệu chính là gỗ. Các thanh gỗ được thiết kế chủ yếu làm cột và xà ngang để có thể đảm nhận toàn bộ trọng lượng công trình.

Kiến trúc Trung Quốc thường sử dụng cột, xà, dầm đỡ để tạo bộ “xương” chắc chắn cho công trình kiến trúc. Tường không có tác dụng nâng đỡ mà chỉ dùng để bao bọc ngôi nhà. Đây là điểm khá đặc biệt của các công trình nghệ thuật theo phong cách kiến trúc Trung Quốc.

Người Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm trong nghệ thuật ghép mộng và sắp xếp các thanh gỗ để nâng cao độ rắn chắc và bền bỉ của công trình. Các cách sắp xếp gỗ như “đấu củng”, “khóa Khổng Minh” đã trở nên vô cùng nổi tiếng trên toàn thế giới.

Điểm đặc biệt của các công trình kiến trúc Trung Quốc còn nằm ở cách bố trí các không gian trong nhà. Gian giữa – nơi quan trọng nhất của nhà được dùng để thờ cúng và tiếp khách. Các gian bên sẽ dành cho các thành viên ít tuổi hơn trong gia đình.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 2

Những công trình nổi bật của kiến trúc Trung Quốc

Công trình kiến trúc Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành được xem là công trình kiến trúc Trung Quốc vĩ đại nhất, là niềm tự hào dân tộc cũng như là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc. Trường Thành được xây dựng uốn khúc chập chùng, bắt đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây, chạy thẳng sang phía đông đến ải quan Sơn Hải (Hà Bắc). Trường Thành nguyên là các bức tường của các nước thời Chiến Quốc dùng ngăn giặc.

Năm 221 TCN, vào thời điểm vừa mới thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng sai tướng Mông Điềm kéo quân đánh Hung Nô, chiếm cứ vùng Hà Nam. Vua Tần Thuỷ Hoàng cho gia cố và xây dựng thêm Trường Thành, để ngừa việc quân Hung Nô tiến xuống phía nam, giao cho tướng Mông Điềm chỉ huy giám sát trong mười năm. 

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 3

Công trình kiến trúc hoàng cung

Cung điện là nơi giải quyết việc nước cũng như cư ngụ của nhà vua. Trải qua nhiều triều đại và đời vua khác nhau, các đặc điểm của kiến trúc cung điện Trung Quốc cũng không ngừng thay đổi.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 4

Công trình kiến trúc Phật tự 

Chùa chiền xuất hiện ở Trung Quốc khi Phật giáo du nhập vào đất nước này vào thời Hán Minh Đế. Ban đầu, vị vua này cho xây riêng một toà nhà ở Lạc Dương để làm chỗ ở và tàng trữ kinh văn cho hai cao tăng Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp La, đặt tên là Bạch Mã Tự.

 hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 5

Khi Phật giáo phát triển, các chùa chiền mọc lên, bố cục kiến trúc chùa ở Trung Quốc ảnh hưởng theo kiểu kiến trúc qua các dinh phủ quan lại đời Hán, cụ thể: Cổng vào nằm trên trục Nam Bắc, cách một khoảng sân lại có toà điện, xung quanh là hành lang. 

Chùa chiền thường có bố cục bao gồm: Cổng chính có ba cửa nhỏ, bước qua cổng là Thiên Vương Điện, có gác chuông hai bên. Bên cạnh điện Thiên Vương là lớp Đại Hùng Bảo Điện, gồm đại điện thờ chư Phật; sau đại điện là pháp đường để thuyết pháp giảng kinh. Hai bên hông chùa là pháp đường, trai đường và thiền đường. Nơi ở của sư trụ trì, nhà kho, nhà bếp, nhà tắm và nhà tiếp khách thì được xây dựng xung quanh.

Công trình kiến trúc lăng mộ

Văn minh Trung Quốc in đậm dấu ấn nhất trong việc mai táng. Những gì khai quật được ở lăng mộ vua chúa đời Thương ở An Dương và lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng (Tây An) khiến người ta phải kinh ngạc. 

Trước khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc quan niệm sau khi chết  linh hồn sẽ “sống” ở cõi âm. Quan niệm này khiến họ phải tùy táng những đồ vật cho người quá cố hưởng thụ như thể người đó còn sống ở cõi dương. Những vật tùy táng này gọi là minh khí.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 6

Kiến trúc Trung Quốc cổ đại trên mặt đất thường là kết cấu gỗ, kiến trúc cho các mộ thất thì bằng đất, gạch, và đá. Những gia đình giàu có xây các ngôi mộ nhỏ hơn các ngôi mộ của quan lại vua chúa, nhưng cũng có đủ cả các đồ minh khí y hệt như những vật mà người quá cố đã dùng lúc sinh tiền.

Công trình kiến trúc hoa viên, vườn cây cảnh

Người Trung Quốc xem việc xây dựng hoa viên là một hình thái nghệ thuật không kém gì thư pháp và hội hoạ. Sự sáng tạo trong thiết kế hoa viên thể hiện ở hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non,… Mang đến sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Hoa viên Trung Quốc gồm ba chủng loại: vườn rừng (lâm viên), hoa viên của Đế vương và hoa viên tư nhân.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 7

Kết: 

Với nền văn hoá rực rỡ hơn 5000 năm, Trung Quốc đã để lại cho thế giới những công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ bậc nhất. Hy vọng những thông tin về kiến trúc Trung QuốcVinhomes chia sẻ trên đây sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về nền nghệ thuật độc đáo này.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm: 

Lịch sử phát triển của kiến trúc Trung Quốc

Đời Hạ, Thương, Chu, kiến trúc Trung Quốc đã xuất hiện kết cấu xây nhà bọc xung quanh sân ở giữa. Vào thời này, kỹ thuật đầm đất và sử dụng gỗ trong xây dựng đã phát triển vượt trội nhờ sự xuất hiện của các công cụ bằng đồng, sắt. Kinh đô được vây xung quanh bởi tường thành bằng đất nện, lấy cung điện nhiều bậc thềm làm chính.

Đến đời Tần và đời Hán, việc thống nhất đất nước tạo điều kiện cho giao thông phát triển thuận lợi. Theo đó, kỹ thuật xây dựng cũng phát triển nhờ có sự giao lưu giữa các địa phương. Đời Tấn và Nam Bắc Triều, cách thức xây dựng của dân tộc và nước ngoài đã được dung hợp vào kỹ thuật. Cũng trong thời kỳ đó, Đạo giáo và Phật giáo phát triển, các kiến trúc tôn giáo cũng bắt đầu xuất hiện. 

Đời Đường, kiến trúc Trung Quốc đạt đến sự tinh vi và thuần thục rất cao. Việc chế tạo ngói tráng men (lưu ly ngoã) đã xuất hiện từ đời Nam Bắc Triều, vào thời Đường đã được cải tiến và sử dụng rộng rãi hơn.

Đời Tống là thời kỳ kỹ thuật xây dựng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Từ phong cách trang trọng và giản dị của đời Đường, kiến trúc đã chuyển mình với sự hoa lệ và cầu kỳ của đời Tống. Tác phẩm Doanh Tạo Pháp Thức của Lý Giới cũng xuất hiện vào đời này. Đây có thể xem là sách giáo khoa về kỹ thuật xây dựng thời cổ, với nội dung chi tiết về toàn bộ quá trình xây dựng, thao tác đo đạc nền móng, tính toán vật liệu, thi công,… 

Nghề làm gạch phát triển vào đời Minh và Thanh. Gạch được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng ở thời này, từ nhà ở của dân đến đền đài, thành quách, cầu đường.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 1

>> Khám phá: Sự trở lại của kiến trúc Indochine – dấu ấn vượt thời gian

Đặc điểm của kiến trúc Trung Quốc

Đặc điểm chung của kiến trúc Trung Quốc là thiết kế và xây dựng với nguyên liệu chính là gỗ. Các thanh gỗ được thiết kế chủ yếu làm cột và xà ngang để có thể đảm nhận toàn bộ trọng lượng công trình.

Kiến trúc Trung Quốc thường sử dụng cột, xà, dầm đỡ để tạo bộ “xương” chắc chắn cho công trình kiến trúc. Tường không có tác dụng nâng đỡ mà chỉ dùng để bao bọc ngôi nhà. Đây là điểm khá đặc biệt của các công trình nghệ thuật theo phong cách kiến trúc Trung Quốc.

Người Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm trong nghệ thuật ghép mộng và sắp xếp các thanh gỗ để nâng cao độ rắn chắc và bền bỉ của công trình. Các cách sắp xếp gỗ như “đấu củng”, “khóa Khổng Minh” đã trở nên vô cùng nổi tiếng trên toàn thế giới.

Điểm đặc biệt của các công trình kiến trúc Trung Quốc còn nằm ở cách bố trí các không gian trong nhà. Gian giữa – nơi quan trọng nhất của nhà được dùng để thờ cúng và tiếp khách. Các gian bên sẽ dành cho các thành viên ít tuổi hơn trong gia đình.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 2

Những công trình nổi bật của kiến trúc Trung Quốc

Công trình kiến trúc Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành được xem là công trình kiến trúc Trung Quốc vĩ đại nhất, là niềm tự hào dân tộc cũng như là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc. Trường Thành được xây dựng uốn khúc chập chùng, bắt đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây, chạy thẳng sang phía đông đến ải quan Sơn Hải (Hà Bắc). Trường Thành nguyên là các bức tường của các nước thời Chiến Quốc dùng ngăn giặc.

Năm 221 TCN, vào thời điểm vừa mới thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng sai tướng Mông Điềm kéo quân đánh Hung Nô, chiếm cứ vùng Hà Nam. Vua Tần Thuỷ Hoàng cho gia cố và xây dựng thêm Trường Thành, để ngừa việc quân Hung Nô tiến xuống phía nam, giao cho tướng Mông Điềm chỉ huy giám sát trong mười năm. 

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 3

Công trình kiến trúc hoàng cung

Cung điện là nơi giải quyết việc nước cũng như cư ngụ của nhà vua. Trải qua nhiều triều đại và đời vua khác nhau, các đặc điểm của kiến trúc cung điện Trung Quốc cũng không ngừng thay đổi.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 4

Công trình kiến trúc Phật tự 

Chùa chiền xuất hiện ở Trung Quốc khi Phật giáo du nhập vào đất nước này vào thời Hán Minh Đế. Ban đầu, vị vua này cho xây riêng một toà nhà ở Lạc Dương để làm chỗ ở và tàng trữ kinh văn cho hai cao tăng Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp La, đặt tên là Bạch Mã Tự.

 hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 5

Khi Phật giáo phát triển, các chùa chiền mọc lên, bố cục kiến trúc chùa ở Trung Quốc ảnh hưởng theo kiểu kiến trúc qua các dinh phủ quan lại đời Hán, cụ thể: Cổng vào nằm trên trục Nam Bắc, cách một khoảng sân lại có toà điện, xung quanh là hành lang. 

Chùa chiền thường có bố cục bao gồm: Cổng chính có ba cửa nhỏ, bước qua cổng là Thiên Vương Điện, có gác chuông hai bên. Bên cạnh điện Thiên Vương là lớp Đại Hùng Bảo Điện, gồm đại điện thờ chư Phật; sau đại điện là pháp đường để thuyết pháp giảng kinh. Hai bên hông chùa là pháp đường, trai đường và thiền đường. Nơi ở của sư trụ trì, nhà kho, nhà bếp, nhà tắm và nhà tiếp khách thì được xây dựng xung quanh.

Công trình kiến trúc lăng mộ

Văn minh Trung Quốc in đậm dấu ấn nhất trong việc mai táng. Những gì khai quật được ở lăng mộ vua chúa đời Thương ở An Dương và lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng (Tây An) khiến người ta phải kinh ngạc. 

Trước khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc quan niệm sau khi chết  linh hồn sẽ “sống” ở cõi âm. Quan niệm này khiến họ phải tùy táng những đồ vật cho người quá cố hưởng thụ như thể người đó còn sống ở cõi dương. Những vật tùy táng này gọi là minh khí.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 6

Kiến trúc Trung Quốc cổ đại trên mặt đất thường là kết cấu gỗ, kiến trúc cho các mộ thất thì bằng đất, gạch, và đá. Những gia đình giàu có xây các ngôi mộ nhỏ hơn các ngôi mộ của quan lại vua chúa, nhưng cũng có đủ cả các đồ minh khí y hệt như những vật mà người quá cố đã dùng lúc sinh tiền.

Công trình kiến trúc hoa viên, vườn cây cảnh

Người Trung Quốc xem việc xây dựng hoa viên là một hình thái nghệ thuật không kém gì thư pháp và hội hoạ. Sự sáng tạo trong thiết kế hoa viên thể hiện ở hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non,… Mang đến sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Hoa viên Trung Quốc gồm ba chủng loại: vườn rừng (lâm viên), hoa viên của Đế vương và hoa viên tư nhân.

hinh anh kham pha net dac trung trong kien truc trung quoc so 7

Kết: 

Với nền văn hoá rực rỡ hơn 5000 năm, Trung Quốc đã để lại cho thế giới những công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ bậc nhất. Hy vọng những thông tin về kiến trúc Trung QuốcVinhomes chia sẻ trên đây sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về nền nghệ thuật độc đáo này.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm: 

Post a Comment

Previous Post Next Post